Chuyện nhà cửa ở Bắc Kinh
Tuấn Minh- Texas
Trong số tất cả những công trình xây cất to lớn và tốn kém cho việc tổ chức các trận tranh tài thể thao nhân kỳ Thế Vận Hội vừa qua tại Trung quốc chỉ có khu Trung tâm Bơi lội Quốc gia, còn được quen gọi là “Hộp Vuông” (The Cube) do bởi hình thù đặc biệt của nó, là còn được dùng thường xuyên cho những mục tiêu có lợi khác – như để tổ chức những chương trình biểu diễn phối hợp nhạc và ánh sáng với những vòi nước nhảy múa cầu kỳ và sặc sỡ – ngoài ra thì hầu như tất cả những cơ ngơi còn lại đều bị bỏ trống, vì không có cửa hàng nào chịu vô làm ăn. (Một sân vận động cho môn bóng chày – baseball – vừa mới được khánh thành vào mùa xuân năm ngoái để tổ chức trận đấu giao hữu giữa hai đội banh nhà nghề từ Hoa Kỳ sang là Los Angeles Dodgers và San Diego Padres nhưng rồi sau đó cũng đành bị đập bỏ để lấy chỗ làm nơi xây cất một khu thương xá mới.)
Nhà cao tầng hiện nay tại Trung Quốc. ChinaFotoPress/Getty Images
Ông Huang Yasheng – một chuyên gia kinh tế làm việc tại trường đại học MIT và là tác giả của một cuốn sách xuất bản vào năm ngoái với tựa đề “Mô hình Tư Bản theo nét Tàu” (Capitalism with Chinese Characteristics) cho rằng việc quyết định xây cất quá trớn này phản ảnh tâm lý của giới lãnh đạo ở Bắc Kinh lúc nào cũng muốn “xây chỗ này lớn nhất thế giới, xây chỗ kia to nhất hoàn vũ” nhưng tất cả những công trình xây cất ấy đều gần như không đem lại một lợi ích kinh tế thực dụng và lâu dài.
Trong cuộc chạy đua để xây dựng những công trình tân tiến và tráng lệ để mong lấy tiếng là số một, các công ty thầu xây cất và giới chức đầu tư cũng như những nhà băng tài trợ tại T C đã vô tình lao mình vào một cuộc chạy đua thiếu khôn ngoan không khác gì việc người dân và giới đầu cơ tại Hoa Kỳ trước đây đã đổ xô lao mình vào thị trường địa ốc hoặc thị trường chứng khoán Internet hồi đầu thiên niên kỷ để tạo nên một quả bóng đầu tư căng phồng quá mức và không thể nào tránh khỏi tình trạng trước sau rồi cũng bị vỡ tan.
Nhà báo Barbara Demick, trong một phóng sự trên tờ Los Angeles Times đề ngày 22 tháng 2 vừa qua thuật lại chuyện bà được một chuyên viên đặc trách thu mua những cơ sở địa ốc đang trong tình trạng ‘khẩn trương’ cần bán gấp (được hiểu là với giá rẻ) là Jack Rodman ngồi trong căn phòng ở lầu thứ 40 của một cao ốc và đưa tay chỉ về một số những cao ốc tân kỳ vừa mới mọc lên đầy rẫy tại thủ đô Bắc Kinh. Điểm đặc biệt của các toà cao ốc này giống nhau là tất cả đều vừa mới xây xong theo đúng với những tiêu chuẩn hiện đại và kiến trúc tân kỳ nhưng đều toàn là những toà nhà trống vắng, không có người nào hay cơ sở nào chịu thuê mướn để làm ăn mặc dù đêm đêm toà nhà vẫn được chiếu sáng bởi hàng ngàn ánh đèn néon để tạo nên một hình ảnh huy hoàng lộng lẫy. Nói theo thuật ngữ chuyên môn đó là những toà nhà “see through”, từ ngữ được sáng chế ra tại Texas của thời kỳ vỡ bóng địa ốc của những năm trong thập niên 1980.
Theo ông Rodman, một cư dân gốc từ Los Angeles, hiện đang điều hành một công ty mua bán địa ốc tại Bắc Kinh có tên là “Global Distressed Solutions”, thì tình trạng xây cất các toà cao ốc thương mại đã phát triển quá độ. Ông cho biết kể từ năm 2006 đến nay đã có khoảng 500 triệu bộ vuông (square feet) diện tích thương mại được xây cất tại Bắc Kinh, một con số còn lớn hơn cả diện tích của toàn các toà nhà cao ốc ở khu Manhattan cộng lại. Từ lâu, mỗi khi nói đến New York mọi người đều nghĩ đây là nơi có nhiều toà nhà chọc trời nhất trên thế giới, với hình ảnh và lịch sử đầy ấn tượng của toà nhà Empire State Building. Nhưng những du khách nào có dịp ghé đến Thượng Hải (Shanghai) sau này đều thấy là thành phố hải cảng nổi tiếng này đã qua mặt New York về số lượng các toà nhà chọc trời trong thành phố. Và giờ đây thì Bắc Kinh còn nhiều hơn cả Thượng Hải nữa.
Điều đáng nói là trong số những toà cao ốc vừa mới được xây cất sau này, đã có khoảng 100 triệu bộ vuông diện tích là còn nằm trống, không có người thuê. Theo ước tính của ông Rodman thì số lượng cung ứng còn dư và để trống này phải mất ít nhất là 14 năm mới cho thuê xong hết ngay cả ở trong những tình trạng lạc quan nhất của những năm từ 2004 đến 2006 khi mà số lượng diện tích thương mại cho thuê mỗi năm tại Bắc Kinh vào khoảng 7 triệu bộ vuông. Rõ ràng đây là một sự phát triển địa ốc với tốc độ to lớn chưa từng thấy trên thế giới, vượt ra ngoài mọi tính toán hợp lý khiến cho không ai có thể hiểu nổi.
Theo lời của ông Louis Kuijs – kinh tế gia kỳ cựu của Ngân Hàng Thế Giới – thì rõ ràng là việc chính quyền trung ương TQ đã không có kế hoạch theo dõi trong kỹ nghệ xây cất thương mại này nên đã khiến cho đa số các nhà thầu đều chỉ nghĩ đến việc đầu tư để xây những công trình sang trọng và bỏ lơ thị trường bình dân với nhu cầu của số đông người dân trong thành phố cũng như trên cả nước. Trong một thành phố với số lượng khoảng 17 triệu dân sống chen chúc như tại thủ đô Bắc Kinh, nhu cầu có nhà cửa để cư ngụ dĩ nhiên lúc nào cũng cao, thế nhưng giá cả của nhiều căn nhà thì gần như vượt quá tầm tay của người dân trung bình trong thành phố. Tại những khu tư gia sang trọng có cổng rào an toàn mang những tên như Versailles, Provence, Arcadia, Riveria, được quảng cáo với giá bán khoảng 1 triệu Mỹ-kim, và dọc theo chu vi của xa lộ vòng đai Fourth Ring Road thì nhiều căn chung cư sang trọng với 2 hay 3 phòng ngủ được rao bán với giá khoảng 800,000 Mỹ-kim. Ngay cả những giới giàu có tại Bắc Kinh cũng không dễ dàng mua sắm nổi những căn nhà như vậy. Ông Zhang Huizhan, chủ nhân một xưởng đóng bàn ghế cho biết ông không thể chen chân vào được để mua ở những khu như vậy. “Những giá nhà như vậy chẳng khác gì giá nhà ở New York, nhưng mà bọn chúng tôi là người Tàu cơ mà, làm gì có những món tiền như vậy.” Ông nói ông chỉ có khả năng mua một căn chung cư với giá vào khoảng 150,000 Mỹ-kim cho gia đình ông mà thôi. Đó là ông đã khá giả hơn rất nhiều người rồi vì đồng lương trung bình cho một người tại Bắc Kinh cũng chưa tới 6,000 Mỹ-kim cho một năm.
Điều trớ trêu là trong khi số cung về diện tích cho thuê hiện nay rất cao quá mức nhu cầu của doanh gia có khả năng đầu tư tại thủ đô, thì con số người sống quanh vùng thủ đô đang cần chỗ ở cũng gia tăng kinh khủng.
Trong kế hoạch giải toả nhiều khu vực trong thành phố để có chỗ thực hiện các dự án cho Thế Vận Hội, chính quyền Bắc Kinh đã gần như đẩy một số lượng khoảng 1 triệu rưởi người lâm vào cảnh phải rời bỏ nơi chốn cũ và lang thang đi tìm chỗ mới với những đồng tiền mua lại từ chính phủ không đủ để cho họ có thể tìm chỗ khác cho tương xứng.
Hầu hết những công trình xây cất thương mại tại Bắc Kinh đều được tài trợ bởi các nhà băng quốc doanh. Hiện nay không ai chịu nhìn nhận thực trạng là những món nơ địa ốc này sẽ trở thành những món nợ xấu khi mà người mượn không đủ tiền để trả vì không có người thuê và đành để lại cho nhà băng tịch biên. Nhưng ngành ngân hàng cũng do nhà nước quản lý, và trước sau gì thì nhà nước cũng sẽ lãnh đủ. Liệu nhà nước có nghĩ ra những phương cách gì để giải quyết hai nhu cầu khác biệt ấy? Chẳng lẽ lại sửa chữa những toà cao ốc sang trọng để làm chỗ cư trú cho đám đông dân nghèo và bình dân sống chen chúc trong thành phố? Và số tiền thất thoát vì thua lỗ do việc đầu tư sai lầm nặng nề như vậy sẽ đổ lên đầu ai? Và chừng ấy thì cái hậu quả vỡ tan giây chuyền ấy sẽ còn tác hại mạnh mẽ đến đâu, hiện nay không ai muốn tiên đoán dù biết rằng nó sẽ rất kinh khủng, nhất là trong bối cảnh T C cũng như tất cả các nước khác trên toàn cầu cũng đều trải qua một cơn suy thoái khó khăn chưa từng thấy.
Tuấn MinhTuanminh1956@yahoo.com Houston, Texas 26-02-2009
source
viettribune
Tuấn Minh- Texas
Trong số tất cả những công trình xây cất to lớn và tốn kém cho việc tổ chức các trận tranh tài thể thao nhân kỳ Thế Vận Hội vừa qua tại Trung quốc chỉ có khu Trung tâm Bơi lội Quốc gia, còn được quen gọi là “Hộp Vuông” (The Cube) do bởi hình thù đặc biệt của nó, là còn được dùng thường xuyên cho những mục tiêu có lợi khác – như để tổ chức những chương trình biểu diễn phối hợp nhạc và ánh sáng với những vòi nước nhảy múa cầu kỳ và sặc sỡ – ngoài ra thì hầu như tất cả những cơ ngơi còn lại đều bị bỏ trống, vì không có cửa hàng nào chịu vô làm ăn. (Một sân vận động cho môn bóng chày – baseball – vừa mới được khánh thành vào mùa xuân năm ngoái để tổ chức trận đấu giao hữu giữa hai đội banh nhà nghề từ Hoa Kỳ sang là Los Angeles Dodgers và San Diego Padres nhưng rồi sau đó cũng đành bị đập bỏ để lấy chỗ làm nơi xây cất một khu thương xá mới.)
Nhà cao tầng hiện nay tại Trung Quốc. ChinaFotoPress/Getty Images
Ông Huang Yasheng – một chuyên gia kinh tế làm việc tại trường đại học MIT và là tác giả của một cuốn sách xuất bản vào năm ngoái với tựa đề “Mô hình Tư Bản theo nét Tàu” (Capitalism with Chinese Characteristics) cho rằng việc quyết định xây cất quá trớn này phản ảnh tâm lý của giới lãnh đạo ở Bắc Kinh lúc nào cũng muốn “xây chỗ này lớn nhất thế giới, xây chỗ kia to nhất hoàn vũ” nhưng tất cả những công trình xây cất ấy đều gần như không đem lại một lợi ích kinh tế thực dụng và lâu dài.
Trong cuộc chạy đua để xây dựng những công trình tân tiến và tráng lệ để mong lấy tiếng là số một, các công ty thầu xây cất và giới chức đầu tư cũng như những nhà băng tài trợ tại T C đã vô tình lao mình vào một cuộc chạy đua thiếu khôn ngoan không khác gì việc người dân và giới đầu cơ tại Hoa Kỳ trước đây đã đổ xô lao mình vào thị trường địa ốc hoặc thị trường chứng khoán Internet hồi đầu thiên niên kỷ để tạo nên một quả bóng đầu tư căng phồng quá mức và không thể nào tránh khỏi tình trạng trước sau rồi cũng bị vỡ tan.
Nhà báo Barbara Demick, trong một phóng sự trên tờ Los Angeles Times đề ngày 22 tháng 2 vừa qua thuật lại chuyện bà được một chuyên viên đặc trách thu mua những cơ sở địa ốc đang trong tình trạng ‘khẩn trương’ cần bán gấp (được hiểu là với giá rẻ) là Jack Rodman ngồi trong căn phòng ở lầu thứ 40 của một cao ốc và đưa tay chỉ về một số những cao ốc tân kỳ vừa mới mọc lên đầy rẫy tại thủ đô Bắc Kinh. Điểm đặc biệt của các toà cao ốc này giống nhau là tất cả đều vừa mới xây xong theo đúng với những tiêu chuẩn hiện đại và kiến trúc tân kỳ nhưng đều toàn là những toà nhà trống vắng, không có người nào hay cơ sở nào chịu thuê mướn để làm ăn mặc dù đêm đêm toà nhà vẫn được chiếu sáng bởi hàng ngàn ánh đèn néon để tạo nên một hình ảnh huy hoàng lộng lẫy. Nói theo thuật ngữ chuyên môn đó là những toà nhà “see through”, từ ngữ được sáng chế ra tại Texas của thời kỳ vỡ bóng địa ốc của những năm trong thập niên 1980.
Theo ông Rodman, một cư dân gốc từ Los Angeles, hiện đang điều hành một công ty mua bán địa ốc tại Bắc Kinh có tên là “Global Distressed Solutions”, thì tình trạng xây cất các toà cao ốc thương mại đã phát triển quá độ. Ông cho biết kể từ năm 2006 đến nay đã có khoảng 500 triệu bộ vuông (square feet) diện tích thương mại được xây cất tại Bắc Kinh, một con số còn lớn hơn cả diện tích của toàn các toà nhà cao ốc ở khu Manhattan cộng lại. Từ lâu, mỗi khi nói đến New York mọi người đều nghĩ đây là nơi có nhiều toà nhà chọc trời nhất trên thế giới, với hình ảnh và lịch sử đầy ấn tượng của toà nhà Empire State Building. Nhưng những du khách nào có dịp ghé đến Thượng Hải (Shanghai) sau này đều thấy là thành phố hải cảng nổi tiếng này đã qua mặt New York về số lượng các toà nhà chọc trời trong thành phố. Và giờ đây thì Bắc Kinh còn nhiều hơn cả Thượng Hải nữa.
Điều đáng nói là trong số những toà cao ốc vừa mới được xây cất sau này, đã có khoảng 100 triệu bộ vuông diện tích là còn nằm trống, không có người thuê. Theo ước tính của ông Rodman thì số lượng cung ứng còn dư và để trống này phải mất ít nhất là 14 năm mới cho thuê xong hết ngay cả ở trong những tình trạng lạc quan nhất của những năm từ 2004 đến 2006 khi mà số lượng diện tích thương mại cho thuê mỗi năm tại Bắc Kinh vào khoảng 7 triệu bộ vuông. Rõ ràng đây là một sự phát triển địa ốc với tốc độ to lớn chưa từng thấy trên thế giới, vượt ra ngoài mọi tính toán hợp lý khiến cho không ai có thể hiểu nổi.
Theo lời của ông Louis Kuijs – kinh tế gia kỳ cựu của Ngân Hàng Thế Giới – thì rõ ràng là việc chính quyền trung ương TQ đã không có kế hoạch theo dõi trong kỹ nghệ xây cất thương mại này nên đã khiến cho đa số các nhà thầu đều chỉ nghĩ đến việc đầu tư để xây những công trình sang trọng và bỏ lơ thị trường bình dân với nhu cầu của số đông người dân trong thành phố cũng như trên cả nước. Trong một thành phố với số lượng khoảng 17 triệu dân sống chen chúc như tại thủ đô Bắc Kinh, nhu cầu có nhà cửa để cư ngụ dĩ nhiên lúc nào cũng cao, thế nhưng giá cả của nhiều căn nhà thì gần như vượt quá tầm tay của người dân trung bình trong thành phố. Tại những khu tư gia sang trọng có cổng rào an toàn mang những tên như Versailles, Provence, Arcadia, Riveria, được quảng cáo với giá bán khoảng 1 triệu Mỹ-kim, và dọc theo chu vi của xa lộ vòng đai Fourth Ring Road thì nhiều căn chung cư sang trọng với 2 hay 3 phòng ngủ được rao bán với giá khoảng 800,000 Mỹ-kim. Ngay cả những giới giàu có tại Bắc Kinh cũng không dễ dàng mua sắm nổi những căn nhà như vậy. Ông Zhang Huizhan, chủ nhân một xưởng đóng bàn ghế cho biết ông không thể chen chân vào được để mua ở những khu như vậy. “Những giá nhà như vậy chẳng khác gì giá nhà ở New York, nhưng mà bọn chúng tôi là người Tàu cơ mà, làm gì có những món tiền như vậy.” Ông nói ông chỉ có khả năng mua một căn chung cư với giá vào khoảng 150,000 Mỹ-kim cho gia đình ông mà thôi. Đó là ông đã khá giả hơn rất nhiều người rồi vì đồng lương trung bình cho một người tại Bắc Kinh cũng chưa tới 6,000 Mỹ-kim cho một năm.
Điều trớ trêu là trong khi số cung về diện tích cho thuê hiện nay rất cao quá mức nhu cầu của doanh gia có khả năng đầu tư tại thủ đô, thì con số người sống quanh vùng thủ đô đang cần chỗ ở cũng gia tăng kinh khủng.
Trong kế hoạch giải toả nhiều khu vực trong thành phố để có chỗ thực hiện các dự án cho Thế Vận Hội, chính quyền Bắc Kinh đã gần như đẩy một số lượng khoảng 1 triệu rưởi người lâm vào cảnh phải rời bỏ nơi chốn cũ và lang thang đi tìm chỗ mới với những đồng tiền mua lại từ chính phủ không đủ để cho họ có thể tìm chỗ khác cho tương xứng.
Hầu hết những công trình xây cất thương mại tại Bắc Kinh đều được tài trợ bởi các nhà băng quốc doanh. Hiện nay không ai chịu nhìn nhận thực trạng là những món nơ địa ốc này sẽ trở thành những món nợ xấu khi mà người mượn không đủ tiền để trả vì không có người thuê và đành để lại cho nhà băng tịch biên. Nhưng ngành ngân hàng cũng do nhà nước quản lý, và trước sau gì thì nhà nước cũng sẽ lãnh đủ. Liệu nhà nước có nghĩ ra những phương cách gì để giải quyết hai nhu cầu khác biệt ấy? Chẳng lẽ lại sửa chữa những toà cao ốc sang trọng để làm chỗ cư trú cho đám đông dân nghèo và bình dân sống chen chúc trong thành phố? Và số tiền thất thoát vì thua lỗ do việc đầu tư sai lầm nặng nề như vậy sẽ đổ lên đầu ai? Và chừng ấy thì cái hậu quả vỡ tan giây chuyền ấy sẽ còn tác hại mạnh mẽ đến đâu, hiện nay không ai muốn tiên đoán dù biết rằng nó sẽ rất kinh khủng, nhất là trong bối cảnh T C cũng như tất cả các nước khác trên toàn cầu cũng đều trải qua một cơn suy thoái khó khăn chưa từng thấy.
Tuấn MinhTuanminh1956@yahoo.com Houston, Texas 26-02-2009
source
viettribune
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét