LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU - ĐỨC THƯỢNG CÔNG LÊ VĂN DUYỆT
Lăng Lê Văn Duyệt tọa lạc tại số 126 đường Đinh Tiên Hoàng, phường 1, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh (Lối vào Tam quan ở số 1 đường Vũ Tùng). Khu lăng mộ nằm gọn giữa giao điểm của bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức, Vũ Tùng, trên một gò đất cao hình lưng rùa thoai thoải về phía cầu Bông...Khuôn viên lăng hiện nay còn lại 18.500m2, được giới hạn với bên ngoài bằng bức tường có chu vi 500m, cao 1,2m. Bức tường được trổ 4 cổng ra vào theo 4 hướng. Cổng Tam quan được đặt ở hướng Nam, mở ra đường Vũ Tùng, trên cổng đắp nổi hàng đại tự bằng chữ Hán "Thượng công miếu". Cổng Tam quan của lăng đã có lúc được chọn là biểu tượng của vùng Sài Gòn - Gia Định xưa. Lối dẫn vào Thượng Công Linh Miếu sau cổng tam quanTường ràoLăng mộ và miếu thờ Tả quân Lê Văn Duyệt được xây dựng trên một trục chính từ cổng Tam quan vào, gồm: Nhà bia - Lăng mộ - Linh miếu.Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Văn bia do Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ 1894. Nội dung bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân.Phần mộ gồm hai ngôi mộ: Tả quân và vợ ông, bà Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ hình chữ nhật.Trước mộ có một sân nhỏ để làm lễ. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá ong hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn. Sau đợt trùng tu năm 1994, bức tường đá ong đã thay bằng tường bê tông như ngày nay ( rất là thô ráp thật đáng tiếc !!! )Trước lối vào mộ có cặp lân bằng đá, nhìn vào cặp lân ta sẽ biết bên nào là mộ Ông, bên nào là mộ BàCách khu lăng mộ một khoảng sân rộng đến khu vực "Thượng công linh miếu", nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ cúngSân tiền đìnhKhu vực đốt nhangThương Công Linh MiếuBố cục của "Thượng công linh miếu" bao gồm tiền điện, trung điện và chánh điện. Đối xứng hai bên trục nhà chính là hai dãy Đông lang và Tây lang.Tiền điện, toàn bộ nội thất bên trong đều sơn màu đỏ hơi giông chùa TàuTrên bàn thờ tiền điện để Di ảnh Đức Tả QuânMỗi gian điện thờ cách nhau bằng một sân thiên tỉnhSân thiên tỉnh có lối đi qua dãy đông Lang và tây Lang, Nơi thờ Tiền hiền Hậu hiền, anh hùng liệt sĩ vị quốc vong thân Tại Trung điện, Xuất phát từ quan niệm "sự vong như sự tồn" (thờ người đã khuất như khi người đó sống) nên cách bài trí ngoài các đồ thờ tự, còn đầy đủ các đồ nghi tượng thể hiện uy quyền, phẩm hàm của Lê Văn Duyệt: Biển vía ghi tước hiệu, tàn lọng, quạt vả, lỗ bộ, bát bảo, bạch mã thái giám, ngựa Xích Thố, kiệu, võng..., những lễ vật quí giá mà người dân hiến tặngBàn thờ trước Trung điệnHai bên có 2 ông hổ nhồi bông người dân hiến tặng, 4 con ngựa xích thố bằng gỗTheo quan niệm của người dân, chà tay vào những linh vật trong lăng rồi xát vào người sẽ phù hộ cho mình khỏe mạnh.Vì vậy người dân đi viếng thường hay vuốt cằm vuốt râu ông Hổ làm cho nó rụng nhẵn, do đó BQT Lăng mới đưa vào lồng kiếng như ngày nayBinh khíBàn thờ phía sauBên phải điện Thờ Hiệp Biện Đại học Sĩ Phan Thanh Giản (1796 – 1867) Kinh Lược Sứ Nam KỳBên Trái thờ Đức Quận Công Thiếu Phó Lê Chất (1769 – 1826 ) Tổng Trấn Bắc ThànhGian chánh điên đặt Tượng Đức Ông bằng đồng nguyên chất, cao 2,65m, nặng 3 tấn, do kíp thợ nghệ nhân Huế đúc và mang vào từ Huế. Tượng được lấy mẫu từ hình chân dung Lê Văn Duyệt in trên tờ giấy bạc 100 đồng lưu hành tại Sài Gòn năm 1966 (có lẽ do người dân đều nhớ khuôn mặt ông qua tờ giấy bạc ) do nhà điêu khắc nổi tiếng Phạm Văn Hạng thực hiệnHai bên đặt bài vị Phan Thanh Giản và Lê Chất[Diễn đàn]Bài và ảnh: Turau
source
http://www.saigonphoto.net/cpg/index.php?name=News&file=article&sid=73
Lăng Lê Văn Duyệt tọa lạc tại số 126 đường Đinh Tiên Hoàng, phường 1, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh (Lối vào Tam quan ở số 1 đường Vũ Tùng). Khu lăng mộ nằm gọn giữa giao điểm của bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức, Vũ Tùng, trên một gò đất cao hình lưng rùa thoai thoải về phía cầu Bông...Khuôn viên lăng hiện nay còn lại 18.500m2, được giới hạn với bên ngoài bằng bức tường có chu vi 500m, cao 1,2m. Bức tường được trổ 4 cổng ra vào theo 4 hướng. Cổng Tam quan được đặt ở hướng Nam, mở ra đường Vũ Tùng, trên cổng đắp nổi hàng đại tự bằng chữ Hán "Thượng công miếu". Cổng Tam quan của lăng đã có lúc được chọn là biểu tượng của vùng Sài Gòn - Gia Định xưa. Lối dẫn vào Thượng Công Linh Miếu sau cổng tam quanTường ràoLăng mộ và miếu thờ Tả quân Lê Văn Duyệt được xây dựng trên một trục chính từ cổng Tam quan vào, gồm: Nhà bia - Lăng mộ - Linh miếu.Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Văn bia do Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ 1894. Nội dung bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân.Phần mộ gồm hai ngôi mộ: Tả quân và vợ ông, bà Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ hình chữ nhật.Trước mộ có một sân nhỏ để làm lễ. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá ong hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn. Sau đợt trùng tu năm 1994, bức tường đá ong đã thay bằng tường bê tông như ngày nay ( rất là thô ráp thật đáng tiếc !!! )Trước lối vào mộ có cặp lân bằng đá, nhìn vào cặp lân ta sẽ biết bên nào là mộ Ông, bên nào là mộ BàCách khu lăng mộ một khoảng sân rộng đến khu vực "Thượng công linh miếu", nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ cúngSân tiền đìnhKhu vực đốt nhangThương Công Linh MiếuBố cục của "Thượng công linh miếu" bao gồm tiền điện, trung điện và chánh điện. Đối xứng hai bên trục nhà chính là hai dãy Đông lang và Tây lang.Tiền điện, toàn bộ nội thất bên trong đều sơn màu đỏ hơi giông chùa TàuTrên bàn thờ tiền điện để Di ảnh Đức Tả QuânMỗi gian điện thờ cách nhau bằng một sân thiên tỉnhSân thiên tỉnh có lối đi qua dãy đông Lang và tây Lang, Nơi thờ Tiền hiền Hậu hiền, anh hùng liệt sĩ vị quốc vong thân Tại Trung điện, Xuất phát từ quan niệm "sự vong như sự tồn" (thờ người đã khuất như khi người đó sống) nên cách bài trí ngoài các đồ thờ tự, còn đầy đủ các đồ nghi tượng thể hiện uy quyền, phẩm hàm của Lê Văn Duyệt: Biển vía ghi tước hiệu, tàn lọng, quạt vả, lỗ bộ, bát bảo, bạch mã thái giám, ngựa Xích Thố, kiệu, võng..., những lễ vật quí giá mà người dân hiến tặngBàn thờ trước Trung điệnHai bên có 2 ông hổ nhồi bông người dân hiến tặng, 4 con ngựa xích thố bằng gỗTheo quan niệm của người dân, chà tay vào những linh vật trong lăng rồi xát vào người sẽ phù hộ cho mình khỏe mạnh.Vì vậy người dân đi viếng thường hay vuốt cằm vuốt râu ông Hổ làm cho nó rụng nhẵn, do đó BQT Lăng mới đưa vào lồng kiếng như ngày nayBinh khíBàn thờ phía sauBên phải điện Thờ Hiệp Biện Đại học Sĩ Phan Thanh Giản (1796 – 1867) Kinh Lược Sứ Nam KỳBên Trái thờ Đức Quận Công Thiếu Phó Lê Chất (1769 – 1826 ) Tổng Trấn Bắc ThànhGian chánh điên đặt Tượng Đức Ông bằng đồng nguyên chất, cao 2,65m, nặng 3 tấn, do kíp thợ nghệ nhân Huế đúc và mang vào từ Huế. Tượng được lấy mẫu từ hình chân dung Lê Văn Duyệt in trên tờ giấy bạc 100 đồng lưu hành tại Sài Gòn năm 1966 (có lẽ do người dân đều nhớ khuôn mặt ông qua tờ giấy bạc ) do nhà điêu khắc nổi tiếng Phạm Văn Hạng thực hiệnHai bên đặt bài vị Phan Thanh Giản và Lê Chất[Diễn đàn]Bài và ảnh: Turau
source
http://www.saigonphoto.net/cpg/index.php?name=News&file=article&sid=73
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét