Thứ Hai, 29 tháng 6, 2009

Chung cư Trung Quốc vừa xây xong đã bật móng








writeFolderTitle(PAGE_FOLDER);
THẾ GIỚI
> ẢNH
Thứ hai, 29/6/2009, 08:56 GMT+7
E-mail Bản In
Chung cư Trung Quốc vừa xây xong đã bật móng
Tòa nhà cao 13 tầng ở thành phố Thượng Hải đổ sập xuống để lộ phần móng có kết cấu lỏng lẻo hồi cuối tuần trước, khi đang hoàn thiện để đón các cư dân đầu tiên dọn vào ở khiến một công nhân thiệt mạng.
Khối nhà đổ sập xuống khu đất xây dựng ngổn ngang, xung quanh là những khối nhà có thiết kế giống hệt nhưng vẫn đứng vững. Tòa nhà sập nhìn bề ngoài gần như đã hoàn thiện với những tấm kính cửa sổ được lắp đặt và mặt tiền bóng bẩy.
Tai nạn liên quan đến xây dựng các công trình đô thị không phải là hiếm tại Trung Quốc. Năm ngoái, một kết cấu thép hình vòm bị sập trong công trường xây dựng cây cầu đường sắt khiến 7 người thiệt mạng. Cùng năm còn có vụ sập cần cẩu giàn xuống một trường mẫu giáo khiến 5 người chết.
Vụ sập hàng loạt trường học trong trận động dất đẫm máu ở Tứ Xuyên năm ngoái làm hàng trăm em học sinh thiệt mạng, trong khi những tòa nhà xung quanh vẫn đứng vững, khiến người dân địa phương trút cơn thịnh nộ xuống đầu những công ty xây dựng và các quan chức bị cáo buộc tham nhũng..
Tòa nhà cao 13 tầng ở Thượng Hải đổ ập xuống mặt đất sau khi bị bật móng. Ảnh: Reuters.
Những cọc móng bị lộ ra sau vụ sập nhà cao tầng hy hữu. Ảnh: Reuters.
Người dân tập trung phía bên kia con sông để chụp ảnh tòa nhà sập. Ảnh: AP.
Đình Chính (theo Daily Mail)



SOURCE

http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/Anh/2009/06/3BA10A4A/

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2009

Trung Quốc: Nguy cơ vỡ đập trên sông Hoàng Hà

Trung Quốc: Nguy cơ vỡ đập trên sông Hoàng Hà

Nhiều đập xây dựng trên và tại các nhánh của sông Hoàng Hà, Trung Quốc có nguy cơ sập bất cứ khi nào vì do kết cấu hạ tầng kém chất lượng. China Daily ngày 19.6 trích dẫn một báo cáo đăng trên nhật báo Thanh Niên Trung Quốc (China Youth Daily).

Đập Xiaolangdi tại sông Hoàng Hà, khu vực tỉnh Hà Nam. Ảnh Reuters

China Youth Daily nêu báo cáo cho biết ít nhất năm con đập xây dựng tại huyện Huan, tỉnh Cam Túc, vùng đông bắc Trung Quốc đang nằm trong tình trạng “rất dễ nứt vỡ”, chỉ sau khi xây dựng từ 1-2 năm. Tình trạng này đang chứa ẩn những mối đe doạ lớn đối với nhiều khu vực tại Trung Quốc. Nguyên nhân là do cấu trúc công trình xây dựng không đúng cách thức và có sự biển thủ, tham ô từ các quỹ xây dựng.

Sông Hoàng Hà dài 5.464km, được mệnh danh là sông cái tại TQ, con sông bị sói mòn nặng nhất. Trung bình hàng năm, khoảng 1,6 tỉ tấn bùn cát trôi vào sông. Theo Tân Hoa xã, từ năm 2003, TQ đổ 12 tỉ USD nhằm ngăn chặn tình trạng sói mòn đất dọc hai bên sông, và xây dựng 160.000 con đập (nhiều nhất thế giới).

Khoảng 37.000 (chiếm 40%) trong tổng số các con đập tại TQ đang nằm trong tình trạng báo động không an toàn. Trong đó, 3.642 đập đang được gia cố, 7.611 nằm trong tình trạng cần phải được gia cố ngay lập tức.

Ông Chen Lei, bộ trưởng bộ tài nguyên nước TQ trả lời trên China Daily rằng khi mùa lũ đến vào tháng 7,8,9, mức độ an toàn của các đập tại TQ bị áp lực rất lớn. Các cuộc điều tra đều cho thấy tình trạng của nhiều đập nước không tốt.

Khách du lịch ngắm nước tại đập Xiaolangdi tại sông Hoàng Hà, khu vực tỉnh Hà Nam. Ảnh Reuters

China Youth Daily trích dẫn lời người dân địa phương, khi được hỏi tại sao nhiều đập bị sập chỉ sau khi xây dựng khoảng 1-2 năm: “Có rất nhiều vấn đề về xây dựng”.

Trận động đất xảy ra tại Tứ Xuyên năm ngoái, nằm rất gần với con sông được xây dựng nhiều đập trên đó. Quá trình xây dựng đập sai quy cách, vật liệu kém chất lượng và việc dùng nguồn tài chính của các phòng ban trong chính phủ đã đóp góp vào tình trạng thiếu chất lượng của các đập hiện nay.

Từ năm 1999-2008, tổng cộng 59 đập trên cả nước TQ bị hư hỏng, 20 đập do chất lượng kém, và số còn lại do nước mưa chảy quá mạnh.

Một trong những vụ tai nạn đập tồi tệ nhất trong lịch sử TQ xảy ra tại tỉnh Hà Nam, hồi năm 1975. Một đập nước bị bể gây ra hiệu ứng domino, cuốn trôi 26.000 người, khiến hơn 100.000 người đã tử vong sau đó vì đói kém và bệnh dịch.

K.D (China Daily)

source

http://www.sgtt.com.vn/detail30.aspx?newsid=53146&fld=HTMG/2009/0619/53146

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2009

Vừa thông xe, hầm đã biến thành 'sông'
















Vừa thông xe, hầm đã biến thành 'sông'
Chỉ hai giờ sau khi thông xe sáng nay, hầm cơ giới nút Kim Liên - Đại Cồ Việt đã phải đóng cửa vì mưa ngập. Điện tắt, nhiều người dắt xe lội giữa căn hầm được quảng bá là hiện đại nhất Hà Nội.>
Thông xe hầm cơ giới hiện đại nhất Hà Nội
Bị chậm tiến độ hơn 1 năm so với dự kiến, cuối cùng nút giao thông Kim Liên - Đào Duy Anh đã được thông xe sáng nay.
Nhưng khi cơn mưa sáng nay trút xuống, nước bắt đầu chảy từ trên xuống đường hầm.
Đường hầm bỗng trở thành nơi trú mưa lý tưởng.
Người dân trèo qua trèo lại bục phân cách.
Cơn mưa càng lúc càng to, cả hai chiều của đường hầm đều ngập.
Sau khoảng 15 phút,nước dâng cao, ô tô ngập hơn nửa bánh xe.
Xe chết máy, một thanh niên buộc phải dắt qua chỗ ngập.
Phía đầu đoạn ngập, các xe dừng lại quay đầu tránh.
Khoảng 10h sáng nay, sau hơn 2 tiếng thông xe, đường hầm đã được bịt lại.
Điện tắt, những người trú mưa trong hầm từ trước đành phải mò mẫm băng qua.
Phía trên, nút giao thông này vẫn lổn nhổn xây dựng.
Nước đọng, bùn lầy.
Giao thông hỗn loạn.
Hoàng Hà
-----------------------------------------------
source

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2009

Trung Quốc bắt đầu đáp lại những quan ngại về tác hại của các đập trên sông Mekong


Thanh Phương (RFI) Bài đăng ngày 28/05/2009 Cập nhật lần cuối ngày 28/05/2009 17:35 TUMột bài báo trên tờ Bangkok Post hôm nay đã ghi nhận rằng đã bắt đầu có thay đổi, tuy nhỏ, nhưng đáng kể, trong lập trường của Trung Quốc về những tác hại đối với hệ sinh thái của những đập trên sông Mekong, mà tiếng Hoa họi là Lạng Thương GiangTheo bài báo này, trên con đường trở thành một siêu cường quốc, Trung Quốc không thể mang mãi hình ảnh một quốc gia tự xem mình là trung tâm của thế giới đến mức không thèm lắng nghe những quốc gia nhỏ hơn ở lưu vực sông Mekong mà sự sống còn đang bị đe dọa. Bài báo trích lời ông Siripong Hangsapruek, Cục trưởng Cục quản lý nguồn nước thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trường Thái Lan kể lại là trong một cuộc họp gần đây của Uỷ ban sông Mekong, một đại diện Bộ Tài Nguyên nước của Trung Quốc đã đưa ra các số liệu phản bác những lời cáo buộc theo đó, chính các con đập của Trung Quốc ở miền Bắc Thái Lan và Lào đã gây ra những trận lụt chưa từng có vào tháng tám năm ngoái ở tỉnh Chiang Rai, Thái Lan và ở một số vùng của Lào. Giới chức Trung Quốc nói trên cho rằng những trận lụt đó là do cơn bão Kamuri kéo theo mưa to, làm tăng mực nước sông Mekong. Theo lời ông Sriripon, những người tham dự cuộc họp đã rất ngạc nhiên, không phải bởi vì phía trung Quốc bác bỏ trách nhiệm, mà là vì đây là lần đầu tiên mà Bắc Kinh sẳn sàng trả lời những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Khi tác giả bài báo đến hỏi dân làng những nơi bị lụt lội tháng tám năm ngoái, tất cả đều trả lời chính các đập của Trung Quốc đã gây lụt lội trên sông Mekong. Không biết là điều này đúng hay sai, nhưng người dân điạ phương ngày càng phẩn nộ trước thái độ của láng giềng phương Bắc, bị xem là chỉ biết đến cái lợi về kinh tế, mà không thèm đếm xĩa đến cái hại về hệ sinh thái. Người dân bên phía Lào của sông Mekong còn cho biết là hàng quán, cơ sở kinh doanh Trung Quốc nay mọc lên như nấm tại đây. Họ cũng đang sợ là Trung Quốc sẽ phá các đảo nhỏ giữa sông Mekong để dọn đường cho tàu trọng tải trên 500 tấn chở hàng đến và từ Trung Quốc.
source
The Gioi Nguoi Viet

Đập Tam Môn Hợp sắp xong, một giấc mộng to lớn hay một ác mộng khủng khiếp của Trung Quốc?


Đập Tam Môn Hợp sắp xong, một giấc mộng to lớn hay một ác mộng khủng khiếp của Trung Quốc?Hồng Quang theo SJMN, May 21, 2006

Photo courtesy: AFP
Cali Today News - Từ thời xây dựng Vạn Lý Trường Thành đến nay, đây là công trình xây cất lớn chưa từng thấy ở Trung Quốc và cả trên thế giới, đập Tam Môn Hợp (TMH) (Three Gorges Dam) sắp hoàn tất phần cuối cùng.Nó có những con số làm choáng váng: Cao 606 feet, rộng tới 1,43 miles, phí tổn 28 tỉ đô la, xây dựng trong 15 năm mới xong, công suất sẽ là 85 tỉ kilowatt-giờ mỗi năm, tức là tương đương với 18 nhà máy điện chạy bằng than đá hay năng lượng nguyên tử! Cái bể chứa nước dài tới 370 dặm, có 1200 cái làng phải ra đi vĩnh viễn vì sẽ chìm sâu dưới làn nước và con số người phải di tản là 1,2 triệu người.Chuyện kỳ lạ là ông Cao Guangjing, Phó Giám đốc Quản lý công trình có một không hai này, lại nói: “Chúng tôi không thể nói chương trình Đập TMH có hoàn hảo hay không, chúng ta phải đợi 30 năm nữa mới có kết luận được!”Nhưng phần lớn ở Trung Quốc thì xem đây là biểu tượng quốc gia và sức mạnh kinh tế trong thế kỷ 21. Và công trình tim óc của họ phải đến năm 2008 mới thật sự hoàn tất, khi các công đoạn sau cùng như hệ thống thang máy và 32 turbines khổng lồ được check lại lần cuối. Cái đập lớn nhất thế giới này sẽ cung cấp điện cho 1/9 nhu cầu về điện của Trung Quốc.Từ năm 1993 khi ngày đầu tiên tiến hành xây đập, TMH đã “hút” không biết bao nhiêu chỉ trích, nhất là từ 160,000 người bị ép phải rời quê cha đất tổ ra đi thật xa và những tiếng nói khoa học về môi trường. Đảng CS của TQ dẹp qua tất cả và phất cờ ra lệnh xây. Vì thế TMH còn là biểu tượng của ý chí đàn áp giới nông dân và xem thường môi trường của giới lãnh đạo.Dai Qing, một nhà văn TQ và “đối thủ lâu đời” của TMH, nói: “Cái đập mày là một trò đùa dã man và khôi hài không diễn tả được. Nó sẽ ám ảnh mấy ông lãnh đạo cho mà coi.”Thử thách lớn nhất của TMH sẽ diễn ra vào cuối tháng 9 tới, khi mức nước sẽ leo lên tới 512 feet và đến mức 574 feet vào năm 2009, nhận chìm nhiều vùng bao la. Con sông Dương Tử sẽ bị thay đổi nhiều, đầu tiên là các giống động vật của nó như loại sếu Siberia, cá heo nước ngọt và cá hồi khổng lồ sẽ bị hăm dọa thật sự. Kế đến là xem hậu quả nhiều mặt của việc 1,2 triệu con người bị ép phải dời nhà ra sao.Muốn biết cái đập này nó vĩ đại ra sao, bạn cần biết đập nước lớn nhất thế giới hiện nay, đập Itaipu ở Ba tây, chỉ có số bê tông cốt sắt bằng… phân nửa của TMH. Ôâng Cao cho biết: “Tháng 11 vừa qua, chúng tôi cho tập luyện chống khủng bố. Có thể nói chuyện này được bảo đảm tối đa.”Trong trường hợp có chuyện không hay xảy ra, những kỹ sư vẽ kiểu đã tính có thể làm giảm lũ lụt khổng lồ, bằng cách chỉ trong 2 hay 3 ngày, hồ chính sẽ bị làm cạn. Động đất phải mạnh hơn 6 độ Richter nhiều mới làm người ta lo ngại. Cái làm lo nhất chính là mưa quá nhiều không đỡ kịp. Năm 1975 Đập Banqiao ở tỉnh Hồ Nam làm vỡ nhiều đập nhỏ khác xung quanh, khiến cho 230,000 người mạng vong. Đây là tai nạn về đậïp nước tệ hại nhất của loài người, bị giấu kín trong hai thập niên. Nhất là khi năm 2000 có báo cáo về “những vết nứt nhỏ” của bờ đập phía trái của đập TMH. Ông Wang, Phó Giám Đốc công trình xây dựng, vội trấn an: “Không sao, chỉ là vết nứt bề mặt nhỏ thôi, độ vững vàng của đập không bị ảnh hưởng dâu.” Ông trấn an là phải, nếu có “sự cố” xảy ra thì bao nhiêu người sẽ mất mạng vì cái đập quá khổ này đây?Hiện nay thì người ta ca tụng cái huy hoàng. Trên lý thuyết khi đập TMH hoàn tất và hoạt động, hạ lưu sông Dương Tử, con sông dài nhất TQ và hạng 3 trên thế giới (sau sông Nile và Amazon), sẽ không còn lũ lụt chết người nữa, tạo ra nhiều điện lực và số hàng hóa chuyên chở trên sông Dương Tử tăng gấp 5 lần so với hiện nay.Cái đập ghê gớm đó, do chính con người làm ra, sẽ là bài ca khải hoàn hay ác mộng kinh khiếp? Chúng ta sẽ có câu trả lời… trong 30 năm nữa!Hồng Quang theo SJMN
SOURCE
Calitoday

Trung Quốc và cơn hấp hối của “dòng sông phụ mẫu” là Hoàng Hà


Trung Quốc và cơn hấp hối của “dòng sông phụ mẫu” là Hoàng HàJul 02, 2008

Cali Today News – Trung Quốc có 2 con sông quan trọng nhất là Hoàng Hà và Dương Tử. Đạc biệt Hoàng Hà có vai trò to lớn trong lịch sử TQ. Có một lời truyền trong nhân gian TQ là “Khi Hoàng Hà thanh bình, thì TQ thanh bình”.Giờ đây dòng sông dài tới 3,400 dặm này không còn thanh bình như xưa. Dòng sông này, xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng và chảy ra vịnh Bo Hai, đã sống sót hơn 2,000 năm nay với văn minh Trung Hoa, nhưng từ 50 năm qua, nó bị con người “tấn công” mọi mặt.Khoảng 50% dân số trên 1 tỉ 300 triệu của TQ sống ở miền bắc, nơi nguồn nước luôn luôn thiếu thốn và luôn luôn bị ô nhiễm. Hiện nay các nhà khoa học cho là 50 % số nứơc của Hoàng Hà không sao uống được.Các chất độc do hàng ngàn nhà máy trong thời phát triển công nghiệp ồ ạt thảy ra vô tội vạ vào Hoàng Hà khiến phân nữa dung lượng nứơc sông bị xem là “biologicallly dead” (chết về sinh học).Cách đây nhiều năm đã xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên không bình thường của “Dòng Sông Mẹ” của TQ là khi hồ và các sông con bắt đầu cạn và các cánh đồng cỏ xanh không còn cỏ.Để cứu dòng sông chính quyền TQ đã huy động làm mưa bằng cách dùng máy bay và pháo binh bắn chất silver iodide crystals lên các đám mây để tạo ra mưa nhân tạo, hầu cung cấp nguồn nước cho Hoàng Hà.Nhưng chính con người mới ra tay phá hoại dòng sông này dữ dội nhất. Người ta xây dựng hàng trăm đập và các công trình dẫn thủy nhập điền để lấy nước cho địa phương mình dùng trong công nghiệp và nông nghiệp.Tình hình vắt “cạn nước” Hoàng Hà dữ dội đến nỗi trong suốt thập niên 1990, chì có một năm duy nhất là nứớc sông Hoàng Hà mới chảy ra nổi tới cửa biển ở vịnh Ho Hai, còn bao nhiêu năm khác là… tắt tịt giữa dòng!Năm 1957, Mao Trạch Đông áp dụng câu xưa 4 ngàn năm “Ai kiềm soát Hoàng Hà là kiềm soát Trung Hoa”, bèn cho lệnh xây đập Sanmenxia chận ngang dòng sông, làm 400,000 người mất nhà cửa do con đập cao 350 bộ này gây ra.Nhưng các kỹ sư TQ lúc đó đánh giá sai lầm số lượng phù sa của Hoàng Hà tải hàng năm (con sông có cáí tên này do quá nhiều phù sa, gấp 3 lần sông Mississippi của Mỹ) nên vùng hạ lưu đập thì không sao nhưng vùng phia trên cái đập danh tiếng thì bão lụt còn dữ dội hơn ngày xưa.Ngày nay ngươì ta vẫn “say máu phát triển kinh tế” bất chấp mọi hậu quả cho Hoàng Hà. Số lượng đập thủy điện của TQ đã gấp 3 lần của Mỹ và đến năm 2030, sẽ có thêm 18 đập lớn được xây trên dòng sông này, mặc dù hiện nay nó đã trân mình chịu đựng 20 cái đập lớn rồi!Chinh phủ Bắc Kinh biết trước thế nào cũng thiếu nứơc dùng. Ngay từ bây giờ, đã có kế hoạch vĩ đại về các hệ thống kênh đào tốn tới 62 tỉ đô la, nhằm làm giảm áp lực hút nước từ Hoàng Hà.Sẽ có tới 12 ngàn tỉ galons nước từ hạ lưu sông Dương Tử được hệ thống này dẫn ngược mỗi năm lên phía bắc dàì đến 700 dặm, có hai nơi các con kênh chạy phía dưới dòng sông Hoàng Hà!Nhưng liệu Hoàng Hà có thọ nổi 1 thế kỷ nữa khi mà người ta không thèm săn sóc nó mà cứ ra tay bốc lột nó cho việc phát triển?Hồng Quang theo National Geographic
SOURCE
Calitoday

Intermodal Steel Building Units











Phan Bạch QuánISBU là chữ viết tắt cho “Intermodal Steel Building Units” (tạm dịch là “Những Đơn Vị Nhà Ở Bằng Sắt Có Thể Chở Đi”). Về cơ bản, ISBU là những cái thùng sắt được dùng để chứa và chuyển hàng từ nước này qua nước khác bằng tàu biển, thường được gọi là “shipping container” (gọi tắt theo chữ Việt là “công-ten-nơ”). Nhưng khi được đưa vào xây dựng thì những container này trở thành những khối (block) nhà để tạo thành công trình kiến trúc.Các container mang hàng từ các nước phát triển, như Hoa Kỳ, Anh, Canada,… – nhập cảng nhiều hơn xuất cảng – không trở về lại vì cước phí chở các thùng rỗng không này về còn nhiều hơn giá thành làm ra chúng. Cuối cùng các container nằm ụ luôn ở các bến tàu, xấu xí và vô dụng.Người ta ước tính đến năm 2005 riêng Hoa Kỳ có đến gần một triệu các container. Chúng lấy đi những diện tích đáng lẽ được dùng vào những việc có ích hơn (1). Ngoài ra, nước mưa chảy qua mái các container sẽ trở nên nóng và dơ bẩn sẽ gây ô nhiễm khi chảy ra biển hay sông. Vì thế các kỹ sư và kiến trúc sư đã nghĩ cách để dùng lại chúng. Container đã có sẵn hệ thống khung sườn, mái và sàn vững chãi, tại sao không biến chúng thành một không gian kín mà con người có thể ở bên trong? Không phải khi còn nhỏ chúng ta vẫn chơi nhà chòi với cái thùng giấy đó sao?
Chợ Xô đẩyNguồn: 2odessa.com
Khu chợ
Seventh-Kilometer Market (Промрынок 7ой километр) (Ukraine-Liên Xô), được xây dựng năm 1989, là những container xếp cạnh nhau (chiều cao là 2 container xếp chồng lên nhau). Khu chợ này có lượng khách lên đến 150,000 người/ngày. Chợ còn có tên “толчок” (đọc là "Tolchok") Tiếng Nga có nghĩa "xô đẩy". Vào những ngày cuối tuần, chợ đông chen chân không lọt.Cho tới nay, rải rác khắp thế giới đã có nhiều công trình kiến trúc như nhà ở, trường học, khách sạn, cửa hàng... được xây dựng từ container (2). Hình dưới là Container City I & II (London – England). Công đoạn xếp và gắn các container với nhau chỉ tốn vỏn vẹn 8 ngày. Với 30 container có được 22 căn chung cư theo dạng studio (3).
Container CityNguồn: containercity.com
Container City được xây theo hình “ziggurat”, kim tự tháp hình bậc thang của các đền thờ cổ vùng Mesophotamia Ký túc xá
Keetwones (Amsterdam – Netherlands / Hòa Lan) được coi là thành phố container lớn nhất thế giới. Theo dự tính ban đầu, những ký túc xá này sẽ được xử dụng trong vòng 5 năm, sau đó được dời sang nơi khác. Đây là một đặc điểm của công trình làm bằng container, “Người đi đâu - Nhà theo đó” Nhiều người không tin rằng con người có thể sống trong những cái thùng sắt như vậy. Sẽ là quá nhỏ, quá ồn, quá lạnh, quá nóng... chăng? Nhưng cuối cùng kết quả cho thấy sự trái ngược, đó là những căn phòng rộng rãi, yên tĩnh và tiện nghi. Mỗi phòng đều có phòng vệ sinh và phòng tắm riêng rẽ. Đặc biệt là giá tiền rất phải chăng so với các phòng trọ khác trong thành phố.
Ký túc xáNguồn: tempohousing.com
- Ký túc xá Keetwones được hoàn tất trong vòng 1 năm (2006) nhờ ban Học Chính can đảm tiếp thu và thử nghiệm điều mới.Tại sao dùng container?Lý do gì khiến người ta nghĩ đến việc dùng container vào xây dựng? Có phải người ta điên lên vì hai chữ “Go Green”? Lời hiệu triệu “Giữ mầu xanh cho trái đất” quả thật đã làm con người chú tâm hơn vào đống thùng sắt to tướng đang rỉ sét ngoài bến bãi kia và tìm cách “thanh toán” chúng, nhưng công trình làm bằng container vẫn có những ưu điểm rất riêng.• Có sẵn : Container chất đống ở các bến cảng các nước phát triển.• Rẻ tiền : Giá một container khoảng 1,500 – 2,000 USD (4)• Bền bỉ và kiên cố : Vì làm bằng các tấm sắt uốn gợn sóng (corrugated steel) nên rất cứng và không bị mối mọt xâm phạm. Vì để bảo vệ hàng hóa khi đi qua biển nên container rất kín, nước không lọt vào được.• Dễ di chuyển : Có thể dùng xe vận tải để chở đi và cần trục để lắp ghép. • Cũng chỉ cần giá đỡ ở bốn góc mà thôi.• Dễ lắp ráp và tháo gỡ: Các container nối với nhau bằng các mấu móc cơ khí (hàn, ốc, bù long...) nên cũng có thể tháo ra khi cần.• Tiết kiệm thời gian: Vì được chế tạo để chứa một trọng lượng rất nặng mà không bị biến dạng, người ta có thể lắp sẵn trang thiết bị bên trong các container trước khi đưa ra công trường.
Travelodge Hotel (Uxbridge-United Kingdom) - Trong lúc xây dựng và sau khi hoàn tất Nguồn: worldarchitecturenews.com
Chính vì những ưu điểm trên của container, khách sạn 120 phòng
Travelodge Hotel đã được hoàn tất trong thời gian ngắn ngủi là 12 tuần lễ (2008). 86 container được gắn phòng tắm và dây điện tại xưởng. Ở công trường, người ta vặn ốc và hàn chúng lại với nhau thành một tòa nhà cao 8 tầng. Giá thành cho việc xây dựng, nhờ vậy, đã giảm được khoảng 10 phần trăm.Một số thí dụ trên đây về công trình kiến trúc xử dụng container như đơn vị xây dựng có kính thước vừa và lớn, và có tính cách công cộng. Những công trình xây dựng mang tíng công cộng và tầm cỡ này thường thấy nhiều ở Anh quốc, Hòa Lan, Đan Mạch... nói chung là Âu châu. Hoa Kỳ là nước có lượng nhập cảng rất lớn, nghĩa là số container nằm trên bến bãi cũng rất lớn. Nhưng trớ trêu thay, không thấy công trình quy mô nào ở Hoa Kỳ.Liệu container có thể áp dụng vào việc xây dựng nhà ở riêng được không? Và tại sao Hoa Kỳ lại có vẻ ngần ngại, chưa sẵn sàng tham gia vào công cuộc chung này? Xin đón đọc bài tiếp theo: “ISBU - Nhà ở làm bằng container”.© DCVOnline
(1) Một điển hình về bãi container của Hoa Kỳ:
“Containers Wall Off a Newark Housing Project” - Trong 15 năm ròng rã, thành phố Newark-New Jersey đã cho mướn bãi đất trống bên cạnh khu Terrell Homes, đáng lẽ được dùng để xây dựng nhà ở, làm nơi chứa container. Người dân không còn được thấy giòng sông Passaic nữa. Thay vào đó chỉ là những dãy container 4 tầng, như một bức tường sắt ảm đảm và xấu xí.(2) Studio apartment - Chung cư một phòng. Trong đó giường, nơi tiếp khách và bếp ở trong cùng một không gian không có vách ngăn.(3) “Shipping Container Architecture” (Kiến Trúc Công-Ten-Nơ) - Danh sách các công trình bằng container đã được xây dựng khắp thế giới.(4)“Shipping Container Costs” - Giá tiền và nhiều tài liệu liên quan đến container.
-------------------------------------------------------------------
SOURCEDCVOnline
Tuesday May 26, 2009 - 08:52pm (ICT)
Permanent Link 0 Comments

Công trình nghiên cứu của LHQ cảnh báo về những đập nước tác động lên sông Cửu Long


DCVOnline – Tin ngắn (AP)Công trình nghiên cứu của LHQ cảnh báo về những đập nước tác động lên sông Cửu LongBĂNG CỐC (Bangkok) - Một hiện tượng xây đập nước loạn xà ngầu ở Trung Quốc gây nên sự đe dọa trầm trọng cho tương lai của dòng sông Cửu Long, là một trong những con sông lớn của thế giới và nguồn nước chính cho cả vùng, bản tường thuật của Liên Hiệp Quốc cho hay hôm nay thứ Năm ngày 21 tháng Năm, 2009.Trung Quốc hiện đang xây cùng lúc tám đập nước ở thượng nguồn sông Cửu Long khi con sông này chảy qua một loạt hẽm núi cao nằm ở tỉnh Yunnan, bao gồm một đập nước vừa mới hoàn thành Xiowan Dam có độ cao 292 mét, là đập nước cao nhất thế giới. Khả năng chứa của đập Xiowan này bằng tất cả các hồ chứa nước ở vùng Đông Nam Á châu gộp lại, theo bản báo cáo cho hay.Lào, trong lúc đó, đã bắt đầu khởi công xây dựng 23 đập nước và hy vọng sẽ xong trong năm 2010 trên sông Cửu Long và những nhánh sông tách ra từ con sông Cửu Long này, như là một phương cách thúc đẩy sự phát triển và đưa đất nước ra khỏi cảnh nghèo đói. Việt Nam và Cam-Bốt cũng có những dự án xây đập đồ sộ.“Dự án cực kỳ tham vọng của Trung Quốc khi xây một loạt tám đập nước lớn nối chồng lên nhau ở một nửa trên của sông Cửu Long khi dòng sông này đổ về những hẽm núi cao ở tỉnh Yunnan có thể gây nên một sự đe dọa trầm trọng nhất cho dòng sông này,” theo bản báo cáo.Những ảnh hưởng xấu từ những đập nước này bao gồm “sự thay đổi lưu lượng và thời gian chảy, làm hỏng phẩm chất nước và làm mất tính sinh thái đa dạng của dòng sông này.”Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Ma Zhaozu nói trong một buổi họp báo thường kỳ rằng nhà nước Trung Quốc xem trọng cả hai phần phát triển cũng như bảo vệ dòng sông này. Sông Cửu Long được biết đến như sông Lancang ở Trung Quốc.
Trái: "hệ thống sông này cũng là một nguồn thực phẩm cũng như công ăn việc làm cho 65 triệu người sống dọc theo lưu vực sông,. Phải: đập nước Xiaowan ở Trung Quốc nằm ở thượng nguồn sông Cửu Long. Nguồn: DCVOnline tổng hợp
Những đập nước Trung Quốc dự trù xây sẽ gia tăng sức ép cho sông Cửu Long, là con sông chạy qua Trung Quốc, Miến Điện (Myanmar), Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam. Một hệ thống sông ngòi thuộc dòng sông Cửu Long với diện tích 795.000 cây số vuông là nơi trú ẩn của hằng chục giống chim hiếm và hệ động vật sống trong dòng sông này, bao gồm cá tra Cửu Long loại lớn, và hệ thống sông này cũng là một nguồn thực phẩm cũng như công ăn việc làm cho 65 triệu người sống dọc theo lưu vực sông.Sông Cửu Long và cả một hệ thống sông con chằng chịt bắt đầu từ nó đã phải chịu sự hăm dọa ô nhiễm môi sinh, khí hậu thay đổi và những tác động của những đập nước đã được Trung Quốc xây trước đây làm mực nước sông giảm hẳn ở thượng nguồn sông Cửu Long.Tuy vậy, bàn báo cáo của Liên Hiệp Quốc nói trong thời gian hiện nay, mức độ ô nhiễm của sông Cửu Long chưa ở “mức báo động”, cùng lúc sự thiếu nước và xung đột vì nước dọc theo sông Cửu Long cho đến giờ phút này vẫn chưa xảy ra.“Sông Cửu Long hiện đang ở trong tình trạng tốt và sông có thể chịu thêm “sức ép” như phát triển hệ thống tưới nước hay phát triển kỹ nghệ,” một trong những người tham gia nghiên cứu bản báo cáo này, ông Mukand S. Babel cho hay.Tuy nhiên, bản báo cáo đã tìm thấy nhiều lưu vực dọc theo sông đang bị hăm dọa, bao gồm vùng Tonle Sap ở Cam Bốt, Nam Khan ở Lào và vùng Sekong-Sesan Srepok giữa Việt Nam và Cam Bốt do gia tăng phát triển và nhu cầu đòi hỏi nước.Bản báo cáo kêu gọi các nước dọc theo dòng sông này hãy làm việc chặt chẽ cùng nhau để bảo đảm cho dân số đang tăng trưởng trong vùng và hy vọng sự phát triển kinh tế trong khu vực này không gây thêm sức ép lên sức chịu đựng của vùng châu thổ sông Cửu Long.“Bây giờ là lúc để giải quyết những thách đố này, còn không thì dự án đang và sẽ phát triển sẽ tác động lên khả năng cung cấp nước cho lưu vực sông trong tương lai,” ông giám đốc vùng của Liên Hiệp Quốc Young-Woo Park nói. © DCVOnline
Nguồn:(1)
UN study advises caution over dams. The Associated Press, by Michael Casey, 21 May 2009source
DCVOnline

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2009

LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU - ĐỨC THƯỢNG CÔNG LÊ VĂN DUYỆT
















LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU - ĐỨC THƯỢNG CÔNG LÊ VĂN DUYỆT
Lăng Lê Văn Duyệt tọa lạc tại số 126 đường Đinh Tiên Hoàng, phường 1, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh (Lối vào Tam quan ở số 1 đường Vũ Tùng). Khu lăng mộ nằm gọn giữa giao điểm của bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức, Vũ Tùng, trên một gò đất cao hình lưng rùa thoai thoải về phía cầu Bông...Khuôn viên lăng hiện nay còn lại 18.500m2, được giới hạn với bên ngoài bằng bức tường có chu vi 500m, cao 1,2m. Bức tường được trổ 4 cổng ra vào theo 4 hướng. Cổng Tam quan được đặt ở hướng Nam, mở ra đường Vũ Tùng, trên cổng đắp nổi hàng đại tự bằng chữ Hán "Thượng công miếu". Cổng Tam quan của lăng đã có lúc được chọn là biểu tượng của vùng Sài Gòn - Gia Định xưa. Lối dẫn vào Thượng Công Linh Miếu sau cổng tam quanTường ràoLăng mộ và miếu thờ Tả quân Lê Văn Duyệt được xây dựng trên một trục chính từ cổng Tam quan vào, gồm: Nhà bia - Lăng mộ - Linh miếu.Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Văn bia do Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ 1894. Nội dung bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân.Phần mộ gồm hai ngôi mộ: Tả quân và vợ ông, bà Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ hình chữ nhật.Trước mộ có một sân nhỏ để làm lễ. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá ong hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn. Sau đợt trùng tu năm 1994, bức tường đá ong đã thay bằng tường bê tông như ngày nay ( rất là thô ráp thật đáng tiếc !!! )Trước lối vào mộ có cặp lân bằng đá, nhìn vào cặp lân ta sẽ biết bên nào là mộ Ông, bên nào là mộ BàCách khu lăng mộ một khoảng sân rộng đến khu vực "Thượng công linh miếu", nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ cúngSân tiền đìnhKhu vực đốt nhangThương Công Linh MiếuBố cục của "Thượng công linh miếu" bao gồm tiền điện, trung điện và chánh điện. Đối xứng hai bên trục nhà chính là hai dãy Đông lang và Tây lang.Tiền điện, toàn bộ nội thất bên trong đều sơn màu đỏ hơi giông chùa TàuTrên bàn thờ tiền điện để Di ảnh Đức Tả QuânMỗi gian điện thờ cách nhau bằng một sân thiên tỉnhSân thiên tỉnh có lối đi qua dãy đông Lang và tây Lang, Nơi thờ Tiền hiền Hậu hiền, anh hùng liệt sĩ vị quốc vong thân Tại Trung điện, Xuất phát từ quan niệm "sự vong như sự tồn" (thờ người đã khuất như khi người đó sống) nên cách bài trí ngoài các đồ thờ tự, còn đầy đủ các đồ nghi tượng thể hiện uy quyền, phẩm hàm của Lê Văn Duyệt: Biển vía ghi tước hiệu, tàn lọng, quạt vả, lỗ bộ, bát bảo, bạch mã thái giám, ngựa Xích Thố, kiệu, võng..., những lễ vật quí giá mà người dân hiến tặngBàn thờ trước Trung điệnHai bên có 2 ông hổ nhồi bông người dân hiến tặng, 4 con ngựa xích thố bằng gỗTheo quan niệm của người dân, chà tay vào những linh vật trong lăng rồi xát vào người sẽ phù hộ cho mình khỏe mạnh.Vì vậy người dân đi viếng thường hay vuốt cằm vuốt râu ông Hổ làm cho nó rụng nhẵn, do đó BQT Lăng mới đưa vào lồng kiếng như ngày nayBinh khíBàn thờ phía sauBên phải điện Thờ Hiệp Biện Đại học Sĩ Phan Thanh Giản (1796 – 1867) Kinh Lược Sứ Nam KỳBên Trái thờ Đức Quận Công Thiếu Phó Lê Chất (1769 – 1826 ) Tổng Trấn Bắc ThànhGian chánh điên đặt Tượng Đức Ông bằng đồng nguyên chất, cao 2,65m, nặng 3 tấn, do kíp thợ nghệ nhân Huế đúc và mang vào từ Huế. Tượng được lấy mẫu từ hình chân dung Lê Văn Duyệt in trên tờ giấy bạc 100 đồng lưu hành tại Sài Gòn năm 1966 (có lẽ do người dân đều nhớ khuôn mặt ông qua tờ giấy bạc ) do nhà điêu khắc nổi tiếng Phạm Văn Hạng thực hiệnHai bên đặt bài vị Phan Thanh Giản và Lê Chất
[Diễn đàn]Bài và ảnh: Turau
source
http://www.saigonphoto.net/cpg/index.php?name=News&file=article&sid=73

Nửa thế kỷ với Caravelle Sài Gòn




Nửa thế kỷ với Caravelle Sài Gòn
Việt Tribune tổng hợp
Vào tháng Năm, 2009 tới đây, khách sạn Caravelle ở thành phố Sài Gòn sẽ kỷ niệm 50 năm có mặt trên thị trường. Sau nửa thế kỷ có mặt trên thành phố lớn nhất của Việt Nam với tư cách là một khách sạn 5 sao, Caravelle đang chuẩn bị kỷ niệm 50 tuổi vào ngày 8 tháng Năm, 2009.
Nhiều sự kiện đã được ban giám đốc dự định tổ chức nhân dịp này. Một buổi tiếp tân sẽ diễn ra tại hội trường của khách sạn. Một số nhân vật được nhiều người biết đến sẽ lên nói chuyện trong dịp này, và diễn giả chính sẽ là Peter Arnett, phóng viên chiến tranh Việt Nam và chiến tranh vùng vịnh Ba Tư lần đầu tiên. Peter Arnett đã từng đoạt giải báo chí Pulitzer năm 1966 về những bài viết trong chiến tranh Việt Nam.

Khách Sạn Caravelle Sàigòn ngày nay.travel.org
Khách sạn cũng sẽ sử dụng một căn phòng lớn để dựng lên những cảnh giống hệt như con đường Tự Do trong thập niên 60. Con đường này, trước đó tên là Catinat, bây giờ tên là Đồng Khởi, là nơi có khách sạn Caravelle; đối diện với trụ sở Quốc Hội của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, trụ sở này bây giờ là Nhà Hát Lớn.
Một sự kiện khác cũng được lên kế hoạch trong dịp này, là nhà hàng chính trong khách sạn sẽ có những món ăn đặc biệt của Pháp. Nhà hàng này bây giờ tên là Reflections, nhưng lúc trước có tên là Champs Élysées. Đầu bếp chính của nhà hàng Reflections nói rằng ông ta sẽ nấu những món mà khách khi ghé nhà hàng Champs Élysées khi trước thường gọi.
Món khai vị là gan ngỗng, món súp là hải sản bouillabaisse, và món ăn chính thì khách có thể chọn hoặc là cá hồng, hoặc là gà nấu rượu vang; cuối cùng món tráng miệng là bánh hạnh nhân có chocolate và bơ. Mỗi phần ăn là 39 đôla.

Khách Sạn Caravelle Sàigòn ngày xưa 1964. Time Life
Nhân viên pha rượu của khách sạn đã pha chế một thức uống đặc biệt trong dịp này, và đặt tên là ‘Caravelle Cowboy’, gồm có rượu champagne và trái berry, có điểm một chiếc lá vàng.
Khách hàng đặt phòng trong tháng Năm sẽ được bớt 50% cho đến tháng 12, với điều kiện phải giữ chỗ trên trang web của khách sạn.
Bên cạnh những sự kiện vừa nêu, khách sạn còn định xuất bản một cuốn sách, trong đó có đoạn kể lại những nhân vật danh tiếng nào trên thế giới đã từng đến và rời khách sạn, và có đoạn kể lại những thăng trầm của khách sạn trong suốt 50 năm qua.
Ông John Gardner, Giám Đốc khách sạn cho biết: cách đây 50 năm, ngay khi khai trương, khách sạn Caravelle đã đặt ra những chuẩn mực để các khách sạn khắp miền Nam bắt chước; và vào thời đó, mỗi khi nói đến Caravelle, người ta thường nói đến phong cách, thời trang, lịch lãm, một tụ điểm của giới thượng lưu trí thức. Giám Đốc Gardner nói tiếp: bây giờ, người ta cũng có thể sử dụng cùng những tính từ đó, khi nhắc đến Caravelle.
Được khai trương vào năm 1959, khách sạn Caravelle nổi tiếng trong một thời gian dài, vào thời chiến tranh Việt Nam đang ở cao điểm. Các nhà báo quốc tế đứng từ sân thượng khách sạn ở trên tầng thứ 10, có thể quan sát những cuộc biểu tình, những cuộc đảo chánh diễn ra trước Quốc Hội, bây giờ là Nhà Hát Lớn; hoặc dinh Độc lập, bây giờ là dinh Thống Nhất.
Sau khi quan sát xong, các nhà báo có thể dùng cầu thang đi về văn phòng của mình, được thuê dài hạn bên trong khách sạn hoặc ở các khách sạn gần đấy, để viết bài tường trình và gửi về cho các tòa soạn hoặc các đài ở New York, London hoặc Tokyo.Thời bấy giờ, đài truyền hình CBS của Mỹ đặt văn phòng ở Caravelle, hình ảnh được thu trên băng nhựa. Mỗi khi thu xong một câu chuyện để phát hình, đài có người ôm hộp phim nhựa cấp tốc chạy ra phi trường Tân Sơn Nhất, gửi hộp phim nhựa theo một chuyến bay gần nhất của hãng Pan Am hoặc United đem về Mỹ.
Khi chuyến bay hạ cánh đến Los Angeles hoặc San Francisco sẽ có người của đài truyền hình ra nhận hộp phim và cấp tốc mang ra tráng, rửa, in, ấn, biên tập và cho phát hình vào lúc sớm nhất. Tính trung bình, một phóng sự chiến trường ở Việt Nam nhanh nhất là 24 tiếng đồng hồ sau mới hiện lên trên máy TV của các gia đình người Mỹ. Lúc bấy giờ, một khoảng cách thời gian như thế đã được xem là hiện đại, và các đài truyền hình của Mỹ cạnh tranh với nhau từng giờ từng phút để mang tin tức chiến trường nóng hổi cho các gia đình người Mỹ có con em chiến đấu bên Việt Nam.
Bây giờ thì không còn như thế nữa, với phương tiện kỹ thuật số và với Internet, khán giả có thể xem trực tuyến, vào giờ giấc thực sự; những xì xảy ra cách nửa vòng trái đất có thể hiện ngay lên màn hình của TV hoặc laptop.
Trở lại với câu chuyện Caravelle, trong thập niên 1960, chỉ những đại gia hoặc những người có quyền thế mới đủ sức tổ chức đám cưới cho mình của hoặc cho con cái ở khách sạn này. Một đám cưới như vậy chắc chắn sẽ được dư luận bàn tán xôn xao.
Tháng Tư năm 1960, có 18 nhân vật trí thức miền Nam tổ chức họp báo tại khách sạn Caravelle để công khai xác nhận họ là một nhóm đối lập với chính phủ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ra tuyên ngôn kêu gọi chính phủ phải có những cải cách. Khi cuộc đảo chánh của Đại tá Nguyễn Chánh Thi nổ ra vào tháng 11 năm đó, nhóm trí thức này lên tiếng ủng hộ. Cuộc đảo chánh sau đó thất bại, tất cả thành viên của nhóm này bị bắt và từ đó mới có tên là nhóm Caravelle. Nhờ có vụ này, người dân miền Nam mới quen biết nhiều hơn với những tên tuổi như Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Trần Văn Văn, Phan Huy Quát, v.v.
Vào năm 1975, Caravelle đổi tên thành Độc Lập và cái tên này chìm dần, vào lúc người dân thành phố vật lộn với bobo hoặc ăn độn.
Tháng 10 năm 1992, Saigon Tourist hợp tác với một công ty của Hong Kong và Singapore và sử dụng lại cái tên Caravelle với ý định làm sống lại thời hoàng kim của khách sạn.
Cùng nhịp với chính sách Đổi Mới, vào năm 1998, ban Giám Đốc khách sạn cho tân trang tất cả 10 tầng lầu từ trong ra ngoài, và xây thêm một tòa nhà sát bên, cao 24 tầng.Tháng 12 năm ngoái, một vụ nổ xảy ra tại khu lễ tân của khách sạn. Một phần lớp trần của khu lễ tân bị sập. Sức ép của vụ nổ làm hư hại lớp trần khoảng 30 mét vuông, và làm bị thương ba nhân viên khách sạn, trong đó có một người bị thương nặng. Sở công an thành phố kết luận không phải là chất nổ và cũng không phải là một vụ phá hoại.Trong những năm gần đây, khách sạn Caravelle không ngừng cải tiến để giữ ngôi vị là 1 trong 10 khách sạn hàng đầu của thành phố, và 1 trong 100 khách sạn hàng đầu của thế giới. Giá phòng ở đây từ 220 đôla đến 1200 đôla một đêm.
Quán bar trên sân thượng vẫn là điểm tụ tập của những khách thượng lưu trong và ngoài nước, y hệt như thời chiến tranh, vẫn có ban nhạc sống chơi nhạc Mỹ hầu như mỗi đêm.Ở tầng dưới, phòng ăn bao bụng của khách sạn cũng là điểm đến của nhiều giai nhân tài tử, bởi vì ở đó khách có thể ăn theo kiểu buffet, vừa có những món lạ, vừa được phục vụ theo dạng cao cấp.
Trải qua 50 năm, có thể nói Caravelle gắn liền với những thăng trầm lịch sử trong thành phố lớn nhất Việt Nam. Nguồn VAP
source
Viet Tribune Online

Vụ đứt cáp cầu treo tạm công trình cầu Trà Ôn – Vĩnh Long
















Vụ đứt cáp cầu treo tạm công trình cầu Trà Ôn – Vĩnh Long

Pix-source
Take2Tango
Vụ đứt cáp cầu treo tạm công trình cầu Trà Ôn – Vĩnh Long:
Đã tìm thấy 5 nạn nhân
Các cơ quan chức năng phải huy động phương tiện của người dân tham gia tìm kiếm thi thể nạn nhân
Theo thông tin từ lực lượng tìm kiếm cứu nạn, xác 3 nạn nhân mất tích trong vụ đứt cáp tại công trình cầu Trà Ôn, Vĩnh Long xảy ra hồi 23 giờ ngày 12.4 đã được tìm thấy lần lượt vào lúc 2h, 4h và 5h sáng nay 14.4. Trước đó, ngày 13.4, các cơ quan chức năng cùng với nhiều phương tiện của người dân địa phương suốt 20 tiếng đồng hồ mới tìm thấy thi thể hai nạn nhân đầu tiên là Trịnh Hải Đăng (SN 1989), Nguyễn Văn Xuân (SN 1989), cùng quê Thanh Hoá, đều là sinh viên năm thứ 2 của trường cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hoá đang đi thực tế tại công trình. Thi thể ba nạn nhân được tìm thấy rạng sáng nay là Bùi Quang Hiển (SN 1989, Hưng Yên), Phan Thành Long (1986, Vĩnh Phúc), Nguyễn Văn Hợp (SN 1889) – cũng là sinh viên trường cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa.
Phần cầu treo tạm nghiêng hẳn sang một bên sau khi bị đứt cáp
Vào lúc 23g đêm 12.4, bảy trong số mười thợ cầu đang làm việc trên mặt cầu treo tạm – công trình hỗ trợ thi công cầu Trà Ôn, ở độ cao 7 mét, bất ngờ cầu treo bị nghiêng một bên. Hai trong số bảy người này bám được trên cầu, còn 5 công nhân bị rơi xuống sông Măng Thít. Ông Nguyễn Đức Hùng, đội trưởng đội thi công số 5, công ty CP cầu 12 (tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 - bộ GTVT, đơn vị thi công công trình này) cho biết, trong lúc đội thi công đang đổ bê tông tại vị trí trụ T3 thì đường ống dẫn bê tông bắc qua cầu treo bị nghẹt. Ngay lúc đó 7 công nhân phải leo ra phần cầu treo để tìm nguyên nhân, khắc phục sửa chữa sự cố. Bất ngờ, 1 dây cáp treo trong số 8 dây cáp của cầu treo này bị tuột khiến phần mặt cầu nghiêng sang một bên làm 5 công nhân rơi xuống sông. Một đoạn ống dẫn bê tông cũng rớt xuống sông, một phần bị vướng lơ lửng trên cầu treo.
Cầu treo đoạn vượt sông dài 52 mét này, theo ông Hoàng Minh Tấn, giám đốc công ty CP quản lý dự án xây dựng Vĩnh Long, có tác dụng đỡ đường ống cấp bê tông từ trạm trộn phía thị trấn Trà Ôn sang trụ T3 bên kia sông. Lúc tai nạn xảy ra, cầu treo tạm này đang gánh chịu trọng lượng ì của khối bê tông bị ngẹt trong ống bơm, trọng lượng bản thân của 52 mét ống… Và thực tế dây cáp treo của một bên cầu bị quá tải khi phải gánh thêm trọng lượng của nhóm công nhân nói trên. Chiếc cầu treo bắc tạm nhằm đơn giản hóa công việc thi công – thay vì phải tốn chi phí, mặt bằng… để đưa máy móc, vật tư qua bên kia bờ sông, giờ lại trở thành đầu mối của những bi thương và rắc rối.
Nhiều người dân địa phương bức xúc: vì sao 7 công nhân này phải làm việc trên độ cao ngay trong đêm trong điều kiện hết sức nguy hiểm như vậy? Hiện trường cho thấy, cầu treo này - phần công trình phụ hỗ trợ thi công cầu chính - chỉ gồm 6 dây cáp dọc căng vượt sông làm giá đỡ cho một khối lượng tràm rất lớn – được sử dụng làm sàn cầu, và 2 dây cáp treo trợ lực. Khả năng chịu lực của công trình tạm trong quá trình thi công này có được đơn vị thi công tính toán kỹ?
Theo thiết kế, cầu Trà Ôn có chiều dài 351,4m, toàn cầu có 7 nhịp, được gối lên 2 mố và 6 trụ. Công trình nằm trong dự án nâng cấp và cải tạo quốc lộ 54 (đoạn km 32 – km 85 Vĩnh Long – Trà Vinh), khởi công từ năm 2007.
Cơ quan chức năng đang kiểm tra hiện trường sự cố
Cầu treo tạm này dùng để đỡ đường ống chuyền bêtông từ bên này sông sang trụ cầu T3
Bài, ảnh Ngọc Tùng
source
http://sgtt.com.vn/Detail3.aspx?ColumnId=3&newsid=49838&fld=HTMG/2009/0414/49838

Tuesday April 14, 2009 - 02:34pm (ICT) Permanent Link 0 Comments

Công nhân Trung Quốc ở Lâm Đồng
















Công nhân Trung Quốc ở Lâm Đồng
Trên con đường nhựa đầy bụi đỏ từ khu phố, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, đường dẫn vào mỏ bauxite Tân Rai là những quán ăn, nhà hàng do những người Trung Quốc mở ra. Công nhân người Trung Quốc, sau giờ tan ca, đi dạo, mua sắm, nấu nướng thức ăn cho buổi chiều cũng là những hình ảnh mà PV SGTT ghi nhận hôm 11.4 ở huyện lỵ cao nguyên này.
Tại ngã ba khu phố 4, thị trấn Lộc Thắng, đường bên trái là vào khu khai thác mỏ trung tâm, đường bên phải dẫn vào tòa nhà trung tâm của công ty bauxite Lâm Đồng thuộc tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV).
Cạnh con đường dẫn vào mỏ khai thác bauxite chính của Tân Rai là những dãy hàng quán xập xệ, cách khu mỏ khoảng một km, lác đác là những ngôi nhà đã bị đập bỏ do người dân nhận tiền đền bù dự án và đã di dời. Phần nhiều các hộ dân ở đây vẫn chưa chuyển đi, họ vẫn sống và buôn bán bình thường.
Có khoảng gần 20 dãy nhà tập thể dành cho công nhân Trung Quốc ở, sinh hoạt sau giờ làm việc. Một loạt dãy nhà cũng đang xây dựng để chuẩn bị đón công nhân Trung Quốc vào làm việc. Chỉ có công nhân ở trong khuôn viên khu mỏ, những chuyên gia kỹ sư của Trung Quốc đều ở những ngôi nhà thuê ngoài thị trấn.
Đường bên phải sẽ dẫn vào tòa nhà trung tâm của công ty bauxit Lâm Đồng thuộc tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV)
Công nhân Trung Quốc mua hàng trả giá
“Mua thứ gì họ cũng trả giá, từ bó rau muống 2.000 đồng, họ trả 1.500 đồng cho đến 1.800 đồng/bó. Khó bán cho họ lắm…”, ông Phan Tiến Lõng, chủ một cửa hiệu bán rau, thịt cá, hoa quả ở ấp 6A, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, cách khu khai thác mỏ Tân Rai khoảng 500 mét, cho biết. Công nhân Trung Quốc hiếm khi mua hàng ở cửa hiệu của ông, nhưng nếu họ mua họ đều trả giá.
Theo ông Lõng, công nhân ăn uống ở bếp ăn tập thể. Mỗi ngày, những đầu bếp Trung Quốc, biết tiếng Việt đi xuống chợ huyện Bảo Lâm để mua rau quả, gạo thực phẩm về chế biến cho nhà ăn. Những nhà hàng Trung Quốc ở đây được mở ra chủ yếu phục cho chuyên gia, kỹ sư người Trung Quốc. Chị Phượng, quản lý nhà hàng Trung Quốc ở đây cho biết, công nhân Trung Quốc rất ít khi ăn ở nhà hàng này, vì thu nhập của họ thấp. Chị Phượng quê ở Vũng Tàu, vừa lên Tân Rai làm việc 4 tháng. Thời gian trước, chị làm việc ở khu công nghiệp Sóng Thần, TP.HCM. Chủ nhà hàng Trung Quốc là người quen cũ của chị Phượng, quê ở Hàng Châu. Trước khi lên Tân Rai mở quán, bà chủ nhà hàng là chủ một doanh nghiệp may đầu tư ở khu công nghiệp Sóng Thần. Chồng của bà chủ quán Trung Quốc là quản lý công nhân trong khu mỏ bauxite Tân Rai. Quán đã mở ra gần 1 năm, nhà hàng Trung Quốc vừa phục các món ăn vừa là nơi thu đổi ngoại tệ cho công nhân, chuyên gia, kỹ sư Trung Quốc.
Ở thị trấn Lộc Thắng, ngoài nhà hàng này (cách khu mỏ Tân Rai khoảng 1km) ra còn có một quán ăn Trung Quốc khác tọa lạc ở đầu thị trấn. Quán này do người Việt gốc Hoa (là người địa phương) mở ra để phục vụ cho người Trung Quốc. Theo chị Phượng, có khoảng 800 công nhân Trung Quốc đang làm việc ở khu mỏ này.
Ít lao động địa phương
Theo ghi nhận của chúng tôi, số lao động trong khu mỏ đa phần là người Trung Quốc và một số ít công nhân Việt Nam quê ở Nghệ An và Thanh Hóa.
Công nhân Trung Quốc chủ yếu phụ trách việc “đào giếng” và xây trụ, công nhân Việt Nam đa phần làm phụ hồ và bưng bê cát vữa cho những công trình xây dựng. Anh Tiến, quê ở Nghệ An cho biết, lương mỗi ngày làm việc là 80.000 đồng/ngày, trừ tiền cơm mỗi ngày 25.000 đồng, anh Tiến chỉ nhận được 55.000 đồng/ngày. Nếu có tăng ca, công nhân Việt Nam sẽ nhận được thêm 40.000 đồng/ngày.
A Song, một quản lý người Trung Quốc cho biết thông qua một người Trung Quốc khác là A Lang đã phiên dịch cho chúng tôi, lương công nhân Trung Quốc vào khoảng 150.000 đồng/ngày. Tuy nhiên A Song lại từ chối câu hỏi của chúng tôi: “Vì sao không thuê người lao động Việt Nam với giá rẻ hơn?” A Lang đã ở Việt Nam gần 10 năm, từng là quản lý ở một công ty ở khu công nghiệp Sóng Thần, TP.HCM. Khi khu mỏ Tân Rai khởi công xây dựng, anh chuyển lên làm việc với mức lương 1.200 USD/tháng.
Ông Phan Tiến Lõng, người dân ở gần khu mỏ cũng thừa nhận, rất ít lao động địa phương được vào làm ở khu mỏ Tân Rai. “Họ chỉ nhận lao động ở những hộ đã nhận tiền đền bù và di dời khỏi khu mỏ. Trường hợp của con tôi thì không được”, ông Lõng chỉ người con gái của ông đã xin vào làm công nhân trong khu mỏ nhưng bị từ chối. Lao động địa phương được nhận vào làm việc, chủ yếu là phụ nữ, phụ trách việc bưng bê đất cát trong công trường.
Theo A Lang, công nhân Trung Quốc chủ yếu ở vùng quê của tỉnh Sơn Đông và Quảng Tây, Trung Quốc được các nhà thầu đưa sang Việt Nam làm việc. “Họ cũng nhớ nhà lắm chứ, nhưng phải đi làm, vì ở quê khổ lắm”, A Lang nói.
Sơn Nghĩa
Số lao động trong khu mỏ đa phần là người Trung Quốc và một số ít công nhân Việt Nam quê ở Nghệ An và Thanh Hóa
Mỗi ngày, những đầu bếp Trung Quốc biết tiếng Việt đi xuống chợ huyện Bảo Lâm để mua rau quả, gạo, thực phẩm về chế biến cho nhà ăn
Bữa ăn của công nhân Trung Quốc tại khu mỏ Tân Rai
Giải trí của công nhân Trung Quốc sau giờ làm việc là căn phòng chung nhỏ với chiếc tivi để xem các kênh tiếng Hoa
Cách “đào giếng” vẫn còn thô sơ, công nhân đào bằng những vật dụng đào xới thủ công. Trên mỗi “giếng” có những trụ quay, công nhân quay ròng rọc đưa giỏ sâu xuống và múc đất lên
Nhà ở công nhân Trung Quốc tại Tân Rai
Tất cả công nhân nam đều dùng nhà vệ sinh chung ở cuối dãy khu tập thể
Những con đường lở lói
Một cảnh trong khuôn viên ở khu mỏ Tân Rai
Nhà hàng Trung Quốc ở khu mỏ Tân Rai
source
http://www.sgtt.com.vn/Detail3.aspx?ColumnId=3&newsid=49795&fld=HTMG/2009/0412/49795

Top-down method




Top-down method

Ngập nước sẽ tăng do thêm “lô cốt”



Thành phố Hồ Chí Minh
Ngập nước sẽ tăng do thêm “lô cốt”
Trung tâm điều hành các chương trình chống ngập của TP.HCM (gọi tắt là trung tâm chống ngập) hôm qua (2.4) công bố sẽ thực hiện các dự án chống ngập đầu tiên. Việc này không những bổ sung thêm số “lô cốt” đang hiện diện ở hầu khắp các tuyến đường trên TP.HCM, mà còn có nguy cơ làm ngập tăng hơn vì phải ngăn cống để thi công
Ảnh: L.H.T
Ông Nguyễn Ngọc Công, phó giám đốc trung tâm chống ngập cho biết, trong tháng này, sẽ lắp mới các cống thoát nước trên các tuyến đường Ba Tháng Hai (quận 11), Chu Văn An và Phạm Văn Chí (quận 6) để giải quyết chống ngập.
Vá víu chống ngập
Hệ thống cống trên các tuyến đường này được xây dựng từ lâu, một số nằm trong nhà dân, tiết diện lại nhỏ, không đủ để nước thoát. Trên tuyến đường Phạm Văn Chí, sau trận mưa từ 30 phút đến bốn giờ, hoặc khi triều lên, làm ngập sâu từ 0,2 – 0,8m. Việc cải tạo hệ thống thoát nước (HTTN) trên đường Ba Tháng Hai và Chu Văn An, lẽ ra được thực hiện trong tiểu dự án cải tạo HTTN lưu vực rạch Hàng Bàng, là một trong sáu vùng thoát nước mưa của TP.HCM đã được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2001. Lưu vực rộng gần 440ha, thuộc các quận 5, 6 và 11, nhưng do dự án thực hiện chậm, nên bị ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cắt vốn. Theo ông Công, tiểu dự án này hiện được tách thành nhiều gói thầu, và trung tâm chống ngập được giao tiếp tục thực hiện. Trước mắt, sẽ thực hiện các công trình cấp bách ở đường Ba Tháng Hai, Chu Văn An với tổng kinh phí gần 58 tỉ đồng. Đây là những công trình cấp bách giảm ngập tại khu vực ngập nặng.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Bảo, trưởng ban quản lý các dự án thoát nước đô thị, thuộc trung tâm chống ngập, khi hoàn thành các dự án nói trên, tình trạng ngập nước cục bộ vẫn xảy ra, bởi lẽ, các dòng kênh đang bị tắc nghẽn, bùn, rác đọng lại, khiến nước không thoát được. Ngoài ra, còn phải đấu nối vào các dự án khác để tạo thành hệ thống đồng bộ, mới đảm bảo tiêu thoát nước.
Dự án chưa xong đã lạc hậu
Hiện toàn thành phố còn khoảng một trăm điểm ngập nước. Năm 2008 có khoảng 66 trận mưa gây ngập, tăng 46% so với năm 2007. Ngoài ra, triều cường cũng có xu hướng tăng ngày càng cao, gây ngập trên diện rộng. Ông Công thừa nhận: không kỳ vọng ba công trình nói trên sẽ làm nên chuyện chống ngập cho cả thành phố. Bởi theo tính toán của đơn vị tư vấn, thành phố cần cải tạo khoảng 6.000km cống, mới mong giảm thiểu được tình trạng ngập. Trong khi đó, dù thành phố đã đào đường hàng loạt, nhưng cũng chỉ thực hiện được 1/3 khối lượng, và còn khoảng 4.500km cống nữa cần được cải tạo, bổ sung.
Mặc khác, dự án Vệ sinh môi trường, lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè được thực hiện nhằm giải quyết ngập cho trên một triệu dân nội thành. Nhưng thiết kế chỉ tính toán cho đỉnh triều cường là 1,32m, trong khi hiện nay, đỉnh triều cao nhất đã lên đến 1,55m. “Có nghĩa là cốt cống ở một số dự án đã quá lạc hậu so với đỉnh triều thường xuyên. Do vậy cần phải khống chế bằng hệ thống cống, van ngăn triều và cả hệ thống bơm thoát nước”, ông Công nói.
Kiều Phong
source
http://sgtt.com.vn/Detail3.aspx?ColumnId=3&newsid=49305&fld=HTMG/2009/0402/49305
Friday April 3, 2009 - 11:57am (ICT) Permanent Link 0 Comments

Ngành xây dựng cảnh báo về nhà thầu ngoại



Ngành xây dựng cảnh báo về nhà thầu ngoại

Hàng vạn công nhân Trung Quốc đã vào Việt Nam?
Báo Tuổi Trẻ vừa có bài tường thuật tọa đàm hôm 27/03 của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, trong có đưa ra cảnh báo về thực trạng 'lấn sân' của nhà thầu Trung Quốc.
Báo này cho hay vấn đề lớn được bàn luận tại hội thảo của các chuyên gia và giới chức ngành xây dựng là việc "rất nhiều dự án lớn đã triển khai nhưng hàng hóa VN không thể tiêu thụ được vì trúng thầu là các nhà thầu ngoại, chủ yếu là Trung Quốc".
Báo Tuổi Trẻ vừa có tổng biên tập mới, ông Phạm Đức Hải, từ ngày 26/03.
Ông Trần Ngọc Hùng, chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN, được trích lời nói tại cuộc tọa đàm về kích cầu trong xây dựng rằng nhiều công trình trọng điểm về điện, xi măng, hóa chất... đều về tay nhà thầu Trung Quốc.
Hơn mười công trình xây dựng nhà máy xi măng, nhiều công trình xây dựng nhà máy điện lớn, đều đang do công ty Trung Quốc thực hiện.
Ông Hùng cho hay: "Nhà thầu Trung Quốc thường đem theo hàng ngàn công nhân và đem cả thiết bị của họ sang, trong khi những thiết bị đó VN hoàn toàn có thể sản xuất được."
Một quan chức có mặt tại tọa đàm đã xác nhận mỗi công trình, "công nhân TQ sang đến 2.000 người".
Được biết doanh nghiệp TQ được hỗ trợ của nhà nước về nhiều mặt, như giảm thuế, nên giá bỏ thầu thường thấp hơn hẳn các công ty nước ngoài khác. Do vậy, khả năng trúng thầu của họ cao hơn.
Tuy nhiên, giới xây dựng VN cảnh báo tình trạng nhà thầu ngoại chỉ dùng công nhân và nguyên vật liệu của nước họ dẫn tới việc "triệt tiêu nội lực".
Giải quyết thất nghiệp
Việc Trung Quốc đưa công nhân vào Việt Nam đã từng được đề cập tới trong bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi đầu năm.
Nhà thầu Trung Quốc thường đem theo hàng ngàn công nhân và đem cả thiết bị của họ sang, trong khi những thiết bị đó VN hoàn toàn có thể sản xuất được.
Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng
Trong bức thư yêu cầu dừng dự án bauxite Tây Nguyên, Tướng Giáp viết: "Trong tháng 12/2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự án)".
Thực ra, chủ trương đưa người lao động ra các nước ngoài đã được Trung Quốc thực hiện một vài năm nay như một biện pháp giúp giải quyết công ăn việc làm và kích cầu kinh tế cho bản thân nước này.
Trong riêng năm 2007, có tới 750.000 công nhân Trung Quốc đã theo các dự án của Trung Quốc sang châu Phi, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp và khai khoáng, vốn cần nhân công.
Tình trạng thất nghiệp đang đe dọa xã hội Trung Quốc, với ước tính mười triệu người mất việc vì kinh tế khó khăn.
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh từng nói với BBC hồi tháng Hai 2009 rằng thất nghiệp là "thách thức lớn nhất mà Trung Quốc đang đối diện".
"Kinh tế sụt giảm cũng là khi nguy cơ bất ổn xã hội gia tăng."
Tuy nhiên Việt Nam cũng đang phải đối phó với tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao, dù chưa có cơ chế để thống kê con số thực tế. Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội trong một báo cáo ước tính có tới 400.000 người mất việc trong năm nay.
source
www.bbc.co.uk/vietnamese

Chuyện nhà cửa ở Bắc Kinh


Chuyện nhà cửa ở Bắc Kinh
Tuấn Minh- Texas
Trong số tất cả những công trình xây cất to lớn và tốn kém cho việc tổ chức các trận tranh tài thể thao nhân kỳ Thế Vận Hội vừa qua tại Trung quốc chỉ có khu Trung tâm Bơi lội Quốc gia, còn được quen gọi là “Hộp Vuông” (The Cube) do bởi hình thù đặc biệt của nó, là còn được dùng thường xuyên cho những mục tiêu có lợi khác – như để tổ chức những chương trình biểu diễn phối hợp nhạc và ánh sáng với những vòi nước nhảy múa cầu kỳ và sặc sỡ – ngoài ra thì hầu như tất cả những cơ ngơi còn lại đều bị bỏ trống, vì không có cửa hàng nào chịu vô làm ăn. (Một sân vận động cho môn bóng chày – baseball – vừa mới được khánh thành vào mùa xuân năm ngoái để tổ chức trận đấu giao hữu giữa hai đội banh nhà nghề từ Hoa Kỳ sang là Los Angeles Dodgers và San Diego Padres nhưng rồi sau đó cũng đành bị đập bỏ để lấy chỗ làm nơi xây cất một khu thương xá mới.)

Nhà cao tầng hiện nay tại Trung Quốc. ChinaFotoPress/Getty Images
Ông Huang Yasheng – một chuyên gia kinh tế làm việc tại trường đại học MIT và là tác giả của một cuốn sách xuất bản vào năm ngoái với tựa đề “Mô hình Tư Bản theo nét Tàu” (Capitalism with Chinese Characteristics) cho rằng việc quyết định xây cất quá trớn này phản ảnh tâm lý của giới lãnh đạo ở Bắc Kinh lúc nào cũng muốn “xây chỗ này lớn nhất thế giới, xây chỗ kia to nhất hoàn vũ” nhưng tất cả những công trình xây cất ấy đều gần như không đem lại một lợi ích kinh tế thực dụng và lâu dài.
Trong cuộc chạy đua để xây dựng những công trình tân tiến và tráng lệ để mong lấy tiếng là số một, các công ty thầu xây cất và giới chức đầu tư cũng như những nhà băng tài trợ tại T C đã vô tình lao mình vào một cuộc chạy đua thiếu khôn ngoan không khác gì việc người dân và giới đầu cơ tại Hoa Kỳ trước đây đã đổ xô lao mình vào thị trường địa ốc hoặc thị trường chứng khoán Internet hồi đầu thiên niên kỷ để tạo nên một quả bóng đầu tư căng phồng quá mức và không thể nào tránh khỏi tình trạng trước sau rồi cũng bị vỡ tan.
Nhà báo Barbara Demick, trong một phóng sự trên tờ Los Angeles Times đề ngày 22 tháng 2 vừa qua thuật lại chuyện bà được một chuyên viên đặc trách thu mua những cơ sở địa ốc đang trong tình trạng ‘khẩn trương’ cần bán gấp (được hiểu là với giá rẻ) là Jack Rodman ngồi trong căn phòng ở lầu thứ 40 của một cao ốc và đưa tay chỉ về một số những cao ốc tân kỳ vừa mới mọc lên đầy rẫy tại thủ đô Bắc Kinh. Điểm đặc biệt của các toà cao ốc này giống nhau là tất cả đều vừa mới xây xong theo đúng với những tiêu chuẩn hiện đại và kiến trúc tân kỳ nhưng đều toàn là những toà nhà trống vắng, không có người nào hay cơ sở nào chịu thuê mướn để làm ăn mặc dù đêm đêm toà nhà vẫn được chiếu sáng bởi hàng ngàn ánh đèn néon để tạo nên một hình ảnh huy hoàng lộng lẫy. Nói theo thuật ngữ chuyên môn đó là những toà nhà “see through”, từ ngữ được sáng chế ra tại Texas của thời kỳ vỡ bóng địa ốc của những năm trong thập niên 1980.
Theo ông Rodman, một cư dân gốc từ Los Angeles, hiện đang điều hành một công ty mua bán địa ốc tại Bắc Kinh có tên là “Global Distressed Solutions”, thì tình trạng xây cất các toà cao ốc thương mại đã phát triển quá độ. Ông cho biết kể từ năm 2006 đến nay đã có khoảng 500 triệu bộ vuông (square feet) diện tích thương mại được xây cất tại Bắc Kinh, một con số còn lớn hơn cả diện tích của toàn các toà nhà cao ốc ở khu Manhattan cộng lại. Từ lâu, mỗi khi nói đến New York mọi người đều nghĩ đây là nơi có nhiều toà nhà chọc trời nhất trên thế giới, với hình ảnh và lịch sử đầy ấn tượng của toà nhà Empire State Building. Nhưng những du khách nào có dịp ghé đến Thượng Hải (Shanghai) sau này đều thấy là thành phố hải cảng nổi tiếng này đã qua mặt New York về số lượng các toà nhà chọc trời trong thành phố. Và giờ đây thì Bắc Kinh còn nhiều hơn cả Thượng Hải nữa.
Điều đáng nói là trong số những toà cao ốc vừa mới được xây cất sau này, đã có khoảng 100 triệu bộ vuông diện tích là còn nằm trống, không có người thuê. Theo ước tính của ông Rodman thì số lượng cung ứng còn dư và để trống này phải mất ít nhất là 14 năm mới cho thuê xong hết ngay cả ở trong những tình trạng lạc quan nhất của những năm từ 2004 đến 2006 khi mà số lượng diện tích thương mại cho thuê mỗi năm tại Bắc Kinh vào khoảng 7 triệu bộ vuông. Rõ ràng đây là một sự phát triển địa ốc với tốc độ to lớn chưa từng thấy trên thế giới, vượt ra ngoài mọi tính toán hợp lý khiến cho không ai có thể hiểu nổi.
Theo lời của ông Louis Kuijs – kinh tế gia kỳ cựu của Ngân Hàng Thế Giới – thì rõ ràng là việc chính quyền trung ương TQ đã không có kế hoạch theo dõi trong kỹ nghệ xây cất thương mại này nên đã khiến cho đa số các nhà thầu đều chỉ nghĩ đến việc đầu tư để xây những công trình sang trọng và bỏ lơ thị trường bình dân với nhu cầu của số đông người dân trong thành phố cũng như trên cả nước. Trong một thành phố với số lượng khoảng 17 triệu dân sống chen chúc như tại thủ đô Bắc Kinh, nhu cầu có nhà cửa để cư ngụ dĩ nhiên lúc nào cũng cao, thế nhưng giá cả của nhiều căn nhà thì gần như vượt quá tầm tay của người dân trung bình trong thành phố. Tại những khu tư gia sang trọng có cổng rào an toàn mang những tên như Versailles, Provence, Arcadia, Riveria, được quảng cáo với giá bán khoảng 1 triệu Mỹ-kim, và dọc theo chu vi của xa lộ vòng đai Fourth Ring Road thì nhiều căn chung cư sang trọng với 2 hay 3 phòng ngủ được rao bán với giá khoảng 800,000 Mỹ-kim. Ngay cả những giới giàu có tại Bắc Kinh cũng không dễ dàng mua sắm nổi những căn nhà như vậy. Ông Zhang Huizhan, chủ nhân một xưởng đóng bàn ghế cho biết ông không thể chen chân vào được để mua ở những khu như vậy. “Những giá nhà như vậy chẳng khác gì giá nhà ở New York, nhưng mà bọn chúng tôi là người Tàu cơ mà, làm gì có những món tiền như vậy.” Ông nói ông chỉ có khả năng mua một căn chung cư với giá vào khoảng 150,000 Mỹ-kim cho gia đình ông mà thôi. Đó là ông đã khá giả hơn rất nhiều người rồi vì đồng lương trung bình cho một người tại Bắc Kinh cũng chưa tới 6,000 Mỹ-kim cho một năm.
Điều trớ trêu là trong khi số cung về diện tích cho thuê hiện nay rất cao quá mức nhu cầu của doanh gia có khả năng đầu tư tại thủ đô, thì con số người sống quanh vùng thủ đô đang cần chỗ ở cũng gia tăng kinh khủng.
Trong kế hoạch giải toả nhiều khu vực trong thành phố để có chỗ thực hiện các dự án cho Thế Vận Hội, chính quyền Bắc Kinh đã gần như đẩy một số lượng khoảng 1 triệu rưởi người lâm vào cảnh phải rời bỏ nơi chốn cũ và lang thang đi tìm chỗ mới với những đồng tiền mua lại từ chính phủ không đủ để cho họ có thể tìm chỗ khác cho tương xứng.
Hầu hết những công trình xây cất thương mại tại Bắc Kinh đều được tài trợ bởi các nhà băng quốc doanh. Hiện nay không ai chịu nhìn nhận thực trạng là những món nơ địa ốc này sẽ trở thành những món nợ xấu khi mà người mượn không đủ tiền để trả vì không có người thuê và đành để lại cho nhà băng tịch biên. Nhưng ngành ngân hàng cũng do nhà nước quản lý, và trước sau gì thì nhà nước cũng sẽ lãnh đủ. Liệu nhà nước có nghĩ ra những phương cách gì để giải quyết hai nhu cầu khác biệt ấy? Chẳng lẽ lại sửa chữa những toà cao ốc sang trọng để làm chỗ cư trú cho đám đông dân nghèo và bình dân sống chen chúc trong thành phố? Và số tiền thất thoát vì thua lỗ do việc đầu tư sai lầm nặng nề như vậy sẽ đổ lên đầu ai? Và chừng ấy thì cái hậu quả vỡ tan giây chuyền ấy sẽ còn tác hại mạnh mẽ đến đâu, hiện nay không ai muốn tiên đoán dù biết rằng nó sẽ rất kinh khủng, nhất là trong bối cảnh T C cũng như tất cả các nước khác trên toàn cầu cũng đều trải qua một cơn suy thoái khó khăn chưa từng thấy.
Tuấn MinhTuanminh1956@yahoo.com Houston, Texas 26-02-2009
source
viettribune

Dalat cog railway







The block of sepia photos underneath is a unique, rare collection of pictures of Dalat cog railway taken at an era when Dalat route was still under construction or in early operation. A lot of credits went to Francois B. who kept digging out those historical photos from many different sources.
DALAT RAILROAD'S CONSTRUCTION (1903-1932)






DALAT RAILWAY OPERATION (1932 - 1967)












DALAT TRAIN STATION SEEN FROM THE AIR (1968)
The following photos show not only Dalat train station seen from the air in 1968, but also the cogwheel steam locomotives when the Lang Bian rail line is still open. Thank Bill Robie for such rare, interesting pictures (more to come). At this moment, these are the only color photos available that show the swiss-made steam locomotives in operation at Dalat.





If your are a Vietnamese and would like to read this interesting story in Vietnames language version. Francois B. had offered a series of numerous parts at his Blog. This is a great educational and cultural adventure of Vietnam Hoa Xa's history and beyond... to the Alpes mountain and Rhone glacier. For a double ride, click on this Tu Krong Pha (Viet Nam) den Furka (Thuy Si). The long story consists of 13 parts.
(Added 4 photos 'in bright beige background') DON DUONG'S RAILWAY SECTION & IRON BRIDGE OF DRAN










(Added 10 photos 'in bright beige background') DA NHIM DAM & DRAN PASS




















THE NOSTALGIA OF THAP CHAM STATION (PHAN RANG)










LANG-BIAN COG RAILWAY OF TODAY
The following set of photos was taken on 8 September 2005. In a Toyota Land Cruiser, John Haseman and Jim Michener made the trip down the mountain. The cog railway, now abandoned, is commonly known as the Dalat-Phan Rang Line.
PHOTOS OF ABANDONED DALAT COG RAILWAY (2005)















PHOTOS OF SONG PHA–DALAT RAILROAD (1990)




















(Photo source: Zahnradbahn Song Pha - Da Lat)
SO, WHAT IS COG RAILWAY; AND HOW DOES IT WORK?
The extra reading article below would give you more knowledge on cog railway. It explains how the cog rack system works, especially the Abt system, the one used on Lang-Bian cog railway. Enjoy!A cog railway, rack-and-pinion railway or rack railway is a railway with a special toothed rack rail or rack mounted on the railroad ties (sleepers), usually between the running rails. The trains are fitted with one or more cog wheels or pinions that mesh with this rack rail. This allows the trains to operate on steeply inclined slopes.Most rack railways are mountain railways, although a few are transit railways or tramways built to overcome a steep gradient in an urban environment.The first cog railway in the world was the Middleton Railway in Leeds where the first commercial steam locomotive, The Salamanca ran in 1812. This used a rack and pinion system designed by John Blenkinsop.The first mountain cog railway was the Mount Washington Cog Railway in the US state of New Hampshire, which carried its first fare-paying passengers in 1868 and reached the summit of Mount Washington in 1869. The first rack railway in Europe was the Vitznau-Rigi-Bahn on Mount Rigi in Switzerland, which opened in 1871. Both lines are still running today.There are 4 different rack systems: Riggenbach, Strub, Abt and Locher. The one used on Dalat cog railway is Abt rack system
COG RACK & COG WHEELS OF ABT SYSTEM
The Abt rack system was devised by Roman Abt, a Swiss locomotive engineer working for a Riggenbach-equipped line, as an improved rack system. The Abt rack features steel plates mounted vertically and in parallel to the rails, with rack teeth machined to a precise profile in them. These engage with the locomotive's pinion teeth much more smoothly than the Riggenbach system. Two or three parallel sets of Abt rack plates are used, with a corresponding number of driving pinions on the locomotive, to ensure that at least one pinion tooth is always engaged securely.Today, the majority of rack railways use the Abt system.
source
VNAF PHOTOS