Thứ Hai, 10/11/2008, 11:01
Hà Nội: Đô thị tiểu nông
Biếm họa trong tuần
TTCT - Chưa bao giờ người dân Hà Nội phải sống trong cảnh ngập lụt khủng khiếp như những ngày cuối tháng mười, đầu tháng mười một. Ít ai hình dung được thủ đô của một nước, bộ mặt của một quốc gia lại chìm trong “biển nước” suốt nhiều ngày. Điều gì đang xảy ra với thủ đô?
Đó có phải là sự trả giá cho việc quy hoạch đô thị bất hợp lý, trả giá vì phát triển đô thị một cách manh mún? Tuổi Trẻ Cuối Tuần trao đổi với GS.TSKH NGUYỄN THẾ BÁ - chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị VN.
* Thưa ông, Hà Nội vừa trải qua một trận ngập lụt khủng khiếp mà nguyên nhân có vẻ như do quy hoạch của thủ đô có quá nhiều khuyết tật?
- Trận ngập lụt vừa rồi cho thấy rõ ràng hệ thống thoát nước của Hà Nội rất kém và điều đó không phải bây giờ mới nhìn thấy. Toàn bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị của Hà Nội rất kém và đấy là một nhược điểm rất lớn khiến toàn bộ xã hội bức xúc. Ngập lụt thế này người dân bảo chắc tại quy hoạch. Đấy cũng là một phần, nhưng công tác quy hoạch, phát triển đô thị gắn liền với phát triển kinh tế, xã hội, nó đi theo cơ chế quản lý.
Tôi ở trong “nôi” của quy hoạch nên tôi rất hiểu, rất thông cảm với những bức xúc của người dân. Nhưng không phải một mình anh quy hoạch làm tất cả, nhất là trong cơ chế này thì không dễ gì làm hết những cái nhà quy hoạch muốn, những cái nhà quy hoạch đề xuất. Ví dụ con đường vành đai 1 năm 1960 Liên Xô thiết kế cho chúng ta rộng trên 120m, cuối cùng để phương án 100m trong quy hoạch, sau cùng chúng ta làm chỉ có 50m.
* Như vậy, vấn đề nằm ở tư duy nhà lãnh đạo chứ không phải do sự khiếm khuyết của quy hoạch?
- Trách nhiệm trước tiên là lãnh đạo cao nhất của thành phố. Họ phải biết nghe các nhà khoa học, các chuyên gia chứ họ không thể tự nghĩ ra được. Khi giải quyết một vấn đề, người lãnh đạo phải biết ngày xưa người ta đã nghĩ như thế nào và tương lai sẽ ra sao. Chúng ta làm rất nhiều đô thị mới trong những năm qua nhưng đến giờ chúng ta vẫn chưa có một khu đô thị nào để thật sự tự hào.
Làm sao một thủ đô mà đến giờ không biết trung tâm ở đâu? Quy hoạch có thay đổi nhưng không thể hôm nay thay đổi thế này, mai thế khác. Quy hoạch là một chuỗi công trình liên tục, là cả một sự nghiên cứu tư duy rất khoa học thì mới có thể bảo đảm được chứ chúng ta không thể chốc chốc lại thay đổi. Việc đó không những ảnh hưởng đến phát triển đô thị mà ảnh hưởng rất lớn đến những cái chúng ta mong muốn sau này. Người ta nói quy hoạch bền vững là như vậy, làm hôm nay phải nghĩ đến ngày mai. Nhưng chúng ta làm hôm nay mà không biết ngày mai.
Chúng ta đang xây dựng đô thị rất tùy tiện, miễn có đất là xây nhà, còn nhà đó ngập bao nhiêu không được xác định. Đấy là điều rất nguy hiểm. Anh cứ chia đất cho nhau, một doanh nghiệp được 30-40ha, hàng trăm hecta, có nơi được 1.000ha. Đó là những vấn đề đang đe dọa trong phát triển đô thị mà chúng ta không thể có được đô thị đẹp, không thể có được đô thị ổn định nếu chúng ta xé vụn nó ra, không kiểm soát tổng thể.
Trận ngập lụt này thể hiện rõ sự lúng túng của chúng ta. Muốn thoát nước mà không có cống lớn thì làm sao nước chảy được? Thử đếm xem Hà Nội có cống lớn nào? Chẳng có cái nào. Chúng ta chỉ có một trạm bơm tiêu nước ở Yên Sở thì làm sao chịu được? Đó là hậu quả về việc coi nhẹ vấn đề hạ tầng cơ sở.
* Thưa ông, sau trận ngập lụt vừa qua, người dân rất bức xúc khi biết Hà Nội đã đầu tư hơn 100 triệu USD (tương đương 1.700 tỉ đồng) cho một dự án thoát nước mà ngập vẫn hoàn ngập. Ông có cho rằng các dự án đầu tư hạ tầng đô thị của Hà Nội chưa đem lại hiệu quả không?
- Hạ tầng kỹ thuật không thể làm theo sự thích thú được. Nó như một cỗ máy, thiếu một chiếc ốc là hỏng. Hiện có những phương án mà nhà đầu tư nước ngoài đến đặt vấn đề, chúng ta thấy họ có tiền là cho họ đầu tư mà không biết tác hại ra sao. Ví dụ Hà Nội đang có dự án tàu điện trên cao từ Nhổn về nội thành. Chúng tôi là những người đầu ngành bên quy hoạch mà chẳng ai hỏi cả. Tất nhiên khi làm họ có nghĩ đến nhà ga, bến bãi, lối lên xuống, nhưng đô thị là một tổng thể, cái nào làm trước, cái nào làm sau đều có tính toán, không thể cảm tính được.
* Theo ông, trách nhiệm của chính quyền đối với việc quy hoạch đô thị hiện nay như thế nào?
- Quy hoạch không phải làm ngày một, ngày hai mà là làm cho cả một giai đoạn. Anh phải hiểu những gì anh làm chỉ là một phần, là một mắt xích trong một chuỗi. Anh cứ nói đổi mới nhưng đổi mới phải trên cơ sở gì. Đổi mới về tư duy chứ không phải làm kiểu khác là đổi mới. Nhưng chúng ta lại đang có tình trạng đấy. Những người làm quy hoạch phải nhìn thấy những bất cập trong đô thị để tránh, làm sao cho đô thị như một cơ thể lớn dần chứ không phải teo đi.
Mọi người phải tôn trọng quy hoạch. Người lãnh đạo cũng phải tôn trọng quy hoạch để có trách nhiệm thực hiện theo quy hoạch, tất nhiên trong quá trình thực hiện anh phải tìm ra những thiếu sót quy hoạch chưa bàn đến để cùng nhau điều chỉnh chứ không phải xóa đi làm lại. Chúng ta có thể giàu lên nhờ quy hoạch nhưng chúng ta cũng có thể nghèo đi vì những cái chúng ta không làm theo quy hoạch. Chúng ta đang làm theo kiểu tiểu nông và đã đến lúc không thể xây dựng đô thị theo kiểu tiểu nông, manh mún.
* Có vẻ như trong phát triển đô thị, chính quyền vẫn bị chi phối bởi các nhà đầu tư nên tiếng nói của chính quyền không còn trọng lượng để đảm bảo việc xây dựng đô thị theo đúng quy hoạch?
- Nói điều đó có thể chạm đến lòng tự ái. Nếu mọi người dám nói, dám làm thì nó đẹp hơn. Nếu mọi người không nhìn thấy đấy là việc chung thì không ai làm cả. Ông chủ tịch cũng chẳng làm được, một ông to nào dù tích cực đến mấy cũng không làm được. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục thả lỏng thì không được. Tôi có cảm giác nhiều người ngồi bàn ở hội nghị thì nói hay nhưng thực tâm chưa phải vậy.
KHIẾT HƯNG thực hiện
source
http://diaoc.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=286978&ChannelID=119
Hà Nội: Đô thị tiểu nông
Biếm họa trong tuần
TTCT - Chưa bao giờ người dân Hà Nội phải sống trong cảnh ngập lụt khủng khiếp như những ngày cuối tháng mười, đầu tháng mười một. Ít ai hình dung được thủ đô của một nước, bộ mặt của một quốc gia lại chìm trong “biển nước” suốt nhiều ngày. Điều gì đang xảy ra với thủ đô?
Đó có phải là sự trả giá cho việc quy hoạch đô thị bất hợp lý, trả giá vì phát triển đô thị một cách manh mún? Tuổi Trẻ Cuối Tuần trao đổi với GS.TSKH NGUYỄN THẾ BÁ - chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị VN.
* Thưa ông, Hà Nội vừa trải qua một trận ngập lụt khủng khiếp mà nguyên nhân có vẻ như do quy hoạch của thủ đô có quá nhiều khuyết tật?
- Trận ngập lụt vừa rồi cho thấy rõ ràng hệ thống thoát nước của Hà Nội rất kém và điều đó không phải bây giờ mới nhìn thấy. Toàn bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị của Hà Nội rất kém và đấy là một nhược điểm rất lớn khiến toàn bộ xã hội bức xúc. Ngập lụt thế này người dân bảo chắc tại quy hoạch. Đấy cũng là một phần, nhưng công tác quy hoạch, phát triển đô thị gắn liền với phát triển kinh tế, xã hội, nó đi theo cơ chế quản lý.
Tôi ở trong “nôi” của quy hoạch nên tôi rất hiểu, rất thông cảm với những bức xúc của người dân. Nhưng không phải một mình anh quy hoạch làm tất cả, nhất là trong cơ chế này thì không dễ gì làm hết những cái nhà quy hoạch muốn, những cái nhà quy hoạch đề xuất. Ví dụ con đường vành đai 1 năm 1960 Liên Xô thiết kế cho chúng ta rộng trên 120m, cuối cùng để phương án 100m trong quy hoạch, sau cùng chúng ta làm chỉ có 50m.
* Như vậy, vấn đề nằm ở tư duy nhà lãnh đạo chứ không phải do sự khiếm khuyết của quy hoạch?
- Trách nhiệm trước tiên là lãnh đạo cao nhất của thành phố. Họ phải biết nghe các nhà khoa học, các chuyên gia chứ họ không thể tự nghĩ ra được. Khi giải quyết một vấn đề, người lãnh đạo phải biết ngày xưa người ta đã nghĩ như thế nào và tương lai sẽ ra sao. Chúng ta làm rất nhiều đô thị mới trong những năm qua nhưng đến giờ chúng ta vẫn chưa có một khu đô thị nào để thật sự tự hào.
Làm sao một thủ đô mà đến giờ không biết trung tâm ở đâu? Quy hoạch có thay đổi nhưng không thể hôm nay thay đổi thế này, mai thế khác. Quy hoạch là một chuỗi công trình liên tục, là cả một sự nghiên cứu tư duy rất khoa học thì mới có thể bảo đảm được chứ chúng ta không thể chốc chốc lại thay đổi. Việc đó không những ảnh hưởng đến phát triển đô thị mà ảnh hưởng rất lớn đến những cái chúng ta mong muốn sau này. Người ta nói quy hoạch bền vững là như vậy, làm hôm nay phải nghĩ đến ngày mai. Nhưng chúng ta làm hôm nay mà không biết ngày mai.
Chúng ta đang xây dựng đô thị rất tùy tiện, miễn có đất là xây nhà, còn nhà đó ngập bao nhiêu không được xác định. Đấy là điều rất nguy hiểm. Anh cứ chia đất cho nhau, một doanh nghiệp được 30-40ha, hàng trăm hecta, có nơi được 1.000ha. Đó là những vấn đề đang đe dọa trong phát triển đô thị mà chúng ta không thể có được đô thị đẹp, không thể có được đô thị ổn định nếu chúng ta xé vụn nó ra, không kiểm soát tổng thể.
Trận ngập lụt này thể hiện rõ sự lúng túng của chúng ta. Muốn thoát nước mà không có cống lớn thì làm sao nước chảy được? Thử đếm xem Hà Nội có cống lớn nào? Chẳng có cái nào. Chúng ta chỉ có một trạm bơm tiêu nước ở Yên Sở thì làm sao chịu được? Đó là hậu quả về việc coi nhẹ vấn đề hạ tầng cơ sở.
* Thưa ông, sau trận ngập lụt vừa qua, người dân rất bức xúc khi biết Hà Nội đã đầu tư hơn 100 triệu USD (tương đương 1.700 tỉ đồng) cho một dự án thoát nước mà ngập vẫn hoàn ngập. Ông có cho rằng các dự án đầu tư hạ tầng đô thị của Hà Nội chưa đem lại hiệu quả không?
- Hạ tầng kỹ thuật không thể làm theo sự thích thú được. Nó như một cỗ máy, thiếu một chiếc ốc là hỏng. Hiện có những phương án mà nhà đầu tư nước ngoài đến đặt vấn đề, chúng ta thấy họ có tiền là cho họ đầu tư mà không biết tác hại ra sao. Ví dụ Hà Nội đang có dự án tàu điện trên cao từ Nhổn về nội thành. Chúng tôi là những người đầu ngành bên quy hoạch mà chẳng ai hỏi cả. Tất nhiên khi làm họ có nghĩ đến nhà ga, bến bãi, lối lên xuống, nhưng đô thị là một tổng thể, cái nào làm trước, cái nào làm sau đều có tính toán, không thể cảm tính được.
* Theo ông, trách nhiệm của chính quyền đối với việc quy hoạch đô thị hiện nay như thế nào?
- Quy hoạch không phải làm ngày một, ngày hai mà là làm cho cả một giai đoạn. Anh phải hiểu những gì anh làm chỉ là một phần, là một mắt xích trong một chuỗi. Anh cứ nói đổi mới nhưng đổi mới phải trên cơ sở gì. Đổi mới về tư duy chứ không phải làm kiểu khác là đổi mới. Nhưng chúng ta lại đang có tình trạng đấy. Những người làm quy hoạch phải nhìn thấy những bất cập trong đô thị để tránh, làm sao cho đô thị như một cơ thể lớn dần chứ không phải teo đi.
Mọi người phải tôn trọng quy hoạch. Người lãnh đạo cũng phải tôn trọng quy hoạch để có trách nhiệm thực hiện theo quy hoạch, tất nhiên trong quá trình thực hiện anh phải tìm ra những thiếu sót quy hoạch chưa bàn đến để cùng nhau điều chỉnh chứ không phải xóa đi làm lại. Chúng ta có thể giàu lên nhờ quy hoạch nhưng chúng ta cũng có thể nghèo đi vì những cái chúng ta không làm theo quy hoạch. Chúng ta đang làm theo kiểu tiểu nông và đã đến lúc không thể xây dựng đô thị theo kiểu tiểu nông, manh mún.
* Có vẻ như trong phát triển đô thị, chính quyền vẫn bị chi phối bởi các nhà đầu tư nên tiếng nói của chính quyền không còn trọng lượng để đảm bảo việc xây dựng đô thị theo đúng quy hoạch?
- Nói điều đó có thể chạm đến lòng tự ái. Nếu mọi người dám nói, dám làm thì nó đẹp hơn. Nếu mọi người không nhìn thấy đấy là việc chung thì không ai làm cả. Ông chủ tịch cũng chẳng làm được, một ông to nào dù tích cực đến mấy cũng không làm được. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục thả lỏng thì không được. Tôi có cảm giác nhiều người ngồi bàn ở hội nghị thì nói hay nhưng thực tâm chưa phải vậy.
KHIẾT HƯNG thực hiện
source
http://diaoc.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=286978&ChannelID=119
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét