Thứ Năm, 4 tháng 6, 2009

Intermodal Steel Building Units











Phan Bạch QuánISBU là chữ viết tắt cho “Intermodal Steel Building Units” (tạm dịch là “Những Đơn Vị Nhà Ở Bằng Sắt Có Thể Chở Đi”). Về cơ bản, ISBU là những cái thùng sắt được dùng để chứa và chuyển hàng từ nước này qua nước khác bằng tàu biển, thường được gọi là “shipping container” (gọi tắt theo chữ Việt là “công-ten-nơ”). Nhưng khi được đưa vào xây dựng thì những container này trở thành những khối (block) nhà để tạo thành công trình kiến trúc.Các container mang hàng từ các nước phát triển, như Hoa Kỳ, Anh, Canada,… – nhập cảng nhiều hơn xuất cảng – không trở về lại vì cước phí chở các thùng rỗng không này về còn nhiều hơn giá thành làm ra chúng. Cuối cùng các container nằm ụ luôn ở các bến tàu, xấu xí và vô dụng.Người ta ước tính đến năm 2005 riêng Hoa Kỳ có đến gần một triệu các container. Chúng lấy đi những diện tích đáng lẽ được dùng vào những việc có ích hơn (1). Ngoài ra, nước mưa chảy qua mái các container sẽ trở nên nóng và dơ bẩn sẽ gây ô nhiễm khi chảy ra biển hay sông. Vì thế các kỹ sư và kiến trúc sư đã nghĩ cách để dùng lại chúng. Container đã có sẵn hệ thống khung sườn, mái và sàn vững chãi, tại sao không biến chúng thành một không gian kín mà con người có thể ở bên trong? Không phải khi còn nhỏ chúng ta vẫn chơi nhà chòi với cái thùng giấy đó sao?
Chợ Xô đẩyNguồn: 2odessa.com
Khu chợ
Seventh-Kilometer Market (Промрынок 7ой километр) (Ukraine-Liên Xô), được xây dựng năm 1989, là những container xếp cạnh nhau (chiều cao là 2 container xếp chồng lên nhau). Khu chợ này có lượng khách lên đến 150,000 người/ngày. Chợ còn có tên “толчок” (đọc là "Tolchok") Tiếng Nga có nghĩa "xô đẩy". Vào những ngày cuối tuần, chợ đông chen chân không lọt.Cho tới nay, rải rác khắp thế giới đã có nhiều công trình kiến trúc như nhà ở, trường học, khách sạn, cửa hàng... được xây dựng từ container (2). Hình dưới là Container City I & II (London – England). Công đoạn xếp và gắn các container với nhau chỉ tốn vỏn vẹn 8 ngày. Với 30 container có được 22 căn chung cư theo dạng studio (3).
Container CityNguồn: containercity.com
Container City được xây theo hình “ziggurat”, kim tự tháp hình bậc thang của các đền thờ cổ vùng Mesophotamia Ký túc xá
Keetwones (Amsterdam – Netherlands / Hòa Lan) được coi là thành phố container lớn nhất thế giới. Theo dự tính ban đầu, những ký túc xá này sẽ được xử dụng trong vòng 5 năm, sau đó được dời sang nơi khác. Đây là một đặc điểm của công trình làm bằng container, “Người đi đâu - Nhà theo đó” Nhiều người không tin rằng con người có thể sống trong những cái thùng sắt như vậy. Sẽ là quá nhỏ, quá ồn, quá lạnh, quá nóng... chăng? Nhưng cuối cùng kết quả cho thấy sự trái ngược, đó là những căn phòng rộng rãi, yên tĩnh và tiện nghi. Mỗi phòng đều có phòng vệ sinh và phòng tắm riêng rẽ. Đặc biệt là giá tiền rất phải chăng so với các phòng trọ khác trong thành phố.
Ký túc xáNguồn: tempohousing.com
- Ký túc xá Keetwones được hoàn tất trong vòng 1 năm (2006) nhờ ban Học Chính can đảm tiếp thu và thử nghiệm điều mới.Tại sao dùng container?Lý do gì khiến người ta nghĩ đến việc dùng container vào xây dựng? Có phải người ta điên lên vì hai chữ “Go Green”? Lời hiệu triệu “Giữ mầu xanh cho trái đất” quả thật đã làm con người chú tâm hơn vào đống thùng sắt to tướng đang rỉ sét ngoài bến bãi kia và tìm cách “thanh toán” chúng, nhưng công trình làm bằng container vẫn có những ưu điểm rất riêng.• Có sẵn : Container chất đống ở các bến cảng các nước phát triển.• Rẻ tiền : Giá một container khoảng 1,500 – 2,000 USD (4)• Bền bỉ và kiên cố : Vì làm bằng các tấm sắt uốn gợn sóng (corrugated steel) nên rất cứng và không bị mối mọt xâm phạm. Vì để bảo vệ hàng hóa khi đi qua biển nên container rất kín, nước không lọt vào được.• Dễ di chuyển : Có thể dùng xe vận tải để chở đi và cần trục để lắp ghép. • Cũng chỉ cần giá đỡ ở bốn góc mà thôi.• Dễ lắp ráp và tháo gỡ: Các container nối với nhau bằng các mấu móc cơ khí (hàn, ốc, bù long...) nên cũng có thể tháo ra khi cần.• Tiết kiệm thời gian: Vì được chế tạo để chứa một trọng lượng rất nặng mà không bị biến dạng, người ta có thể lắp sẵn trang thiết bị bên trong các container trước khi đưa ra công trường.
Travelodge Hotel (Uxbridge-United Kingdom) - Trong lúc xây dựng và sau khi hoàn tất Nguồn: worldarchitecturenews.com
Chính vì những ưu điểm trên của container, khách sạn 120 phòng
Travelodge Hotel đã được hoàn tất trong thời gian ngắn ngủi là 12 tuần lễ (2008). 86 container được gắn phòng tắm và dây điện tại xưởng. Ở công trường, người ta vặn ốc và hàn chúng lại với nhau thành một tòa nhà cao 8 tầng. Giá thành cho việc xây dựng, nhờ vậy, đã giảm được khoảng 10 phần trăm.Một số thí dụ trên đây về công trình kiến trúc xử dụng container như đơn vị xây dựng có kính thước vừa và lớn, và có tính cách công cộng. Những công trình xây dựng mang tíng công cộng và tầm cỡ này thường thấy nhiều ở Anh quốc, Hòa Lan, Đan Mạch... nói chung là Âu châu. Hoa Kỳ là nước có lượng nhập cảng rất lớn, nghĩa là số container nằm trên bến bãi cũng rất lớn. Nhưng trớ trêu thay, không thấy công trình quy mô nào ở Hoa Kỳ.Liệu container có thể áp dụng vào việc xây dựng nhà ở riêng được không? Và tại sao Hoa Kỳ lại có vẻ ngần ngại, chưa sẵn sàng tham gia vào công cuộc chung này? Xin đón đọc bài tiếp theo: “ISBU - Nhà ở làm bằng container”.© DCVOnline
(1) Một điển hình về bãi container của Hoa Kỳ:
“Containers Wall Off a Newark Housing Project” - Trong 15 năm ròng rã, thành phố Newark-New Jersey đã cho mướn bãi đất trống bên cạnh khu Terrell Homes, đáng lẽ được dùng để xây dựng nhà ở, làm nơi chứa container. Người dân không còn được thấy giòng sông Passaic nữa. Thay vào đó chỉ là những dãy container 4 tầng, như một bức tường sắt ảm đảm và xấu xí.(2) Studio apartment - Chung cư một phòng. Trong đó giường, nơi tiếp khách và bếp ở trong cùng một không gian không có vách ngăn.(3) “Shipping Container Architecture” (Kiến Trúc Công-Ten-Nơ) - Danh sách các công trình bằng container đã được xây dựng khắp thế giới.(4)“Shipping Container Costs” - Giá tiền và nhiều tài liệu liên quan đến container.
-------------------------------------------------------------------
SOURCEDCVOnline
Tuesday May 26, 2009 - 08:52pm (ICT)
Permanent Link 0 Comments

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét