Thứ Tư, 3 tháng 6, 2009

Hầm Thủ Thiêm: Cả 4 đốt đều nứt

















Thứ Ba, 19/08/2008, 07:53 (GMT+7)
Vết nứt ở bốn đốt hầm Thủ Thiêm: Đang trong tầm kiểm soát
TT - Cục trưởng Cục Giám định các công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) Lưu Quang Hùng (ảnh) cho biết như trên khi trao đổi với báo chí vào chiều 18-8 về sự việc bốn đốt hầm Thủ Thiêm nằm trong đại lộ đông - tây đều nứt khi thi công tại bãi đúc Nhơn Trạch (Đồng Nai). Ông nói vụ việc đã được các chuyên gia phát hiện từ tháng 3-2008. Ngay khi vết nứt xuất hiện, Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng (Hội đồng nghiệm thu nhà nước) đã có ý kiến.
>>
Cả 4 đốt đều nứt>> Hầm Thủ Thiêm sắp nối đôi bờ sông Sài Gòn>> Chuẩn bị lắp các đốt hầm Thủ Thiêm>> Đạt khối lượng thi công trên 70%>> Tháng 8, lắp đặt hầm Thủ Thiêm>> Con đường đẹp nhất TP.HCM
Đồng thời tư vấn thiết kế công trình, nhà thầu và chủ đầu tư công trình đã có báo cáo kịp thời và tiến hành đo đạc, quan trắc để tìm ra nguyên nhân và tìm cách xử lý thích hợp. Ông Hùng nói:
- Đến giờ phút này, nhà thầu đã có báo cáo chi tiết về hiện trạng của vết nứt, sơ bộ đánh giá nguyên nhân và giải pháp khắc phục để Hội đồng nghiệm thu nhà nước đánh giá. Hội đồng đã cử một tổ chuyên gia vào xem xét và có nhận định sơ bộ. Dự kiến cuối tuần sau hội đồng sẽ có cuộc họp và có ý kiến chính thức về vụ việc này.
* Thưa ông, các đốt hầm đều nứt như vậy liệu có phải đình chỉ thi công?
- Vụ việc đang trong quá trình làm rõ nguyên nhân và tìm cách khắc phục nên không phải áp dụng biện pháp này. Tất nhiên sự việc xảy ra như thế này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Nhân đây tôi cũng xin nói rõ là công trình thi công các đốt hầm Thủ Thiêm phải qua rất nhiều công đoạn cần phải nghiệm thu. Các đốt này khi thi công xong phải được nghiệm thu, nếu không đạt tiêu chuẩn phải làm lại. Tiếp đó, công đoạn lai dắt ra vị trí lại nghiệm thu một lần nữa rồi mới đưa xuống lòng sông, lắp đặt xong lại nghiệm thu. Tóm lại là rất nhiều công đoạn chặt chẽ. Nói chung giai đoạn này phát hiện vết nứt phải tìm cách khắc phục thôi.
* Định hướng của Hội đồng nghiệm thu nhà nước trước vụ việc này như thế nào?
- Đầu tiên là chủ thể của dự án phải tự đánh giá và đưa ra các biện pháp khắc phục báo cáo lên các cơ quan chức năng và Hội đồng nghiệm thu nhà nước. Sau đó sẽ mời các chuyên gia phản biện chọn ra phương án tối ưu để khắc phục. Phương án phải được Hội đồng nghiệm thu nhà nước chấp thuận mới được xử lý.
* Ông có thể cho biết trách nhiệm để xảy ra những vết nứt thuộc về ai?
- Bây giờ đang tìm nguyên nhân nên chưa thể quy trách nhiệm cụ thể được cho ai. Và tôi cũng nhấn mạnh rằng vụ việc này vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
* Thưa ông, có thông tin cho rằng cơ quan điều tra của Bộ Công an đã vào cuộc để tìm hiểu vụ việc này, ông xác nhận có thông tin đó không?
- Theo tôi được biết, vụ việc này móc xích với nhiều vấn đề khác. Tôi cũng được biết bên cơ quan điều tra đã có văn bản gửi chủ đầu tư cảnh báo về vụ việc này.
"Nếu không khắc phục được thì nhà thầu phải làm lại"
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Liên, phó chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựngTrao đổi với Tuổi Trẻ chiều qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Liên, phó chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng, cho biết trước đó ông vào kiểm tra thi công những đốt hầm Thủ Thiêm đã phát hiện vết nứt "rạn chân chim" ở các đốt hầm này và cảnh báo nhà thầu khắc phục. Tuy nhiên, ông Liên khẳng định khi kiểm tra không phát hiện chuyện ăn bớt sắt thép, bêtông của công trình này vì nhà thầu tuân thủ rất đúng trình tự thi công và tiến độ thi công đã được các chuyên gia giám sát rất kỹ. Ông Liên khẳng định:
- Vấn đề nứt các đốt hầm Thủ Thiêm hiện nay do báo chí nêu là không mới, Hội đồng nghiệm thu nhà nước đã biết rõ rồi, hiểu rõ bản chất và hiện nay anh em chuyên gia đã và đang bám công trình thường xuyên, phản ánh thông tin kịp thời, cập nhật đến hội đồng. Việc thi công các đốt hầm khi đủ điều kiện và được Hội đồng nghiệm thu nhà nước quyết định mới được đưa xuống hầm dưới lòng sông nên vụ việc này không có gì đáng lo ngại cả.
Cuối tháng này, Hội đồng nghiệm thu nhà nước sẽ vào kiểm tra lần cuối và đánh giá những vấn đề đã được cảnh báo từ lần trước. Theo đánh giá sơ bộ, tôi cho rằng đây là vấn đề nứt do nhiệt vì nhiệt độ trong vùng đó rất cao. Tuy nhiên, cần phải xem xét kỹ vết nứt sâu đến đâu và khắc phục bằng cách nào. Nếu không khắc phục được thì hội đồng không nghiệm thu và tất nhiên nhà thầu phải làm lại.
Đ.H.L.
ĐỖ HỮU LỰC
Ông Đào Xuân Ngọc - phó giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ đông - tây và môi trường nước TP.HCM:
Chờ Hội đồng nghiệm thu nhà nước
Ngay sau khi xuất hiện các vết nứt, ban quản lý dự án đã thuê Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 tiến hành siêu âm, quan trắc các vết nứt và có kết quả số liệu gần giống báo cáo của nhà thầu. Theo đề xuất của nhà thầu, các vết nứt nhỏ dưới 0,2mm thì trám trét, các vết nứt lớn hơn 0,2mm thì dùng thiết bị hút chân không, tiêm chất phụ gia... bít vết nứt. Và với những vết nứt lớn hơn đang đề xuất Hội đồng nghiệm thu nhà nước hướng giải quyết là tìm nhà thầu chuyên nghiệp để xử lý các vết nứt này.
Mới đây, trong cuộc họp ngày 13-8 với tổ chuyên gia của Hội đồng nghiệm thu nhà nước về công trình hầm Thủ Thiêm, ban quản lý dự án đã giải trình và cung cấp đầy đủ tài liệu về công trình này. Tổ chuyên gia cho biết sẽ có báo cáo thường trực Hội đồng nghiệm thu nhà nước và sau đó trong tháng 8-2008 cơ quan này sẽ có văn bản trả lời chính thức. Do đó sau khi có kết luận chính thức, ban quản lý dự án sẽ phối hợp với đơn vị tư vấn để yêu cầu nhà thầu thực hiện.
Tôi được biết cuối tuần này hoặc trễ lắm là đầu tuần sau Hội đồng nghiệm thu nhà nước sẽ có văn bản trả lời.
NGỌC ẨN
______________
Diễn biến vụ việc
Dự án đại lộ đông - tây (chủ đầu tư: UBND TP.HCM) là một trong những công trình nằm trong danh mục được Hội đồng nghiệm thu nhà nước (HĐNTNN) kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tổ chức kiểm tra và nghiệm thu trong năm 2007.
Theo đó, HĐNTNN đã tổ chức đoàn công tác gồm các chuyên gia của hội đồng, các chuyên viên Cục Giám định các công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) trực tiếp kiểm tra công trình dự án đại lộ đông - tây.
Đầu năm 2008: phải làm rõ nhiều vấn đề
Căn cứ báo cáo kết quả kiểm tra của tổ chuyên gia và cơ quan thường trực HĐNTNN vào tháng 9-2007 và tháng 11-2007, ngày 8-1-2008 Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Liên (phó chủ tịch HĐNTNN) đã ký công văn gửi UBND TP.HCM, đề cập những vấn đề lo ngại về độ lún của nền, vật liệu sử dụng cho kết cấu bêtông hầm, liên kết giữa các đốt hầm tại dự án đại lộ đông - tây. Công văn này đề nghị chủ đầu tư chỉ đạo các đơn vị liên quan giải trình để làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến độ lún của nền, về mối nối hầm dìm và về vật liệu (sự ảnh hưởng đến yêu cầu về tuổi thọ công trình do sử dụng cốt liệu thô trong bêtông của hầm dìm - thành phần SiO2 vô định hình trong đá dăm, đá mi lớn hơn 18%). Đồng thời HĐNTNN đề nghị chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra thiết kế phần cấu tạo mối nối hầm dìm (do đây là công trình lần đầu tiên được áp dụng tại VN).
Qua kiểm tra thực tế tại hầm Thủ Thiêm, theo báo cáo của các chuyên gia thuộc HĐNTNN, các chuyên gia này đã phát hiện cả bốn đốt hầm dìm đều xuất hiện nhiều vết nứt trên tường hầm và bản nắp với các dạng vết nứt chính như sau: Các vết nứt xuất hiện ở thành tường thẳng đứng, kéo dài 2-3m, bề rộng lớn nhất của vết nứt đến 1mm. Bề sâu vết nứt chưa được xác định cụ thể, các vết nứt ở vị trí giữa các phân đoạn đổ bêtông của mỗi đốt hầm. Các vết nứt này thẳng đứng kéo dài gần như cao hết chiều cao đốt hầm, bề rộng vết nứt đến 0,3mm (theo quan sát sơ bộ bằng mắt thường). Ngoài ra xuất hiện các vết nứt trên bề mặt của nắp hầm làm rỏ nước mưa xuống nền. Bên cạnh đó, các tấm thép bịt đầu các đốt hầm và cốt thép chưa được bảo vệ tốt để chống ăn mòn trước và trong khi thi công nên đã xuất hiện hiện tượng gỉ sét. Công tác bảo dưỡng bêtông trên công trường không được thể hiện rõ: vật liệu ủ ấm, chế độ tưới nước, chất lượng nước dưỡng hộ.
Tháng 7-2008: rõ dần nguyên nhân
Vào cuối tháng bảy vừa qua, ông Huỳnh Ngọc Sĩ - giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ đông - tây và môi trường nước TP.HCM - đã có văn bản giải trình những vấn đề nêu trên của HĐNTNN. Về nguyên nhân gây ra nứt, theo ban quản lý dự án, nhà thầu Obayashi đưa ra một số nguyên nhân như: co ngót của bêtông, hàm lượng nước/ximăng ít hơn 0,40, việc phân tầng trong bêtông và do điều kiện môi trường.
Còn đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) cho rằng ngoài các nguyên nhân do nhà thầu đưa ra còn có một phần nhỏ do vật liệu ximăng loại nhiệt thủy hóa thấp của Holcim có đặc tính dễ trương nở khi nắng gắt hoặc nhiệt độ cao, kỹ năng tay nghề của công nhân khi xử lý không thích hợp để mất nước trong bêtông và độ dầm chặt chưa đạt yêu cầu.
Ảnh hưởng thế nào đến công trình?
Cũng theo báo cáo của ông Sĩ, về ảnh huởng của vết nứt đến độ bền của kết cấu, nhà thầu Obayashi báo cáo theo tiêu chuẩn JSCE 2002, mức độ bề rộng vết nứt gây ra ăn mòn cốt thép cho phép đối với đốt hầm là dưới 0,28mm, và độ chống thấm nước có bề rộng vết nứt 0,1mm nằm trong mức cho phép. Vì vậy đối với vết nứt lớn hơn 0,28mm cần phải sửa chữa thì tuổi thọ của kết cấu được cải thiện.
Tuy nhiên, tư vấn PCI cho rằng tình trạng xảy ra của các vết nứt ở tường bên và bản đỉnh sẽ gây ảnh hưởng đến độ bền của bêtông trong tương lai. Việc đánh giá ảnh hưởng của vết nứt đến độ bền của hầm dìm phải xem xét đến các yếu tố sau: khả năng chịu tải của kết cấu; độ bền của kết cấu như độ ăn mòn cốt thép, chống thấm, chức năng của kết cấu.
Tư vấn cho rằng nhà thầu chưa đánh giá đầy đủ đến khả năng chịu tải của đốt hầm sau khi dìm, đắp trả và khai thác vận hành. Vì vậy tư vấn không thể đánh giá được độ bền vào thời điểm hiện tại nếu không có biện pháp sửa chữa thích hợp. Tư vấn cũng lo ngại có nhiều vết nứt ở bản đỉnh có hiện tượng thấm nước khi trời mưa, theo thời gian nước sẽ ăn mòn lớp cốt thép và gây ra sự phân tầng lớp bêtông bảo vệ, mảng bêtông đáy bản đỉnh bị tách ra có thể rơi xuống các phương tiện đang lưu thông.
Mỗi đốt hầm Thủ Thiêm nặng 27.000 tấn, vách bêtông dày 1m, dài 92,5m, cao 9m, rộng 33m (đủ cho sáu làn ôtô lưu thông). Hầm được lắp đặt âm 12m dưới đáy sông Sài Gòn, trên nóc hầm được đổ một lớp cát, đá nhỏ dày 3m nhằm bảo vệ hầm không bị tàu lớn va quẹt.
VÕ VĂN THÀNH
source
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=274355&ChannelID=3
Thứ Hai, 18/08/2008, 10:02 (GMT+7)
Hầm Thủ Thiêm: Cả 4 đốt đều nứt
Đốt hầm Thủ Thiêm được đúc ở Nhơn Trạch (Đồng Nai) - Ảnh: Mai VọngBốn đốt hầm Thủ Thiêm đã được đúc xong chờ ngày lắp ghép thành hầm dài nhất Đông Nam Á vượt sông Sài Gòn. Tuy nhiên, trên cả 4 đều xuất hiện vết nứt. Một số vị trí, các vết nứt này ngày càng xuất hiện nhiều, dài hơn, rộng hơn.
>>
Hầm Thủ Thiêm sắp nối đôi bờ sông Sài Gòn >> Chuẩn bị lắp các đốt hầm Thủ Thiêm >> Đạt khối lượng thi công trên 70% >> Tháng 8, lắp đặt hầm Thủ Thiêm >> Con đường đẹp nhất TP.HCM
Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn nằm trong dự án đại lộ Đông - Tây (dài gần 22 km, tổng trị giá 9.800 tỉ đồng). Hầm có chiều dài 1.490m, đoạn hầm dìm dưới sông dài 370m chia làm 4 đốt hầm (kích thước mỗi đốt dài 92,4m, rộng 33,2m, cao 9m; độ dày bản đáy và nắp 1,5m, vách hai bên dày 1m, tất cả bằng bê tông cốt thép).
Hạng mục hầm ngầm và đường dẫn hầm Thủ Thiêm trị giá hơn 2.200 tỉ đồng, do nhà thầu Obayashi Corporation thi công, đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI), Nhật Bản. Ngày 13-9-2007, đơn vị thi công đã đổ mẻ bê tông đầu tiên đúc đốt hầm này. Đến tháng 6-2008, cả 4 đốt hầm đã được đúc xong tại bãi đúc Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Cả 4 đốt hầm đều nứt
Tháng 5-2008, khi việc đúc các đốt hầm đã gần hoàn tất, trong một bản báo cáo kết quả kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình đại lộ Đông - Tây, chuyên gia Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng (gọi tắt là Hội đồng nghiệm thu nhà nước) đã nêu lên những con số đáng lo ngại về hàng loạt vết nứt ở các đốt hầm Thủ Thiêm. Qua kiểm tra thực tế, các chuyên gia phát hiện: cả 4 đốt hầm dìm đều xuất hiện nhiều vết nứt trên tường và bản nắp.
Vị trí các đốt hầm Thủ Thiêm
Các vết nứt ở thành tường thẳng đứng kéo dài từ 2m - 3m, bề rộng lớn nhất của vết nứt rộng đến 1 mm (trong khi đó, theo tiêu chuẩn JSCE 2002 do nhà thầu Obayashi đưa ra thì mức độ bề rộng vết nứt cho phép đối với hầm là dưới 0,28 mm). Bề sâu vết nứt chưa xác định cụ thể do cơ quan kiểm định đang tiến hành đo đạc. Các vết nứt cũng xuất hiện ở vị trí giữa các phân đoạn đổ bê tông của mỗi đốt hầm. Các vết nứt này thẳng đứng kéo dài gần như hết chiều cao đốt hầm, bề rộng vết nứt đến 0,3 mm.
Đáng chú ý, báo cáo của các chuyên gia Hội đồng nghiệm thu có đoạn: "Các vết nứt ngang, dọc, xiên trên bề mặt bê tông hầm dìm làm ngấm dột nước mưa trên nóc đã làm suy giảm cường độ khối bê tông và ảnh hưởng tới khả năng chịu lực cũng như tuổi thọ công trình. Cơ quan thường trực hội đồng đã có văn bản yêu cầu về việc xử lý và khắc phục ngay các vết
Hầm hở chữ U tiếp tục lún 10 mm/tháng
Đối với hầm hở chữ U (hầm dẫn xuống hầm kín - là 4 đốt hầm đang xảy ra các vết nứt nói trên), công văn số 2531 của Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP.HCM ngày 8-8 gửi Hội đồng nghiệm thu nhà nước nêu rõ: "Quá trình lún kết cấu hình chữ U đã xuất hiện liên tục trong một vài tháng sau khi đổ bê tông và đã dừng lại vào giữa tháng 5-2007. Tuy nhiên, khi tháo khung vây bằng cọc ván thép thì xảy ra lún lần 2 và lún tiếp tục xuất hiện với tốc độ 10 mm/tháng"nứt này từ tháng 11-2007 nhưng Ban quản lý dự án và các nhà thầu chưa nghiêm túc tìm ra nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục hiện tượng bê tông hầm dìm bị nứt. Các giải trình trước đây của chủ đầu tư và nhà thầu về sự xuất hiện của các vết nứt bê tông hầm dìm là chưa thỏa đáng".
Vấn đề nghiêm trọng
Đầu tháng 7-2008, chúng tôi đã có bài viết nêu lên những lo ngại về vết nứt ở 4 đốt hầm của hầm Thủ Thiêm đang được đúc ở Đồng Nai. Khi đó, ông Đào Xuân Ngọc, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP.HCM, khẳng định: "Những vết sâu thì bơm, tiêm; những vết cạn thì quét bằng phụ gia chuyên dụng. Sau này, hầm sẽ được căng cáp và theo đánh giá của các chuyên gia, sau khi căng cáp thì các vết này sẽ mất đi". Một số cán bộ trong Ban quản lý dự án thì khẳng định trên báo chí, đó chỉ là những vết rạn chân chim, không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, theo công văn số 2421 của Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP.HCM ký ngày 31-7 gửi Hội đồng nghiệm thu nhà nước thì vấn đề không hề đơn giản như ông Ngọc và một số cán bộ của Ban quản lý dự án từng nói. Trong phần Quan trắc theo dõi sự phát triển của vết nứt, công văn số 2421 nêu rõ: "Kết quả quan trắc trên 4 khối của đốt 1 cho thấy: vết nứt có tăng lên về số lượng, chiều rộng và chiều dài. Dự báo đối với các đốt khác vết nứt cũng phát triển tương tự theo thời gian và vị trí".
Công văn này cũng dẫn ý kiến của tư vấn PCI cho rằng: tình trạng xảy ra của các vết nứt ở tường bên và bản đỉnh sẽ gây ảnh hưởng đến độ bền của bê tông trong tương lai. Nhà thầu chưa đánh giá đầy đủ đến khả năng chịu tải của đốt hầm sau khi dìm, đắp trả và khai thác vận hành.
Vì vậy, tư vấn không thể đánh giá được độ bền vào thời điểm hiện tại nếu không có biện pháp sửa chữa thích hợp. Tư vấn PCI cũng lo ngại có nhiều vết nứt ở bản đỉnh có hiện tượng thấm nước khi trời mưa. Theo thời gian, nước sẽ ăn mòn lớp cốt thép và gây ra sự phân tầng lớp bê tông bảo vệ, mảng bê tông đáy bản đỉnh bị tách ra có thể rơi xuống các phương tiện đang lưu thông.
Khắc phục bằng cách nào?
Dầm bê tông sau khi bơm vào đốt hầm số 4Nhà thầu Obayashi và tư vấn PCI đang đưa ra những phương án khắc phục vết nứt nhưng giữa hai đơn vị này cũng đang có những bất đồng.
Văn bản số 2421 của Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP.HCM gửi Hội đồng nghiệm thu nhà nước cũng đã dẫn ra các phương án xử lý vết nứt của nhà thầu, tư vấn và quan điểm của Ban quản lý dự án:
Nhà thầu Obayashi đề xuất biện pháp sửa chữa: đối với chiều rộng vết nứt nhỏ hơn 0,1 mm thì không cần phải sửa chữa. Đối với chiều rộng vết nứt từ 0,1 mm đến 0,2 mm: phủ keo Epoxy lên bề mặt vết nứt bằng loại vật liệu chuyên dụng... Đối với mặt ngoài của đốt hầm: sẽ được kiểm tra hình dạng vết nứt để sửa chữa trước khi phun chống thấm bên ngoài theo thiết kế. Đối với mặt trong của đốt hầm dìm: sẽ kiểm tra sửa chữa sau khi đánh dìm và đắp trả. Nhà thầu cho rằng: việc sửa chữa vết nứt trước hoặc sau khi căng kéo cáp đều chấp nhận được vì việc căng kéo cáp ảnh hưởng rất nhỏ đến chiều rộng vết nứt.
Phía tư vấn PCI cho rằng phương án xử lý của nhà thầu đối với vết nứt ở tường bên và bản đỉnh không phù hợp, bởi lựa chọn các vết nứt để sửa chữa không chỉ căn cứ vào sự thay đổi của lớp bê tông bảo vệ và chiều rộng vết nứt mà còn có các yếu tố khác như chức năng, tầm quan trọng, tuổi thọ và mục đích của kết cấu.
Hơn nữa, các đốt hầm đang trong giai đoạn thi công, tải trọng hiện tại là tải trọng tĩnh, sau khi hoàn thành cấu kiện còn phải làm việc trong điều kiện vận chuyển, đánh dìm, đắp trả và vận hành... Mục đích của việc căng kéo cáp là để tăng độ kín nước, khả năng chịu tải dọc trục, chịu được tải trọng lớn do đắp trả, quá trình trầm tích hoặc do lún lệch... Do đó, công tác bơm keo Epoxy cần phải được tiến hành trước khi căng kéo cáp và biện pháp hàn kín phải được làm sau khi căng kéo cáp.
Trong quá trình kiểm định chất lượng các đốt hầm, phía Ban quản lý dự án đã cho mời Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3) tham gia với tư cách là một cơ quan tư vấn độc lập để tham mưu giúp Ban quản lý dự án. Do nhà thầu thi công để xảy ra nhiều vết nứt trên các đốt hầm thì nhà thầu phải chịu hoàn toàn chi phí để khắc phục, kể cả chi phí cho tư vấn và tư vấn độc lập do chủ đầu tư yêu cầu. Tuy nhiên, nhà thầu Obayashi đã từ chối thanh toán cho Quatest 3.
Theo báo cáo của Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây, Ban này đồng ý với đánh giá và đề xuất biện pháp sửa chữa của tư vấn PCI. Nhà thầu Obayashi phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng, tiến độ theo điều khoản hợp đồng kể cả việc chi phí cho sửa chữa, cho tư vấn và tư vấn độc lập.
Theo KÁP THÀNH LONG - Thanh Niên
source
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=274192&ChannelID=3
08 Tháng 8 2008 - Cập nhật 03h00 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
'Phía VN đòi 15% tiền dự án'
Đại lộ Đông Tây xây dựng bằng vốn ODA của Nhật Bản
Một cựu quản lý của công ty tư vấn Nhật Bản Pacific Consultants International (PCI) nói quan chức Việt Nam đòi hoa hồng tới 15% tiền dự án.
Tờ nhật báo Yomiuri Shimbun trích lời ông này cáo buộc ban Quản lý dự án PMU tại TP Hồ Chí Minh đã vòi số tiền trên để đổi lấy việc trao thầu tư vấn cho PCI trong hai dự án vào tám năm trước đây.
PCI đã thắng thầu lần đầu vào tháng 10/2001 sau khi dự thầu khá cạnh tranh với các công ty khác trong dự án xây dựng đường cao tốc trị giá 1,1 tỷ yen bằng tiền viện trợ của chính phủ Nhật Bản.
Tháng 3/2003, PCI lại được PMU trao thầu trong một dự án liên quan trị giá hai tỷ yen, lần này một cách 'bí mật'.
Yomiuri cho hay, vẫn theo lời viên quản lý trên của PCI, PMU hứa với PCI rằng trong khoảng năm 2000 sẽ quyết định cho công ty này thắng thầu trong hai dự án nếu chịu chia tiền hoa hồng 15%.
Lúc đó PCI xin hạ tỷ lệ này xuống 10% vì lẽ giá trị hai dự án quá lớn, tới ba tỷ yen Nhật.
Giám đốc điều hành PCI Haruo Sakashita, 62 tuổi, là người đã thương lượng với PMU. Cuối cùng ông ta đã đạt được thỏa thuận 10%, tương đương 300 triệu yen, trả thành nhiều lần. PCI bắt đầu trả tiền cho phía VN năm 2001.
QUAN CHỨC PCI BỊ BẮT
Masayoshi Taga, cựu chủ tịch PCI
Haruo Sakashita
Kunio Takasu
Tsuneo Sakano
Ông Sakashita đã bị bắt hôm thứ Hai cùng ba người khác, trong có cựu chủ tịch PCI Masayoshi Taga vì hối lộ quan chức VN.
Một chuyên gia kinh tế tại Hà Nội, đề nghị dấu tên, nói với BBC rằng hiện tượng đòi tiền 'lại quả' là thực tế tương đối phổ biến trong các dự án sử dụng vốn nhà nước, hoặc viện trợ nước ngoài thông qua ngân sách nhà nước:
"Khi tổ chức đấu thầu, các bên tham gia đấu thầu để đạt được hợp đồng thì phải có vận động hành lang. Thực ra việc này xảy ra ở nhiều nước, nhưng tại VN nó khá phổ biến và tương đối nặng nề."
"Việc lại quả đã thành một luật bất thành văn, còn tỷ lệ hoa hồng bao nhiêu thì đã có người bàn tới con số 30%. Tuy nhiên theo đánh giá của chúng tôi thì từ 7%-8% hoặc trên dưới 10% là hiện thực."
Vòi vĩnh
Theo viên quản lý mà tờ Yomiuri phỏng vấn, PMU nhiều lần chỉ trích PCI là không chuyển tiền đúng hẹn và vào năm 2005 đã đòi phải trả hết số tiền, nếu không sẽ không chi trả các khoản tài chính cho dự án.
Tin từ cơ quan điều tra của Công tố viện quận Tokyo, cựu quản lý PCI Kunio Takasu, 65 tuổi, và các quan chức cấp cao khác của công ty này, đã đưa hơn 200 triệu yen cho người đứng đầu ban Quản lý dự án PMU trong thời gian từ 2001 tới 2006.
Ông Takasu cũng nằm trong số người bị bắt hôm thứ Hai. Người thứ tư là ông Tsuneo Sakano, 58 tuổi, cựu giám đốc văn phòng Hà Nội của PCI.
Báo Nhật đã nêu danh tính vị quan chức VN bị cáo buộc là đứng đầu đường dây ăn hối lộ. Đó là ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính TP HCM, kiêm Giám đốc Ban Quản lý PMU Đông-Tây.
Việc lại quả đã thành một luật bất thành văn, còn tỷ lệ hoa hồng bao nhiêu thì đã có người bàn tới con số 30%. Tuy nhiên theo đánh giá của chúng tôi thì từ 7%-8% hoặc trên dưới 10% là hiện thực.
Chuyên gia kinh tế tại Hà Nội
Chưa thấy phía Việt Nam có phản hồi gì về các cáo giác trên.
Trong một bản tin đăng hôm thứ Ba, báo Người Lao động có dẫn lời quan chức thành phố nói ông Huỳnh Ngọc Sỹ đã gửi đơn giải trình sự việc và cơ quan chức năng đang xem xét, giải quyết.
Báo Người Lao động cũng trích lời ông ông Trương Văn Lắm, Chánh Văn phòng UBND TPHCM cho biết, cho đến thời điểm này UBND TPHCM vẫn chưa nhận được bất cứ thông tin hay phản ánh nào từ phía cơ quan chức năng liên quan của Nhật Bản về vi phạm của quan chức thuộc dự án Đại lộ Đông-Tây.
Bản tin này sau đó đã bị lấy xuống.
Chuyên gia kinh tế giấu tên tại Hà Nội nói muốn giải quyết tình trạng cắt xén ngân quỹ cần phải có cam kết từ các cấp cao nhất:
"Phải có cơ chế pháp quyền hiệu lực, bao gồm thiết kế chính sách đấu thầu thực chất và giám sát đấu thầu; cũng như cơ chế chống tham nhũng từ trên xuống, liên quan tới toàn bộ hệ thống chính trị."
"Nếu có lãnh đạo anh minh, có hệ thống luật pháp rõ ràng và đội ngũ công vụ tận tâm thì sẽ chống được tham nhũng."
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080808_pci_bribe.shtml
05 Tháng 8 2008 - Cập nhật 04h13 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Bắt người Nhật vì hối lộ quan chức VN
Nhật Bản tài trợ cho nhiều dự án phát triển cơ sở hạ tầng
Hôm thứ Hai công tố viện ở Nhật Bản cho hay đã bắt cựu chủ tịch công ty Pacific Consultants International (PCI) Masayoshi Taga và ba quan chức cả đương vị lẫn đã rời chức vụ của công ty này vì cáo buộc đưa hối lộ.
Hãng Kyodo đưa tin phe công tố nói những người này bị buộc tội đã hối lộ một quan chức cao cấp của VN để được tham gia một dự án hỗ trợ phát triển do chính phủ Nhật tài trợ.
Cơ quan Công tố khu vực Tokyo cho rằng bốn vị này đã hối lộ tổng cộng 820.000 đôla (90 triệu yen) cho một quan chức cao cấp tại TP Hồ Chí Minh, vi phạm quy định ngăn chặn cạnh tranh bất hợp pháp.
Ngoài ông Taga, ba người kia là Kunio Takasu, 65 tuổi, cựu quản lý của PCI, Haruo Sakashita, 62 tuổi, và Tsuneo Sakano, 58 tuổi. Ông Sakano từng là giám đốc văn phòng Hà Nội của PCI.
Đây là lần đầu tiên Nhật bắt người vì tội hối lộ quan chức nước ngoài kể từ khi có điều luật về tội danh này năm 1998.
Ông Takasu được tin đã đóng vai trò chuyển tiền cho ông quan chức người Việt lúc đó làm việc cho ban quản lý các dự án giao thông công chính thuộc Ủy ban Nhân dân TP HCM.
Ông này được trích lời nói ông 'nhận lệnh' của ông Taga.
Các điều tra viên nghi rằng cả công ty PCI đều tham gia vụ hối lộ này. PCI có trụ sở chính tại thành phố Tama, ngoại ô Tokyo.
Đường dây hối lộ
Các nguồn tin cho hay viên quan chức VN đã thừa nhận ăn hối lộ khi bị các cơ quan điều tra của VN thẩm vấn theo đề nghị của phía Nhật.
Tuy nhiên hiện chưa rõ ông này bị phía VN xử lý ra sao.
Báo Yomuiri của Nhật Bản hôm thứ Ba trích nguồn công tố viện nói tên quan chức bị cáo buộc ăn hối lộ là ông Huỳnh Ngọc Sỹ.
Năm 2001 và 2003, PCI thắng thầu tổng trị giá 3,1 tỷ yen cho dịch vụ tư vấn trong một dự án xây đường giao thông của TP HCM bằng tiền viện trợ ODA của chính phủ Nhật Bản.
Được biết đây là công trình xây dựng đại lộ Đông Tây có tổng chiều dài gần 22km.
Cho tới thời điểm đầu tháng Bảy, ông Huỳnh Ngọc Sỹ vẫn giữ chức Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính TP HCM, kiêm Giám đốc Ban Quản lý PMU Đông-Tây.
HỐI LỘ DỰ ÁN
Quan chức cao cấp UBND TPHCM
Lần 1(12/2003): nhận 600.000 đôla
Lần 2 (8/2006): nhận 220.000 đôla
Theo cáo trạng vào tháng 8/2006, ông Takasu, lúc đó phụ trách marketing, đã đưa 220.000 đôla cho vị quan chức VN. Cũng chính ông quan chức này bị nói là đã nhận 600.000 đôla vào tháng 12/2003.
Cả hai lần trao tiền này đều là để 'cảm ơn' việc PCI thắng thầu.
Ông Takasu từng làm giám đốc một công ty con của PCI tại Hong Kong, chuyên thực hiện các phi vụ nhằm giành thầu cho PCI trong các dự án do Nhật Bản viện trợ tại Đông Nam Á.
Còn ông Taga trước đó đã bị truy tố vì tội gian lận liên quan tới một dự án chính phủ Nhật tài trợ tại Trung Quốc. Dự án này nhằm giải quyết vũ khí hóa học mà quân đội Nhật để lại Trung Quốc hồi cuối Thế chiến II
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080805_japan_arrest.shtml

Tuesday August 19, 2008 - 07:15am (ICT) Permanent Link 0 Comments

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét