Thứ Tư, 22/10/2008, 14:36
Xu hướng nhà chọc trời: Lợi bất cập hại
Các thành phố lớn và các khu thương mại trên thế giới hiện đang chạy đua thu hút các công ty lớn và các đại gia kếch sù, trong đó việc xây dựng các khu nhà chọc trời hay các tòa “nhà tháp” với các kiểu kiến trúc hoành tráng và lạ mắt, ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại, được xem là một bước đệm để khuếch trương kinh doanh trọn gói một khu đất bao gồm văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp, khách sạn và trung tâm thương mại.
Cũng từ đó, chính quyền địa phương sẽ có cơ hội nâng giá trị của khu đất đó lên, tăng giá cho thuê hoặc bán, tức đồng nghĩa với việc thu được các khoản thuế cao tương xứng.
Cuộc rượt đuổi Á - Âu
Tòa nhàThe Shard of Glass
Có một nhân vật rất say mê thu thập mọi thông tin liên quan đến “nhà tháp”, đó là giáo sư Georges Binder người Bỉ, chuyên gia nghiên cứu dữ liệu liên quan đến các tòa nhà chọc trời thuộc công ty Buildings & Data. Trong số 877 dự án công trình có chiều cao hơn 150m của năm 2007 mà ông đã liệt kê ra, châu Á là mảnh đất “cao” nhất, chiếm 59% các dự án. Tiếp theo sau là các quốc gia vùng Vịnh, đứng đầu là thành phố Dubai của Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã chào đón 23% số dự án, như tháp Burj Dubai cao hơn 800m chẳng hạn.
Các nhà đầu tư hiện không chỉ cạnh tranh nhau về chiều cao mà còn “hù” nhau qua những thiết kế kiến trúc táo bạo và có một không hai của mỗi công trình, luôn cả việc phô trương những thành tựu công nghệ tiên tiến nhất của thời đại. Lấy ví dụ: trụ sở mới của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) tại Bắc Kinh do hai kiến trúc sư Rem Koolhaas người Hà Lan và Ole Scheeren người Đức vẽ kiểu là hai tòa tháp nghiêng được nối liền nhau ở mặt đất và trên đỉnh bằng một chiếc “cầu” hình chữ L nằm chơ vơ trên không trung ở độ cao 230m; khu thương mại Phố Đông tại Thượng Hải cũng chạy đua với Manhattan và Chicago của Mỹ khi dựng lên một Financial Center cao 492m.
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV)
Còn tại Nga, khu thương mại mới của Moscow đã chọn tòa tháp Liên bang cao 448m làm biểu tượng và cả một Russia Tower cao 612m, có thể được xem là cao nhất châu Âu. Một số nước Đông Âu cũng muốn thể hiện sức mạnh kinh tế đang trỗi dậy của mình. Ba Lan có công trình xây dựng tháp Zlota cao 192m, bao gồm cả các căn hộ, ngay giữa thủ đô Warsaw, do kiến trúc sư Daniel Libeskind người Mỹ gốc Ba Lan thiết kế.
Cựu lục địa cũng vào cuộc
Tháp The Gherkin
Thủ đô Brussels của Bỉ đang “thay áo” cho những tòa nhà cao tầng cũ kỹ của mình đồng thời với việc xây dựng thêm nhiều công trình tòa nhà tháp mới, chẳng hạn dự án khu căn hộ mang tên Premium. Thành phố Barcelona của Tây Ban Nha cũng đã trang bị cho mình “chiếc đầu đạn” Agbar, khánh thành năm 2005 và mới đây là thủ đô Madrid với tháp Repsol de Fister vào năm 2008. Nhiều thành phố của nước Pháp cũng “mơ đến trời cao” khi Lyon, vốn đang sở hữu một ngôi nhà tháp thường có tên là “Cây bút chì” được xây xong năm 1977, nay có kế hoạch xây thêm tòa nhà chọc trời Oxygène cao 115m từ đây đến năm 2010 và Incity cao 200m cho năm 2012.
Thành phố cảng Marseille cũng sẽ có khu nhà tháp thuộc sở hữu của hãng tàu CMA CGM, cao 147m do kiến trúc sư Zaha Hadid người Anh gốc Iraq vẽ kiểu. Còn tại nước Anh, người ta thấy hàng chục công trình cao tầng đang nằm trên bản vẽ. Tuy nhiên, những khó khăn tài chánh, và cả nhu cầu giảm sút từ phía khách hàng thuê mướn mặt bằng, đang là hai trở ngại chính khiến xứ sở sương mù này có thể phải tính đến chuyện “lược bớt” một vài dự án.
“Bàn nạo phó mát” và “Máy bộ đàm”
Tòa nhà mang tên “Máy bộ đàm” (Walkie Talkie)
Kể từ khi thị trưởng mới của London là Boris Johnson được bầu vào tháng 5, ông hứa sẽ chống lại những dự án xây dựng cao tầng nào có nguy cơ che các công trình mang tính lịch sử tại thủ đô. Tháng 8, Công ty British Land thông báo tòa nhà tháp cao 224m, chiếc “Bàn nạo phó mát” (Cheesegrater) mà họ dự định xây dựng tại Leadenhall Streer, có thể sẽ không được xây, mặc dù mặt bằng nơi đây đang được giải tỏa!
Nhiều ý kiến cho rằng những dự án nhà chọc trời sử dụng cho mục đích văn phòng tại London được đặt những cái tên “rất khó nghe” và không “văn minh” chút nào. Ví dụ như tòa nhà tháp có diện tích 55.000m2 có tên là “Máy bộ đàm” (Walkie Talkie) và sẽ được xây dựng gần kề với “Bàn nạo phó mát” và “Quả dưa chuột ri”! Phải chăng, những cái tên lạ lẫm này nhằm làm cho các tòa nhà chọc trời hấp dẫn hơn?
Tháp Burj Bubai cao hơn 800m
Một vài ý kiến dè bỉu nói rằng những công trình nói trên chẳng qua là những biểu hiện thái quá trong thiết kế xây dựng, chứ hình dáng của chúng thì có vẻ như muốn “thách thức trọng lực của trái đất” và “phô trương những tiến bộ của kỹ thuật công nghệ hơn là quan tâm đến mối lo của người sử dụng về sự thoải mái và độ an toàn”. Chính thị trưởng London đã hy vọng rằng những dự án xây dựng to lớn nói trên cần phản ánh đúng hơn nhu cầu của người dân chứ không chỉ phản ánh những “tính khí thất thường” của các kiến trúc sư!
Và hơn nữa, cho dù mang những cái tên hào nhoáng đến đâu thì trên thực tế, những dự án này cũng có nguy cơ trở thành những “chiếc thùng không đáy”, ngốn nhiều tiền của. Chúng đã xuất hiện ngay tại thời điểm mà nhu cầu đã trở nên không phù hợp: xã hội không có nhu cầu thuê những diện tích rộng quá 3.600m2, trong khi đó một vài dự án công trình có diện tích gấp mười lần hơn: 14 dự án vượt quá 9.000m2, thậm chí có hai dự án trên dưới 18.000m2!
Từ đó, viễn cảnh cung vượt quá cầu là điều khó có thể tránh khỏi. Và thế là, một khi kinh phí bỏ ra để giải tỏa mặt bằng xây dựng một “Bàn nạo phó mát” hay “Máy bộ đàm” đã là rất đắt tiền, thì việc chúng không sinh lợi khi đưa vào sử dụng sẽ còn gây ra tốn kém biết bao nhiêu nữa. Hiện dư luận nước Anh nói rằng sau nhiều năm sống trong một thành phố tua tủa những chiếc cần cẩu trên đầu, giờ người dân London đang phải chuẩn bị để sống chung với những... thông báo cho thuê mặt bằng!
Tòa nhà Russia Tower cao 612m
Trung tâm tài chính của Thượng Hải
Để tóm tắt tình hình, có thể dẫn ý kiến của nữ kiến trúc sư Françoise Fromonot như sau: “Có thể hiểu rằng châu Á và các nước mới phát triển muốn chứng tỏ sự thịnh vượng của mình về kinh tế và cũng thử đọ sức với Hoa Kỳ. Kể cả châu Âu cũng muốn tham gia vào cuộc đua này, trong khi khái niệm “nhà chọc trời” hay “tòa nhà tháp”, theo tôi, là ý tưởng của thế kỷ XX vừa qua chứ không còn là của thế kỷ XXi này nữa. Bởi thế kỷ này là thời đại mà chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến quá trình phát triển bền vững. Hơn nữa, những công trình cao vòi vọi như thế còn mang tính phản môi trường sinh thái, ngay cả khi chúng ta luôn nỗ lực để giải quyết các vấn đề về sức khỏe và an toàn mà các tòa nhà này gây ra do chính chiều cao quá mức của chúng”.
Theo TƯỜNG NGUYỄNDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
source
http://diaoc.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=284411&ChannelID=452
Xu hướng nhà chọc trời: Lợi bất cập hại
Các thành phố lớn và các khu thương mại trên thế giới hiện đang chạy đua thu hút các công ty lớn và các đại gia kếch sù, trong đó việc xây dựng các khu nhà chọc trời hay các tòa “nhà tháp” với các kiểu kiến trúc hoành tráng và lạ mắt, ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại, được xem là một bước đệm để khuếch trương kinh doanh trọn gói một khu đất bao gồm văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp, khách sạn và trung tâm thương mại.
Cũng từ đó, chính quyền địa phương sẽ có cơ hội nâng giá trị của khu đất đó lên, tăng giá cho thuê hoặc bán, tức đồng nghĩa với việc thu được các khoản thuế cao tương xứng.
Cuộc rượt đuổi Á - Âu
Tòa nhàThe Shard of Glass
Có một nhân vật rất say mê thu thập mọi thông tin liên quan đến “nhà tháp”, đó là giáo sư Georges Binder người Bỉ, chuyên gia nghiên cứu dữ liệu liên quan đến các tòa nhà chọc trời thuộc công ty Buildings & Data. Trong số 877 dự án công trình có chiều cao hơn 150m của năm 2007 mà ông đã liệt kê ra, châu Á là mảnh đất “cao” nhất, chiếm 59% các dự án. Tiếp theo sau là các quốc gia vùng Vịnh, đứng đầu là thành phố Dubai của Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã chào đón 23% số dự án, như tháp Burj Dubai cao hơn 800m chẳng hạn.
Các nhà đầu tư hiện không chỉ cạnh tranh nhau về chiều cao mà còn “hù” nhau qua những thiết kế kiến trúc táo bạo và có một không hai của mỗi công trình, luôn cả việc phô trương những thành tựu công nghệ tiên tiến nhất của thời đại. Lấy ví dụ: trụ sở mới của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) tại Bắc Kinh do hai kiến trúc sư Rem Koolhaas người Hà Lan và Ole Scheeren người Đức vẽ kiểu là hai tòa tháp nghiêng được nối liền nhau ở mặt đất và trên đỉnh bằng một chiếc “cầu” hình chữ L nằm chơ vơ trên không trung ở độ cao 230m; khu thương mại Phố Đông tại Thượng Hải cũng chạy đua với Manhattan và Chicago của Mỹ khi dựng lên một Financial Center cao 492m.
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV)
Còn tại Nga, khu thương mại mới của Moscow đã chọn tòa tháp Liên bang cao 448m làm biểu tượng và cả một Russia Tower cao 612m, có thể được xem là cao nhất châu Âu. Một số nước Đông Âu cũng muốn thể hiện sức mạnh kinh tế đang trỗi dậy của mình. Ba Lan có công trình xây dựng tháp Zlota cao 192m, bao gồm cả các căn hộ, ngay giữa thủ đô Warsaw, do kiến trúc sư Daniel Libeskind người Mỹ gốc Ba Lan thiết kế.
Cựu lục địa cũng vào cuộc
Tháp The Gherkin
Thủ đô Brussels của Bỉ đang “thay áo” cho những tòa nhà cao tầng cũ kỹ của mình đồng thời với việc xây dựng thêm nhiều công trình tòa nhà tháp mới, chẳng hạn dự án khu căn hộ mang tên Premium. Thành phố Barcelona của Tây Ban Nha cũng đã trang bị cho mình “chiếc đầu đạn” Agbar, khánh thành năm 2005 và mới đây là thủ đô Madrid với tháp Repsol de Fister vào năm 2008. Nhiều thành phố của nước Pháp cũng “mơ đến trời cao” khi Lyon, vốn đang sở hữu một ngôi nhà tháp thường có tên là “Cây bút chì” được xây xong năm 1977, nay có kế hoạch xây thêm tòa nhà chọc trời Oxygène cao 115m từ đây đến năm 2010 và Incity cao 200m cho năm 2012.
Thành phố cảng Marseille cũng sẽ có khu nhà tháp thuộc sở hữu của hãng tàu CMA CGM, cao 147m do kiến trúc sư Zaha Hadid người Anh gốc Iraq vẽ kiểu. Còn tại nước Anh, người ta thấy hàng chục công trình cao tầng đang nằm trên bản vẽ. Tuy nhiên, những khó khăn tài chánh, và cả nhu cầu giảm sút từ phía khách hàng thuê mướn mặt bằng, đang là hai trở ngại chính khiến xứ sở sương mù này có thể phải tính đến chuyện “lược bớt” một vài dự án.
“Bàn nạo phó mát” và “Máy bộ đàm”
Tòa nhà mang tên “Máy bộ đàm” (Walkie Talkie)
Kể từ khi thị trưởng mới của London là Boris Johnson được bầu vào tháng 5, ông hứa sẽ chống lại những dự án xây dựng cao tầng nào có nguy cơ che các công trình mang tính lịch sử tại thủ đô. Tháng 8, Công ty British Land thông báo tòa nhà tháp cao 224m, chiếc “Bàn nạo phó mát” (Cheesegrater) mà họ dự định xây dựng tại Leadenhall Streer, có thể sẽ không được xây, mặc dù mặt bằng nơi đây đang được giải tỏa!
Nhiều ý kiến cho rằng những dự án nhà chọc trời sử dụng cho mục đích văn phòng tại London được đặt những cái tên “rất khó nghe” và không “văn minh” chút nào. Ví dụ như tòa nhà tháp có diện tích 55.000m2 có tên là “Máy bộ đàm” (Walkie Talkie) và sẽ được xây dựng gần kề với “Bàn nạo phó mát” và “Quả dưa chuột ri”! Phải chăng, những cái tên lạ lẫm này nhằm làm cho các tòa nhà chọc trời hấp dẫn hơn?
Tháp Burj Bubai cao hơn 800m
Một vài ý kiến dè bỉu nói rằng những công trình nói trên chẳng qua là những biểu hiện thái quá trong thiết kế xây dựng, chứ hình dáng của chúng thì có vẻ như muốn “thách thức trọng lực của trái đất” và “phô trương những tiến bộ của kỹ thuật công nghệ hơn là quan tâm đến mối lo của người sử dụng về sự thoải mái và độ an toàn”. Chính thị trưởng London đã hy vọng rằng những dự án xây dựng to lớn nói trên cần phản ánh đúng hơn nhu cầu của người dân chứ không chỉ phản ánh những “tính khí thất thường” của các kiến trúc sư!
Và hơn nữa, cho dù mang những cái tên hào nhoáng đến đâu thì trên thực tế, những dự án này cũng có nguy cơ trở thành những “chiếc thùng không đáy”, ngốn nhiều tiền của. Chúng đã xuất hiện ngay tại thời điểm mà nhu cầu đã trở nên không phù hợp: xã hội không có nhu cầu thuê những diện tích rộng quá 3.600m2, trong khi đó một vài dự án công trình có diện tích gấp mười lần hơn: 14 dự án vượt quá 9.000m2, thậm chí có hai dự án trên dưới 18.000m2!
Từ đó, viễn cảnh cung vượt quá cầu là điều khó có thể tránh khỏi. Và thế là, một khi kinh phí bỏ ra để giải tỏa mặt bằng xây dựng một “Bàn nạo phó mát” hay “Máy bộ đàm” đã là rất đắt tiền, thì việc chúng không sinh lợi khi đưa vào sử dụng sẽ còn gây ra tốn kém biết bao nhiêu nữa. Hiện dư luận nước Anh nói rằng sau nhiều năm sống trong một thành phố tua tủa những chiếc cần cẩu trên đầu, giờ người dân London đang phải chuẩn bị để sống chung với những... thông báo cho thuê mặt bằng!
Tòa nhà Russia Tower cao 612m
Trung tâm tài chính của Thượng Hải
Để tóm tắt tình hình, có thể dẫn ý kiến của nữ kiến trúc sư Françoise Fromonot như sau: “Có thể hiểu rằng châu Á và các nước mới phát triển muốn chứng tỏ sự thịnh vượng của mình về kinh tế và cũng thử đọ sức với Hoa Kỳ. Kể cả châu Âu cũng muốn tham gia vào cuộc đua này, trong khi khái niệm “nhà chọc trời” hay “tòa nhà tháp”, theo tôi, là ý tưởng của thế kỷ XX vừa qua chứ không còn là của thế kỷ XXi này nữa. Bởi thế kỷ này là thời đại mà chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến quá trình phát triển bền vững. Hơn nữa, những công trình cao vòi vọi như thế còn mang tính phản môi trường sinh thái, ngay cả khi chúng ta luôn nỗ lực để giải quyết các vấn đề về sức khỏe và an toàn mà các tòa nhà này gây ra do chính chiều cao quá mức của chúng”.
Theo TƯỜNG NGUYỄNDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
source
http://diaoc.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=284411&ChannelID=452
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét