Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Chiến hạm tàng hình Zunwalt 3 tỷ và tàu con thoi bí mật của Mỹ


Chiến hạm tàng hình Zunwalt 3 tỷ và tàu con thoi bí mật của Mỹ



‘Chiến hạm tàng hình’ 3 tỷ USD của Mỹ có gì lạ?

Khu trục hạm tàng hình USS Zunwalt của Hải quân Mỹ có rất nhiều điểm tương đồng với phi thuyền Enterprise mà các nhà làm phim Hollywood thiết kế. USS Zunwalt sẽ là chiến hạm đầu tiên mang những vũ khí tối tân như pháo laser hay súng điện từ mà Mỹ đang phát triển.
alt 
Với trị giá lên tới 3 tỷ USD, USS Zunwalt là tàu khu trục lớn nhất của Hải quân Mỹ. Nó là chiến hạm đầu tiên thuộc lớp tàu cùng tên. Ảnh: Hải quân Mỹ
alt 
Con tàu có chiều dài 186 m, chiều rộng 24 m. Nó dài hơn các chiến hạm lớp Arleigh Burke khoảng 30 m và rộng hơn 6 m. Ảnh: Hải quân Mỹ
alt
Dù kích thước lớn nhưng thủy thủ đoàn của USS Zunwalt chỉ gồm 130 người trong khi các tàu chiến cùng kích thước cần 300 sĩ quan và thủy thủ để duy trì hoạt động. Khả năng tự động hóa cao là yếu tố then chốt giúp Hải quân Mỹ giảm biên chế trên các tàu khu trục tàng hình thế hệ mới. Ảnh: Ảnh:Naval-technology
alt 
Hàng loạt màn hình trong Trung tâm chỉ huy của USS Zunwalt cho phép sĩ quan điều khiển nắm rõ hiện trạng con tàu. Hệ thống máy tính đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành khu trục hạm tàng hình. Ảnh: Naval-technology
alt 
Hệ thống cảm biến tối tân cùng công nghệ chỉ huy trung tâm cho phép một sĩ quan giám sát và vận hành nhiều loại vũ khí cùng lúc. Loạt màn hình cảm ứng giúp các sĩ quan điều khiển con tàu và vũ khí bằng những cái chạm tay. Ảnh: Naval-technology
alt 
Về mặt lý thuyết, người ta có thể vận hành con tàu từ trung tâm chỉ huy. Hệ thống máy tính giúp nó hoạt động mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người. Ảnh: Wiki
alt 
Thiết kế góc cạnh của USS Zunwalt làm giảm khả năng phản hồi radar tới 50 lần so với các tàu khu trục thông thường. Trên màn hình radar, tàu khu trục khổng lồ này sẽ chỉ nhỏ như một chiếc tàu cá. Ảnh: Naval-technology
alt 
Song song với thiết kế ưu việt, USS Zunwalt sẽ là chiến hạm đầu tiên mang những vũ khí tối tân như pháo laser hay súng điện từ mà Mỹ đang phát triển. Hiện tại con tàu sở hữu hệ thống pháo AGS cỡ nòng 155 mm, có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 80 hải lý. Pháo AGS có khả năng bắn các loại đạn dẫn đường, đạn có điều khiển. Ảnh: Naval-technology
alt 
Hiện tại, hải quân Mỹ đang thử nghiệm USS Zumwalt. Theo kế hoạch, nó sẽ gia nhập biên chế hải quân Mỹ trong năm 2016. Ảnh: Wiki
 
Nhóm chuyên gia đặc biệt đón tàu con thoi tối mật của Mỹ
Đội chuyên gia tại Căn cứ Không quân Mỹ ở California kiểm tra tình trạng tàu con thoi X-37B trước khi đưa nó về kho chứa chuyên dụng sau gần 2 năm lơ lửng trong không gian.
Nhóm chuyên gia đặc biệt đón tàu con thoi tối mật của Mỹ
X-37B, tàu con thoi tối mật do hãng Boeing phát triển cho không quân Mỹ, là phương tiện bay không người lái hoạt động dựa theo lịch trình được lập sẵn. Nó vừa trở về trái đất sau 22 tháng lơ lửng trong không gian, chấm dứt sứ mệnh lịch sử nhưng hoàn toàn bí mật của không quân Mỹ. Tàu đáp xuống căn cứ không quân Vandenberg, California hôm 17/10.
Nhóm chuyên gia đặc biệt đón tàu con thoi tối mật của Mỹ
Đón tàu con thoi tối mật là đội ngũ chuyên gia dạn dày kinh nghiệm, những người từng từng đón X-37B trong hai lần hạ cánh trước đó vào năm 2010 và 2012. Toàn bộ thân tàu rất nóng do ma sát với không khí trong quá trình hạ cánh nên các chuyên gia phải mặc bộ quần áo bảo hộ đặc biệt trong quá trình tiếp xúc với X-37B.
Nhóm chuyên gia đặc biệt đón tàu con thoi tối mật của Mỹ
Người ta dễ dàng nhận thấy hình dáng của X-37B khá giống với tàu vũ trụ con thoi của NASA. Tuy nhiên, phiên bản quân sự nhỏ hơn rất nhiều do với đội tàu vũ trụ lừng danh của không quân Mỹ. Việc đón X-37B trở về trái đất cũng cần ít nhân lực hơn so với việc hạ cánh của các tàu con thoi Mỹ.
Nhóm chuyên gia đặc biệt đón tàu con thoi tối mật của Mỹ
Đại tá Keith Baits, Chỉ huy Không đoàn Không gian số 30, khẳng định: “Các chuyên gia tại căn cứ Vandenberg là những người dạn dày kinh nghiệm trong lĩnh vực đón X-37B. Họ từng nhiều lần thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này”.
Nhóm chuyên gia đặc biệt đón tàu con thoi tối mật của Mỹ
Không quân Mỹ cho biết, đội đón nhận là những người đảm bảo an toàn cho X-37B sau khi nó hạ cánh. Họ sẽ tiến hành các bước kiểm tra cần thiết trước khi kéo tàu con thoi vào khu nhà chứa chuyên dụng, nơi tiến hành các đánh giá chuyên sâu. Chỉ những chuyên gia đặc biệt được phép tiếp cận tàu con thoi mini trên đường băng.
Nhóm chuyên gia đặc biệt đón tàu con thoi tối mật của Mỹ
Trong mọi nhiệm vụ, X-37B đều được phóng lên quỹ đạo từ căn cứ không gian của không quân ở Mũi Canaveral, Florida và hạ cánh ở căn cứ không quân Vandenberg, California. Tính tới thời điểm hiện tại, các đội hỗ trợ X-37B đều rất quen việc.
Nhóm chuyên gia đặc biệt đón tàu con thoi tối mật của Mỹ
Giống các tàu con thoi của NASA, X-37B được trang bị động cơ phản lực và khoang chứa nhiên liệu. Tuy nhiên, sau khi được tên lửa đẩy đưa vào quỹ đạo trái đất, nó vận hành nhờ các tấm pin năng lượng mặt trời để tăng thời gian làm nhiệm vụ.
Nhóm chuyên gia đặc biệt đón tàu con thoi tối mật của Mỹ
Không quân Mỹ cho biết X-37B ra đời nhằm hỗ trợ thử nghiệm các công nghệ cho thế hệ tàu vũ trụ của Mỹ trong tương lai nhưng thời gian dài lơ lửng trên quỹ đạo khiến nhiều người suy đoán X-37B đang thực hiện nhiệm vụ do thám hoặc gián điệp.
Nhóm chuyên gia đặc biệt đón tàu con thoi tối mật của Mỹ
Công chúng biết tới X-37B khi nó hạ cánh xuống căn cứ Vandenberg ngày 11/6/2012 sau 469 ngày trên quỹ đạo. Tuy nhiên, không quân Mỹ khẳng định đây là hành trình thứ hai của tàu. Nó cất cánh lần đầu trong tháng 4/2010 và hoạt động 224 ngày trên quỹ đạo
Sau đây video lúc đáp xuống : Click vô link để xem:
X-37B Landing June 16, 2012 at Vandenberg Air Force Base, CA
source
TreDepOnline

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

20 công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới năm 2014


20 công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới năm 2014


20 công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới năm 2014

      
Từ tháp văn phòng, nhà hàng, khách sạn cho tới nhà ở, trường học, thư viện… đây là những công trình kiến trúc được Architizer bình chọn là đẹp nhất năm 2014.
Nhập mô tả cho ảnh

Sân bay đẹp nhất (Giải hội đồng chuyên môn/bình chọn trực tuyến)

Sân bay quốc tế Bao’an, Trung Quốc

Nhập mô tả cho ảnh

Triển lãm nghệ thuật đẹp nhất (Giải hội đồng nghệ thuật)

Triển lãm McGee Art Pavilion, Trường Thiết kế và Nghệ thuật, New York, Mỹ

Nhập mô tả cho ảnh

Câu lạc bộ đêm đẹp nhất (Giải hội đồng nghệ thuật)

Khách sạn Prahan, Melbourne, Australia

Nhập mô tả cho ảnh

Câu lạc bộ đêm đẹp nhất (Giải bình chọn trực tuyến)

BIBOSS LTD, Bulgari

Nhập mô tả cho ảnh

Trạm xe bus, tàu điện ngầm đẹp nhất (Giải hội đồng chuyên môn/bình chọn trực tuyến)

Ga tàu điện ngầm Fovam ter Szent Gellert, Budapest

Nhập mô tả cho ảnh

Khách sạn đẹp nhất (Giải bình chọn trực tuyến)

Khu nghỉ đưỡng Baan Suan Mook, Thái Lan
Nhập mô tả cho ảnh

Tòa nhà chính phủ đẹp nhất (Giải hội đồng chuyên môn)

Columbia Building, Phần Lan
Nhập mô tả cho ảnh

Trường trung học đẹp nhất (Giải hội đồng chuyên môn/bình chọn trực tuyến)

Trường trung học Marcel Sembat, Pháp
Nhập mô tả cho ảnh

Thư viện đẹp nhất (Giải hội đồng chuyên môn/bình chọn trực tuyến)

Ninos Conarte, Mexio
Nhập mô tả cho ảnh

Khu tưởng niệm đẹp nhất (Giải bình chọn trực tuyến)

Khu tưởng niệm sự kiện 11/9, New York, Mỹ
Nhập mô tả cho ảnh

Bảo tàng đẹp nhất (Giải hội đồng chuyên môn)

Bảo tàng hải dương quốc gia Đan Mạch, Đan Mạch
Nhập mô tả cho ảnh

Văn phòng đẹp nhất (Giải hội đồng chuyên môn)

Al Bahr Towers, Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

Nhập mô tả cho ảnh

Tòa nhà có nội thất văn phòng đẹp nhất (Giải bình chọn trực tuyến)

Heavybit Industries, San Francisco, Mỹ

Nhập mô tả cho ảnh

Cửa hàng đẹp nhất (Giải bình chọn trực tuyến)

Hublot Pop-up Store, Singapore

Nhập mô tả cho ảnh

Nhà ở có nội thất đẹp nhất (Giải bình chọn trực tuyến)

Casa 103, Bồ Đào Nha

Nhập mô tả cho ảnh

Nhà hàng đẹp nhất (Giải hội đồng chuyên môn/bình chọn trực tuyến)

L’angolino, Nhật Bản

Nhập mô tả cho ảnh

Cửa hàng bán lẻ đẹp nhất (Giải bình chọn trực tuyến)

Trạm xăng + McDonalds, Georgia, Mỹ

Nhập mô tả cho ảnh

Nhà ở biệt lập dưới 300m2 đẹp nhất (Giải hội đồng chuyên môn)

Hut on Sleds, New Zealand

Nhập mô tả cho ảnh

Nhà ở biệt lập từ 300-900m2 đẹp nhất (Giải hội đồng chuyên môn)

Two Hulls House, Canada

Nhập mô tả cho ảnh

Nhà ở biệt lập trên 900m2 đẹp nhất (Giải hội đồng chuyên môn)

Villa Kogelhof, Hà Lan

Nhập mô tả cho ảnh

Khu thể thao đẹp nhất (Giải hội đồng chuyên môn)

Nhà thi đấu Gammel Hellerup, Đan Mạch
Trang kiến trúc Architizer mới đây công bố những công trình đạt giải thưởng A+ Awards thường niên lần thứ 2 cho những công trình đẹp nhất trên thế giới năm 2014. Giải thưởng được trao cho 129 công trình tại hơn 60 hạng mục, bao gồm: bảo tàng, khu tưởng niệm, tòa nhà chính phủ… dựa trên tiêu chí thiết kế nội thất và sản phẩm đẹp nhất. Các công trình đoạt giải được đánh giá bởi hội đồng chuyên môn gồm hơn 300 người và bình chọn trực tuyến của công dân từ hơn 100 quốc gia. Giải thưởng được chia làm hai mục hội đồng chuyên môn và bình chọn trực tuyến.
Hoài Thu
Business Insider
source
TreDepOnline

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

DỰ ÁN BÓNG MA TRÊN BẦU TRỜI


DỰ ÁN BÓNG MA TRÊN BẦU TRỜI
alt
Trong những năm 1970, quân đội Mỹ muốn thay thế các máy bay B-52 già cỗi bằng những chiếc máy bay ném bom mới hiện đại hơn. Điều quan trọng là Mỹ muốn những chiếc máy bay có thể mang bom hạt nhân đến bất kỳ đâu trên thế giới chỉ trong một giờ và quan trọng là nó phải ‘vô hình’ trước radar và mọi hệ thống săn tìm của quân thù.
Phải mất hơn 10 năm với số vốn đầu tư lên đến hàng chục tỷ USD, nhà thầu Northrop Grumman đã nghiên cứu và chế tạo thành công chiếc máy bay ném bom tàng hình B-2. Một chiếc máy bay ném bom chưa từng biết đến trước đây, với khả năng vô hiệu hóa radar, đạt vận tốc siêu âm và có thể mang hàng tấn thuốc nổ và bom rải thảm lên kẻ thù.
Dự án siêu máy bay ném bom
Xuất phát từ một dự án bí mật có tên Máy bay ném bom công nghệ cao (Advanced Technology Bomber – ATB) vào năm 1979. Tại thời điểm này, cuộc chiến tranh lạnh vẫn đang diễn ra, ứng cử viên tổng thống Mỹ lúc đó là Ronald Reagan đã tuyên bố sẽ khôi phục lại sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. Vào ngày 22 tháng 8 năm 1980, một nhân viên thuộc nội các của tổng thống Jimmy Carter đã công bố với báo giới rằng Bộ quốc phòng Mỹ đang phát triển nhiều mẫu máy bay mới, trong đó có cả ATB.
Sau khi xem xét thiết kế mẫu của nhiều công ty, chỉ có 2 đơn vị lọt vào vòng chung kết, đó là Northrop/Boeing và Lockheed/Rockwell. 2 công ty này sẽ cạnh tranh với nhau để chọn ra 1 thiết kế duy nhất cho dự án ATB. Vì là dự án bí mật nên trong suốt quá trình diễn ra, tất cả những người có liên quan đều sử dụng cụm từ ” Aurora ” khi nói đến ATB. Vào ngày 20/10/1981, thiết kế của Northrop/Boeing thắng cuộc và được chọn.
alt
Thiết kế của Northrop sau đấy được đặt mã B-2 kèm theo tên gọi “Spirit”. Vào giữa những năm 1980, thiết kế của B-2 Spirit có thay đổi do mục tiêu của dự án được thay đổi từ máy bay ném bom tầm cao sang tầm thấp. Việc thay đổi thiết kế đã khiến ngày cất cánh đầu tiên của B-2 bị dời lại 2 năm, kéo theo đó là khoảng 1 tỷ USD chi phí phát sinh. Đến năm 1989, đã có khoảng 23 tỷ USD được chi cho dự án phát triển B-2 một cách bí mật. Vào những lúc cao điểm, đã có đến gần 13.000 tham gia vào dự án.
B-2 Spirit ra mắt công chúng lần đầu tiên vào ngày 22/11/1988 tại nhà máy 42 thuộc Không quân Mỹ, đặt tại Palmdale , California , nơi nó được lắp ráp. Buổi giới thiệu đầu tiên được canh gác cực kỳ cẩn thận và những khách mời không được phép nhìn phía đuôi của B-2. Tuy nhiên, do không đặt ra quy định cấm bay trên không phận khu vực diễn ra buổi ra mắt nên một số phóng viên đã chụp được những bộ phận bí mật của máy bay từ trên cao. Chuyến bay chính thức đầu tiên của B-2 Spirit được thực hiện vào ngày 17/7/1989 cũng ngay tại sân bay này.
alt
Ban đầu, chính phủ Mỹ lên kế hoạch sẽ sản xuất 132 máy bay tàng hình B-2 Spirit. Sau đó, con số này được giảm xuống còn 75. Đến năm 1992, dưới áp lực về tài chính và quốc hội, tổng thống Bush (Bush cha) tuyên bố sẽ chỉ có 20 chiếc B-2 được xuất xưởng (sau này tăng lên thành 21 chiếc nhờ vào việc tân trang lại một chiếc thử nghiệm). Một điểm khá thú vị về phi đội B-2 Spirit là mỗi chiếc đều có một tên gọi chính thức, được đặt theo tên các tiểu bang và thành phố của Mỹ, ví dụ như “Spirit of Texas” hay “Spirit of Hawaii”.
Cấu tạo và hoạt động

left align image

B-2 là chiếc máy bay đắt nhất trong lịch sử từ trước đến nay, với chi phí sản xuất 2 tỷ USD mỗi chiếc. Do chi phí sản xuất và duy trì hoạt động quá lớn, Mỹ đã phải hạn chế số lượng hiện tại ở mức 20 chiếc.
B-2 có hình dáng khí động học khá đặc biệt, không chỉ giúp nó đặt được vận tốc lớn mà còn góp phần hấp thụ sóng radar của kẻ thủ. Nó có sải cánh dài tới 52m, chiều dài thân máy bay là 21m, trọng lượng không tải 71 tấn và có thể mang theo hơn 70 tấn các loại vũ khí, bom đạn.
Sử dụng 4 động cơ turbin General Electric F118-GE-100 với lực đẩy 77kN mỗi động cơ. B-2 có khả năng đạt tốc độ tối đa ở mức cận âm (1000 km/h), tầm bay 10.000 km và nếu được tiếp nhiên liệu nó có thể bay gần 20.000 km, đến bất cứ mục tiêu nào trên thế giới. B-2 có khả năng tiếp nhiên liệu ngay trên không .
Các hoạt động của chiếc máy bay được hỗ trợ khá nhiều bởi máy tính, Northrop Grumman đã trang bị hệ thống fly-by-wire, các hệ thống máy tính có thể tự động nhận thông tin từ các cảm biến, sau đó tính toàn tình huống và xử lý giúp máy bay luôn trong trạng thái ổn định. Do đó một phi hành đoàn của B-2 chỉ gồm 2 người, một phi công và một chỉ huy phi vụ.
Bóng ma vô hình
B-2 là mẫu máy bay ném bom có khả năng tàng hình, giúp nó tiếp cận mục tiêu mà kẻ thù không hay biết, có khả năng thực hiện nhiệm vụ mà các phi đội máy bay chiến đấu khác không thể làm được. Để làm được điều này, nó cần được thiết kế để khó nhận ra, giảm tiếng ồn, không để bị phát hiện bởi radar hay cảm biến hồng ngoại, đồng thời phải ngăn các sóng điện từ phát ra từ các thiết bị trên máy bay.
Do đó mà B-2 có hình dạng dẹp giống một con cá đuối và có màu đen, giúp nó hòa vào nền trời đêm, hầu hết các nhiệm vụ của B-2 được thực hiện vào ban đêm. Các động cơ của B-2 nằm sâu trong thân máy bay giúp giảm thiểu tiếng ồn. Thiết kế khí động học của nó cũng giúp các động cơ không phải hoạt động ở mức tối đa.
B-2 cũng phải xóa dấu vết nhiệt của mình, thường tỏa ra từ các động cơ. Các cảm biến hồng ngoại và tên lửa tầm nhiệt có thể dễ dàng ‘đánh hơi’ những vùng có nhiệt độ cao. Toàn bộ khí thải ra được đi qua một khoang làm lạnh trước khi xả ra ngoài, do đó nó làm giảm lượng nhiệt phát ra từ các động cơ.
Để có thể vô hình trước radar địch, cấu tạo lớp vỏ của B-2 được thiết kế đặc biệt bởi chất liệu composite có khả năng hấp thụ sóng điện từ. Các bộ phận bằng kim loại có khả năng phản hồi sóng radar như động cơ, bom đạn .. đều được đặt hoàn toàn ở bên trong. Hình dạng của chiếc B-2 cũng góp phần vô hiệu hóa sóng radar. Toàn bộ phần phía trước và mặt dưới của chiếc máy bay được thiết kế với các bề mặt cong, giống như một chiếc gương cầu, nó làm lệch hướng các sóng vô tuyến và khiến nó không trở lại được nguồn phát.
alt
Vũ khí
Ban đầu, mục đích chính của B-2 là mang bom hạt nhân vào Liên Xô trong trường hợp có chiến tranh. Với sự sụp đổ của Liên Xô và các hiệp ước mới về sử dụng vũ khí hạt nhân, B-2 trở thành một máy bay ném bom đa chức năng.
Nó có 2 khoang chứa bom với các máy phóng quay, khi người chỉ huy xác định được mục tiêu, tín hiệu máy tính sẽ mở khoang chứa bom và điều khiển máy phóng quay đến một quả bom xác định được sử dụng cho nhiệm vụ. Sau khi được thả, một hệ thống dẫn đường sẽ giúp quả bom tìm đến đúng vị trí của mục tiêu. Loại bom dẫn đường này còn được gọi là JDAM.
alt
Ngoài ra nó còn được trang bị các loại tên lửa hành trình, các loại bom Mark 82, Mark 84, bom GATOR, CBU-97. Đặc biệt, bắt đầu từ năm 2009, B-2 được trang bị thêm loại vũ khí có sức công phá khủng khiếp nhất, MOP (The Massive Ordnance Penetrator) là một quả bom với trọng lượng 14 tấn, dùng để phá hủy những bunker kiên cố nhất nắm dưới lòng đất, còn được mệnh danh là “Mẹ của tất cả các loại bom” -“The Mother of All Bombs” (MOAB). (hình trên góc phải)
Nhiệm vụ chính của B-2 là thả bom, bên cạnh đó tự tin với khả năng không thể bị phát hiện, B-2 không được trang bị bất kỳ lại vũ khí không đối không nào. Thậm trí nó cũng không có các hệ thống phòng thủ như pháo sáng đánh lạc hướng tên lửa. Tuy vậy, trong lịch sử chưa từng có chiếc B-2 nào bị bắn hạ.
Các cuộc chiến và tương lai
B-2 bắt đầu tham chiến trong Chiến tranh Kosovo năm 1999. Chiếc B-2 là máy bay đầu tiên sử dụng Vũ khí tấn công JDAM trong chiến tranh. Từ đó, chiếc máy bay này đã hoạt động tại Afghanistan trong “Chiến dịch Tự do vĩnh viễn” và tại Iraq trong “Chiến dịch Tự do Iraq”.
Sau khi ném bom các mục tiêu tại Afghanistan, chiếc máy bay hạ cánh tại Diego Garcia, tái nạp nhiên liệu và thay thế phi hành đoàn cho phi vụ tiếp theo. Trong chiến dịch tại Iraq nó còn phải bay xa hơn bởi B-2 đóng tại căn cứ Diego Garcia.
Những phi vụ sau này ở Iraq diễn ra từ Căn cứ không quân Whiteman ở Missouri . Điều này khiến nhiều phi vụ kéo dài hơn 30 giờ và một phi vụ đã kéo dài hơn 50 giờ. Chiếc B-2 có tính năng tự động cao, không như những máy bay chiến đấu một người lái, một thành viên đội bay có thể ngủ, sử dụng toilet hay chuẩn bị bữa ăn nóng trong khi người kia điều khiển máy bay.
B-2 cũng đã được Mỹ dùng trong cuộc chiến Lybia cùng Liên quân NATO ủng hộ lực lượng nổi dậy Lybia năm 2011. Mới đây nhất, ngày 28/3, Mỹ đã điều 2 máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 Spirit tham gia vào cuộc tập trận chung với Hàn Quốc. Hai chiếc B-2 Spirit đã bay thẳng từ căn cứ không quân Whiteman tại bang Missouri qua quãng đường hơn 10.460 km đến quốc gia Đông Nam Á này.
Văn phòng kiểm kê chính cho biết “đây là dự án phát triển máy bay ném bom có chi phí hoạt động cao nhất, tính trên mỗi chiếc máy bay xuất xưởng”. Mỗi chiếc B-2 cần 119 giờ bảo trì (so với mức 53 giờ của “pháo đài bay” B-52) và tốn 3,4 triệu USD/tháng tiền chi phí bảo trì. Sở dĩ B-2 có mức phí cũng như thời gian bảo trì cao là do yêu cầu cần có nhà chứa đủ rộng cho chiếc máy bay có sải cánh đến 52,4 m này. Không những thế, nhà chứa phải đảm bảo các yêu cầu về nhiệt độ để bảo vệ lớp vỏ “tàng hình” của B-2. Theo báo cáo của GAO, Government Accountability Office, tổng chi phí cho mỗi chiếc B-2 tại thời điểm năm 1997 là 929 triệu USD. Đến năm 2004, Mỹ đã chi tổng cộng 44,75 tỷ USD (trị giá quy đổi năm 1997) cho dự án B-2. Chi phí này bao gồm phát triển, sản xuất, cơ sở vật chất và linh kiện dự trữ.
Mặc dù vậy, Chính phủ Mỹ vẫn không tiếc tiền đổ vào việc nghiên cứu các công nghệ mới trên B-2. Mới đây, một hợp đồng trị giá 500 triệu USD đã được Chính phủ Mỹ duyệt để phát triển hệ thống cơ sở mạng, các thiết bị điện tử và hệ thống radar trên B-2.
alt
B-2 Spirits và F-22 Raptor bay đội hình trên không phận Guam
Hãng Northrop Grumman của Mỹ tuyên bố vừa thử nghiệm thành công hệ thống thông tin vệ tinh chống nhiễu mới (satcom) cho máy bay ném bom tàng hình B-2 Sripit để có được khả năng chống lại các hệ thống gây nhiễu và tác chiến điện tử của đối phương.
Theo hãng tin quốc phòng Anh (Jane), việc trình diễn khả năng chống nhiễu vệ tinh cho máy bay ném bom B-2 đi kèm với chiến lược “chống tiếp cận/khu vực cấm” (A2/AD) trước các mối đe dọa ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Hệ thống thông tin tần số cao giống như mạng vệ tinh AEHF thường được xem là “an toàn” hơn do được ứng dụng những công nghệ vi mạch thế hệ mới, các thành phần nhu liệu (software) tinh vi, cương liệu (hardware) nhỏ gọn hơn, cũng như những chùm tia phát xạ tín hiệu hẹp hơn.
Hãng Northrop Grumman đã tiến hành một thử nghiệm hệ thống thông tin vệ tinh AEHF trên một máy bay ném bom B-2 vào ngày18/4/2013vừa qua. Trước đó, hãng này cũng đã đánh giá khả năng truyền phát và nhận tín hiệu của hệ thống radar AESA ở những góc quét khác nhau trong phòng thí nghiệm, trước khi được lặp đặt và thử nghiệm hoạt động trên máy bay ném bom B-2.
Hệ thống radar AESA được hy vọng sẽ giúp B-2 nhận các thông tin chiến trường với tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn đáng kể so với những hệ thống liên lạc vệ tinh quân sự hiện tại được được sử dụng trong quân đội Mỹ.
Với hệ thống thông tin vệ tinh chống nhiễu mới, dự kiến trong tương lai, sự nguy hiểm của loại máy bay ném bom tàng hình duy nhất đang hoạt động trên thế giới hiện nay sẽ trở nên ngày càng nguy hiểm hơn. Khả năng tàng hình cùng các hệ thống phụ như AEHF sẽ giúp B-2 có thể dễ dàng xâm nhập vào khu vực phòng thủ của quốc gia đối địch như Trung Quốc, thả bom phá hủy và nhanh chóng trở về căn cứ.
Hệ thống satcom sẽ cho phép máy bay ném bom tàng hình B-2 có thể hoạt động kết nối với mạng lưới vệ tinh tần số siêu cao tối tân (AEHF) của Không quân Mỹ (USAF). Mục đích của AEHF là để thay thế hàng loạt cho những vệ tinh quân sự Milstar mà Quân đội Mỹ đã triển khai từ những năm 1990 trên toàn cầu, bảo đảm khả năng chống bức xạ và gây nhiễu cho hệ thống thông tin quân sự của Quân đội Mỹ.
Genk.vn (HowStuffWorks)& News247.com(Jane)
source
Tre Dep Online

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Phi cơ không người lái X-47B của Mỹ lại làm nên lịch sử


Phi cơ không người lái X-47B của Mỹ lại làm nên lịch sử


X-47B của Mỹ lại làm nên lịch sử
Hôm 10/7, UAV X-47B của Mỹ thực hiện thành công một trong những thao tác khó nhất của ngành hàng không: bắt trúng dây hãm đà trên boong HKMH USS George H.W.Bush ngoài khơi Đại Tây Dương.
Chiếc máy bay không người lái X-47B, do công ty Northrop Grumman Corp. chế tạo, cất cánh từ căn cứ Naval Air Station Patuxent River ở Maryland vào sáng ngày 10/7, bay một vòng trên biển Đại Tây Dương, trước khi đáp xuống chiếc hàng không mẫu hạm George H.W. Bush đang di chuyển ngoài khơi bờ biển tiểu bang Virginia.
Nhờ vào máy định vị GPS và các hệ thống điện tử phi hành tối tân, chiếc máy bay không người lái, với kích thước tương đương một chiến đấu cơ có người lái, liên lạc trực tiếp với máy vi tính đặt trên hàng không mẫu hạm để nhận chỉ thị phi hành.
Hiện thời, các máy bay chiến đấu không người lái của Mỹ vẫn cần có người điều khiển từ xa. Tuy nhiên, chiếc X-47B được chế tạo để có thể thực hiện công tác được điều khiển hoàn toàn bằng máy vi tính. Một phi công sẽ hoạch định đường bay và ra lệnh khởi động. Máy vi tính sẽ hướng dẫn máy bay cất cánh khỏi hàng không mẫu hạm, đến mục tiêu, và quay trở lại tàu. Chiếc X-47B có thể bay cao 40.000 feet với tầm hoạt động là 2.400 dặm.
Việc hạ cánh trên một hàng không mẫu hạm đang di chuyển ngoài biển khơi, trong lúc bị sóng nhồi, là điều vô cùng khó khăn ngay cả cho các phi công lão luyện nhất. Chiếc X-47B đáp xuống hầu như hoàn toàn do sự điều khiển của máy vi tính. Khoảng 45 phút sau đó chiếc máy bay lại đáp xuống một lần nữa, với đuôi cũng móc vào dây cáp làm giảm tốc độ.
“Qua việc cải thiện và phối hợp các kỹ thuật tân tiến như trong trường hợp chiếc X-47B và các máy bay không người lái sau này, các hàng không mẫu hạm sẽ tiếp tục duy trì được vai trò quan trọng của mình trong suốt 50 năm hoạt động của tàu”- Bộ trưởng Hải Quân Mỹ Ray Mabus cho hay trong bản thông cáo phổ biến tới báo chí.
Trước đó, trung tuần tháng 5/2013, Lần đầu tiên trong lịch sử, chiếc máy bay không người lái X-47B cũng đã cất cánh thành công từ máy phóng hơi nước trên tàu sân bay USS George H.W. Bush (CVN 77 ) tương tự như những chiếc máy bay phản lực khác.
Đại úy Jaime Engdahl, người điều hành chương trình UAV trực thuộc Navair, cho biết, sau khi hạ cánh thành công UAV X-47B sẽ phải trải qua một cuộc kiểm tra ngắn trước khi thực hiện thử nghiệm lại. Đại úy Engdahl cho biết chương trình thử nghiệm sẽ kéo dài một tuần lễ, trong thời gian đó X-47B sẽ thực hiện ít nhất ba lần hạ cánh trên HKMH. Ngoài ra, việc kiểm tra đánh giá mức độ hiệu quả của các đặc điểm kỹ chiến thuật của UAV trong điều kiện thời tiết phức tạp và môi trường khắc nghiệt của biển sẽ chưa được thực hiện.
Chuyến bay này của X-47B có thể làm thay đổi cấu trúc không lực của hải quân Mỹ trong tương lai.
Petrotimes, VnMedia ( Navair.navi/ AP)

source
Tre Dep Online