Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

Khám phá tàu du lịch lớn nhất thế giới



Tàu chở khách lớn nhất thế giới Oasis of the Seas vừa hoàn tất chuyến hành trình đầu tiên tới Mỹ và chuẩn bị lên đường tới vùng biển Caribbe.

Oasis of the Seas có sức chứa 5.400 hành khách và đang chuẩn bị cho hành trình đầu tiên tới vùng biển Caribbe vào ngày 1/12. Tàu có 15 boong, 4 bể bơi chính, một công viên, 2 khu vực dành cho người ưa lướt sóngvà một sân golf nhỏ.
Căn phòng sang trọng trên tàu với khung cửa sổ cao tới trần.
Thang máy đưa khách lên ba tầng của con tàu.
Thủy thủ đoàn chơi golf tại sân mini.
Hành khách nằm phơi nắng tại bể bơi.
Lướt sóng ngay trên tàu du lịch.
Công viên cây xanh dành cho du khách đi dạo.

H. Ninh (Ảnh: AP)

source

http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/Anh/2009/11/3BA15F81/

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2009

Du thuyền lớn nhất thế giới trên đường tới Hoa Kỳ


Cập nhật lúc: 11/9/2009 5:15:51 PM


Oasis of the Seas. Photo courtesy Bornrich.org

Chuyến ra khơi của con tàu chở khách lớn nhất thế giới diễn ra trên biển Baltic đã vượt qua thử thách đầu tiên một cách ngoạn mục.

Con tàu mang tên Oasis of the Seas (Ốc đảo giữa biển) trị giá 1.3 tỷ mỹ kim, cao tương đương tòa nhà 20 tầng, có 16 khoang, trọng tải 220,000 tấn và có sức chứa hơn 6,000 hành khách và hơn 2,000 thủy thủ.

Trên boong tàu Oasis of the Seas. Photo courtesy Bornrich.org

Oasis of the Seas được cho là lớn gấp 5 lần tàu Titanic. Giá khởi điểm cho một chuyến đi biển Caribbean dài 9 đêm trên con tàu này là khoảng 2,200 mỹ kim.

Tàu được đóng tại Phần Lan trong suốt 6 năm qua, và nó sẽ về đến cảng nhà ở Mỹ vào ngày 11-11-2009.

Bên trong tàu Oasis of the Seas. Photo courtesy Bornrich.org

Oasis of the Seas được trang bị một hệ thống giải trí xa hoa bao gồm nhà hát, thiết bị mô phỏng lướt sóng, sân trượt băng, sân chơi golf, những bức tường leo núi, xoáy nước và một con đường dạo mát trải dài gần hết chiều dài 400m của con tàu.

Tàu được chia làm 7 khu vực gồm công viên trung tâm, nhà hát kịch, đường dạo, khu vực hồ bơi và thể thao, trung tâm thể dục thẩm mỹ, cung điện giải trí và khu vực cho giới trẻ.
source Tivi Tuansan

Đập Tam Hiệp - biểu tượng cho những tham vọng lỗi thời


15 năm sau khi các vụ nổ dynamite lần đầu tiên phá hủy sự yên bình của Tam Hiệp, đập Tam Hiệp - niềm tự hào về tiến bộ kỹ thuật của Trung Quốc - đang gần hoàn thiện. Tuy nhiên, hàng loạt đại bác chỉ trích "oanh tạc" chiếc đập lớn nhất và tiêu tốn nhất thế giới từ trước tới nay, còn lâu mới kết thúc.

Chỉ trong vài ngày, mực nước trong hồ chứa trên sông Dương Tử sẽ đạt tới mức đỉnh điểm là 175m. Với mỗi mét nước đổ vào hồ chứa bê tông, làn sóng phản đối bên trong Trung Quốc lại tăng lên và những tiếng nói chỉ trích quốc tế đối với nó cũng lớn hơn.

Đập Tam Hiệp nhìn từ trên cao (Ảnh: Global Envision)
Đập Tam Hiệp nhìn từ trên cao. (Ảnh: Global Envision)
Không giống 12 năm trước đây, khi Bắc Kinh tổ chức các hoạt động ăn mừng linh đình, đánh dấu sự chệch hướng của sông Dương Tử tại địa điểm của chiếc đập tương lai, vào thời điểm này, các quan chức và kỹ sư đang kỉ niệm việc hoàn thành đập bằng cách thức ít phô trương.

Trong nước, họ đang đối mặt với sự chỉ trích rằng việc cho nước vào đập sẽ làm trầm trọng hơn nạn hạn hán vốn đang hoành hành ở vùng đồng bằng sông Dương Tử. Ở nước ngoài, nơi Trung Quốc đã nỗ lực xuất khẩu mô hình Tam Hiệp về việc tạo ra sự tăng trưởng kinh tế thông qua các công trình thủy điện lớn, các kĩ sư Trung Quốc cũng đối mặt với sự phản đối bắt nguồn từ trong nước đối với những dự án như vậy. Các nhà ngoại giao Trung Quốc nhận thấy một làn sóng bất bình đang lên đối với sự mở rộng ngoại giao thủy điện của Bắc Kinh ở khắp châu Á và châu Phi.

Tuy nhiên, có lẽ lý do thuyết phục nhất cho việc kìm giữ các màn bắn pháo hoa ăn mừng là, đập Tam Hiệp là một biểu tượng cho những tham vọng đã lỗi thời. Khi Trung Quốc ngày càng hướng tới các dạng năng lượng tái sinh và thậm chí tuyên bố đi đầu trong làn sóng phát triển xanh tiếp theo, con đập đã cho thấy những ưu tiên rối rắm.

Peter Bosshard, Giám đốc phụ trách chính sách của tổ chức Các con sông quốc tế có trụ sở tại California, người thừa nhận sứ mệnh của tổ chức là "bảo vệ các con sông và những cộng đồng sống phụ thuộc vào chúng" nhận định: "Đập Tam Hiệp là một mô hình của quá khứ".

"Có nhiều cách khôn ngoan hơn để tạo ra năng lượng và kiểm soát lũ lụt hơn là xây dựng những siêu dự án đã lỗi thời", ông Bosshard nói thêm.

Siêu dự án và những cái giá phải trả

Xây đập ngăn nước trên sông Dương Tử là một trong những giấc mơ của Tôn Dật Tiên - người cha khai sáng ra nước Trung Quốc hiện đại. Chủ tịch Mao Trạch Đông đã ra lệnh tiến hành những nhát đào đầu tiên cho dự án trước khi sự náo động của Cách mạng Văn hóa (1966-76) đã làm nó tạm ngừng. Cả hai ông đều nhìn nhận đập nước là một cách để kiểm soát các trận lũ tàn phá dọc hạ lưu sông Dương Tử và tạo ra một cột trụ cho lưới điện quốc gia.

Không còn là điều mơ ước mà đã là thực tế, đập Tam Hiệp có khả năng tạo ra 18.000 megawatt điện. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng đập, 1.350 làng bị nước nhấn chìm và 1,3 triệu người buộc phải di dời nhà cửa.

Đập Tam Hiệp không chỉ là dự án thủy điện lớn nhất mà còn đắt đỏ nhất từng được thực hiện trên thế giới. Khi dự án được thông qua vào năm 1992, chi phí cho nó đã ước tính vào khoảng 57 tỉ Nhân dân tệ (8,3 tỉ USD). Trong khi xây dựng, Chính phủ Trung Quốc ước tính chi phí của dự án tăng lên 27 tỉ USD. Một số người bên ngoài thậm chí nâng con số này lên tới 88 tỉ USD.

Những cái giá ẩn đằng sau việc xây dựng con đập hiện chỉ đang bắt đầu phát lộ. Ngăn chặn dòng chảy của con sông đã thay đổi hệ thống sinh thái của sông Dương Tử tới một mức độ mà các loài quý hiếm của sông như cá heo và cá tầm hiện đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Các nơi nuôi đánh bắt cá thương mại trên sông Dương Tử và ngoài cửa sông ở biển Hoa Đông đã giảm xuống đáng kể. Những tác động phụ, mang tính thảm họa còn bao gồm cả việc ô nhiễm các nguồn cung cấp nước sạch, các vụ lở đất chết người và tăng nguy cơ động đất.

Tháng 9/2007, các quan chức chính phủ thừa nhận rằng "nếu các biện pháp ngăn chặn không được thực hiện, có thể sẽ có một sự sụp đổ về môi trường".

Những lập luận trái chiều

Chính cựu Thủ tướng Lý Bằng, một kĩ sư được đào tạo căn bản, là người thúc đẩy dự án này. Năm 1992, ông Lý Bằng đã tìm được cách kìm giữ sự phản đối đối với dự án tại quê nhà và giành được sự ủng hộ đối với con đập thông qua quốc hội.

Nước chảy qua các cửa xả của công trình thủy điện Tam Hiệp (Ảnh: China Highlights)
Nước chảy qua các cửa xả của công trình thủy điện Tam Hiệp.
(Ảnh: China Highlights)
Việc xây đập trên sông Dương Tử "là một sự kiện không chỉ truyền cảm hứng cho nhân dân mà còn biểu thị cho sự vĩ đại của thành tựu phát triển của Trung Quốc", ông Lý Bằng phát biểu năm 1997 khi chủ trì một buổi lễ kỉ niệm việc làm chệch hướng dòng sông.

Mặc dù vậy, những ngày này, các chính trị gia Trung Quốc đang đề cập tới việc phát triển một nền kinh tế "các-bon thấp" và miêu tả sự vĩ đại của Trung Quốc xét về các con đập khổng lồ không còn là cụm từ nổi bật hiện nay.

Trung Quốc hiện là nước sản xuất khí thải gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu thế giới và trong những năm gần đây đã có một bước đi xông xáo nhằm phát triển các nguồn năng lượng thay thế. Trung Quốc đang lên kế hoạch xây thêm nhiều nhà máy điện hạt nhân, trở thành nước thành công trong việc sản xuất phong điện và điện từ mặt trời cũng như tăng đáng kể tính hiệu quả của tất cả các công trình mới.

Tuy nhiên, tranh luận về cách thức tiếp tục phát triển thủy điện - một nguồn năng lượng gây tranh cãi vì tác động của nó đối với các hệ sinh thái sông - vẫn tiếp diễn.

Theo Hiệp hội Thủy điện quốc tế - tổ chức đại diện cho lĩnh vực thủy điện, có trụ sở tại London, Trung Quốc hiện dẫn đầu thế giới về khả năng thủy điện, với công suất lên tới 150 gigawatt (GW). Chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch tăng khả năng thủy điện của nước này lên mức 700GW trong tương lai.

Hơn 100 đập nước dự kiến sẽ được xây dựng ở trung và thượng nguồn sông Dương Tử. Thêm vào đó, Trung Quốc đang tích cực tìm cách xuất khẩu công nghệ Tam Hiệp ra nước ngoài, kí kết các thỏa thuận xây dựng các công trình thủy điện ở một số nước từ Campuchia tới Pakistan và Nigeria.

Các đề xuất về ngành công nghiệp thủy điện ở đây rõ ràng ủng hộ việc có thêm nhiều con đập nữa. Phạm Gia Trịnh, nhà thủy văn học tại Viện Kỹ thuật Trung Quốc, lập luận rằng nước là nguồn năng lượng có thể khôi phục lại duy nhất ở Trung Quốc có thể phát triển trên quy mô lớn.

"Phát triển thủy điện là cách có thể tồn tại duy nhất để tạo ra một vết lõm trong việc tiêu dùng than đá của Trung Quốc. Những ai tuyên bố rằng thủy điện không phải là một nguồn năng lượng sạch nên tự vấn rằng liệu có nhiệm vụ nào cấp bách hơn đối với sự phát triển sạch của Trung Quốc ngoài việc thiêu đốt ít than đá hơn", chuyên gia Phạm nói.

Năm 2008, nhiệt điện chiếm 80% tổng sản lượng năng lượng của Trung Quốc. Thủy điện đóng góp 16,4% trong khi năng lượng hạt nhân chỉ chiếm không đầy 2%. Mặc dù Trung Quốc đang chạy đua khai thác thêm khả năng phát điện từ sức gió và mặt trời nhưng năng lượng sản sinh từ những nguồn này vẫn được coi là quá đắt đỏ và không đủ để thỏa mãn những nhu cầu năng lượng tham lam của nước này.

Những người chỉ trích việc mở rộng thủy điện dẫu vậy cũng có lập luận thuyết phục không kém.

Trịnh Nghị Thành, người nghiên cứu môi trường và sự phát triển tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc: "Thật là khoa học nửa vời khi tin rằng thủy điện tương đương với nguồn năng lượng xanh. Bạn không thể nhìn nhận các dòng sông như một nguồn năng lượng và chọn cách sao lãng chức năng sinh thái của chúng như các hệ sinh thái học. Con người cần năng lượng nhưng họ còn cần một nơi để sống nữa".

  • Thanh Bình (theo Asian Times)

  • **************************************
  • source
  • Đập Tam Hiệp - biểu tượng cho những tham vọng lỗi thời

    Cập nhật lúc 09:37, Thứ Hai, 09/11/2009 (GMT+7)
  • http://www.vietnamnet.vn/thegioi/200911/Dap-Tam-Hiep-bieu-tuong-cho-nhung-tham-vong-loi-thoi-877777/

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2009

Tan Son Nhat


Old August 30th, 2009, 01:52 PM #113
White Bear
Registered User

White Bear's Avatar

Join Date: Jan 2009
Location: Russland
Posts: 545
Quote:
Originally Posted by ken2004 View Post
Không so sánh vì ... nó quá giỏi. Nó giỏi nên nó mở tuyến HN - BK mới một thời gian mà giờ có tới 3 chuyến ngày (TG thì 2 chuyến, VNA chỉ có 1 chuyến, nok air - hãng con của TG thì dừng luôn). Bác chưa đi hay chưa tìm hiểu về Air Asia rồi, tuyến HN đi Thái, Malay giờ toàn Airbus mới tinh, giờ nó mới mở thêm tuyến HCM - Jakarta trước cả VNA nhà mình nữa.
Bạn ko hiểu ý ta nói sao? Bạn cũng biết là AirAsia nó toàn chơi máy bay mới giống ta nói ở trên rùi đó. Order một lúc 150 cái A320. Ý ta là lúc nó đang xài hàng cùi bắp Boeing 737-300 trên 20 năm thì VNA toàn chơi hàng khủng Boeing 777, Boeing 767, bay một loạt tuyến đường dài.

Bây giờ? Sau 5 năm thì nó cho VNA hít khói. Nó chơi máy bay mới hết. Đường bay đến EU (ko tính Nga) thì nó có tần suất nhiều hơn cả VN Air. Giờ nó chuẩn bị bay sang Mỹ, ghé Stockholm transit.

Thai Air bay đến Hanoi bằng Airbus A300 có số ghế gấp đôi A320, phải so sánh số ghế chứ o so số chuyến bay. Singapore Airlines bay 1 ngày 7 chuyến sang Kuala Lumpur, Malaysia cũng 7 chuyến nhưng Singapore Airlines toàn dùng máy bay thân rộng nên số ghế cung ứng gấp đôi (ko tính ghế share code)

Làm ăn lôi thôi có ngày Jetstar nó cho hít khói tiếp, hết mơ mộng hãng lớn thứ 2 sau Sing Air luôn
White Bear no está en línea Reply With Quote
June 12th, 2008, 10:49 PM #1
coolink
In the brig

coolink's Avatar

Join Date: Apr 2005
Location: bồng lai
Posts: 11,169
Tan Son Nhat

I can not find the old thread for this,

this is a gơod view of Tan SOn Nhat new terminal, nobody notices this but now I sêe the garden infront of the airport is the shape of the Vietnam's map
http://flickr.com/photos/21923607@N0...69329/sizes/o/
coolink no está en línea Reply With Quote
Old February 17th, 2009, 08:45 PM #2
White Bear
Registered User

White Bear's Avatar

Join Date: Jan 2009
Location: Russland
Posts: 545
Skyscrapercity has a new thread, so many photos has been taken on 14 Feb 09 :

http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=809036
White Bear no está en línea Reply With Quote
Old February 17th, 2009, 09:05 PM #3
White Bear
Registered User

White Bear's Avatar

Join Date: Jan 2009
Location: Russland
Posts: 545
Departure Hall:




Almost to southest asia:


X'mas theme:


White Bear no está en línea Reply With Quote
Old February 17th, 2009, 09:10 PM #4
White Bear
Registered User

White Bear's Avatar

Join Date: Jan 2009
Location: Russland
Posts: 545
International Terminal













LCC Jetstar from Singapore:


Wide-body aircrafts:

Last edited by White Bear; February 17th, 2009 at 09:15 PM.
White Bear no está en línea Reply With Quote
Old February 17th, 2009, 09:12 PM #5
White Bear
Registered User

White Bear's Avatar

Join Date: Jan 2009
Location: Russland
Posts: 545
on the way to HKG, is it HCMC - Trung Luong high-way?
White Bear no está en línea Reply With Quote
Old February 18th, 2009, 04:22 AM #6
dactrung
Registered User

dactrung's Avatar

Join Date: Aug 2006
Location: Saigon
Posts: 994
Quote:
Originally Posted by White Bear View Post
International Terminal

thấy cái máy bay của Nga. Hãng nào vậy thằng ku? Aeroflot hả?
dactrung no está en línea Reply With Quote
Old February 18th, 2009, 06:13 AM #7
LamDai
Registered User

Join Date: Oct 2008
Posts: 343
Clean enough for us to sleep on the floor !
LamDai no está en línea Reply With Quote
Old February 18th, 2009, 06:21 AM #8
White Bear
Registered User

White Bear's Avatar

Join Date: Jan 2009
Location: Russland
Posts: 545
nó đó , cũng là Illusin mà cái loại bay sang Bangkok có vẻ mới hơn



Con IL ở Tân Sơn Nhất nhìn kinh quá
White Bear no está en línea Reply With Quote
Old February 18th, 2009, 06:24 AM #9
tuaran
Registered User

tuaran's Avatar

Join Date: Apr 2008
Posts: 979
hồi VNCH có hãng hàng không quốc gia nào? số phận nó h sao rồi?
__________________
Campion,Đà Nẵng Forza
tuaran no está en línea Reply With Quote
Old February 20th, 2009, 09:26 PM #10
Saigoneseguy
Vivat capitalismus

Saigoneseguy's Avatar

Join Date: Mar 2005
Location: Saigon
Posts: 4,977
www.vi.wikipedia.org/wiki/Air_Vietnam
Saigoneseguy no está en línea Reply With Quote
Old February 21st, 2009, 05:33 AM #11
tuaran
Registered User

tuaran's Avatar

Join Date: Apr 2008
Posts: 979
Quote:
Originally Posted by Saigoneseguy View Post
Hiện nay, "Air Vietnam" cũng là một tên gọi không chính thống của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (hay Vietnam Airlines), hãng máy bay dân dụng mang cờ quốc gia.
Đọc câu này hiểu mù mờ quá,vậy là Air VN là tiền thân của VN airlines hiện nay hả,vậy trước đây miền Bắc VN có hãng hàng không nào
__________________
Campion,Đà Nẵng Forza
tuaran no está en línea Reply With Quote
Old February 24th, 2009, 02:44 AM #12
Saigoneseguy
Vivat capitalismus

Saigoneseguy's Avatar

Join Date: Mar 2005
Location: Saigon
Posts: 4,977
Chi la ten thoi, tien than cua Vietnam Airlines la Hang khong Viet Nam cua VNDCCH, la cong ty quoc doanh trong chien tranh khong co dich vu dan dung thuong xuyen, khac voi Air Vietnam, Hang Khong Viet Nam cua VNCH.

Sau 1975, Air Vietnam giai tan. Nhan su cung sang My gan het, may bay bay sang Thai Lan, chi co co so ha tang la con thoi.
Saigoneseguy no está en línea Reply With Quote
Old August 2nd, 2009, 09:26 PM #13
White Bear
Registered User

White Bear's Avatar

Join Date: Jan 2009
Location: Russland
Posts: 545
Quote:
Originally Posted by Saigoneseguy View Post
Chi la ten thoi, tien than cua Vietnam Airlines la Hang khong Viet Nam cua VNDCCH, la cong ty quoc doanh trong chien tranh khong co dich vu dan dung thuong xuyen, khac voi Air Vietnam, Hang Khong Viet Nam cua VNCH.

Sau 1975, Air Vietnam giai tan. Nhan su cung sang My gan het, may bay bay sang Thai Lan, chi co co so ha tang la con thoi.
Air Vietnam là hãng đầu tiên ở ĐNÁ sử dụng máy bay 4 động cơ phản lực Boeing 707
White Bear no está en línea Reply With Quote
Old August 2nd, 2009, 09:31 PM #14
White Bear
Registered User

White Bear's Avatar

Join Date: Jan 2009
Location: Russland
Posts: 545
more photos

check in counters nhìn giống cái chợ, có cả cân kí lô nữa :



Vietnam airlines' hub: 3 777-200, 1 A321-200:



White Bear no está en línea Reply With Quote
Old August 3rd, 2009, 02:41 AM #15
coolink
In the brig

coolink's Avatar

Join Date: Apr 2005
Location: bồng lai
Posts: 11,169
cái kia phải cái nhà để hành lý đang xây không?

tiếc cái sân bay mới xây này qúa, đáng lẽ xây ngược lại bên kia Gò Vấp, thì hành khách khi ngồi chờ sẽ nhìn thẳng về thành phố quận 1, với cao ốc giống nhiều phi trường lớn trên thế giới, chứ cái này hành khách ngồi chờ nhìn về phía gò vấp tối thui, rừng rậm, nhà ống.

nếu mà xây terminal mới này về hướng gò vấp thì cũng bớt kẹt xe 1 phần, vì khác nội địa dùng terminal cũ, đi đường cũ, còn khác quốc tế dùng terminal mới, đi đường mới không có lẫn lộn chung như bây giờ làm một đống người tụ về 1 phía, kẹt xe, kẹt đường, kẹt phi trường, trong khi bên phía Gò Vấp vắng tanh.
coolink no está en línea Reply With Quote
Old August 3rd, 2009, 04:31 AM #16
MrBigFish
Registered User

Join Date: Mar 2009
Posts: 83
Quote:
Originally Posted by coolink View Post
cái kia phải cái nhà để hành lý đang xây không?

tiếc cái sân bay mới xây này qúa, đáng lẽ xây ngược lại bên kia Gò Vấp, thì hành khách khi ngồi chờ sẽ nhìn thẳng về thành phố quận 1, với cao ốc giống nhiều phi trường lớn trên thế giới, chứ cái này hành khách ngồi chờ nhìn về phía gò vấp tối thui, rừng rậm, nhà ống.

nếu mà xây terminal mới này về hướng gò vấp thì cũng bớt kẹt xe 1 phần, vì khác nội địa dùng terminal cũ, đi đường cũ, còn khác quốc tế dùng terminal mới, đi đường mới không có lẫn lộn chung như bây giờ làm một đống người tụ về 1 phía, kẹt xe, kẹt đường, kẹt phi trường, trong khi bên phía Gò Vấp vắng tanh.
chờ đi, sắp lên dự án bất động sản bên phía Gò Vấp để kiếm tiền kìa
MrBigFish no está en línea Reply With Quote
Old August 3rd, 2009, 10:43 AM #17
White Bear
Registered User

White Bear's Avatar

Join Date: Jan 2009
Location: Russland
Posts: 545
Quote:
Originally Posted by coolink View Post
cái kia phải cái nhà để hành lý đang xây không?

tiếc cái sân bay mới xây này qúa, đáng lẽ xây ngược lại bên kia Gò Vấp, thì hành khách khi ngồi chờ sẽ nhìn thẳng về thành phố quận 1, với cao ốc giống nhiều phi trường lớn trên thế giới, chứ cái này hành khách ngồi chờ nhìn về phía gò vấp tối thui, rừng rậm, nhà ống.

nếu mà xây terminal mới này về hướng gò vấp thì cũng bớt kẹt xe 1 phần, vì khác nội địa dùng terminal cũ, đi đường cũ, còn khác quốc tế dùng terminal mới, đi đường mới không có lẫn lộn chung như bây giờ làm một đống người tụ về 1 phía, kẹt xe, kẹt đường, kẹt phi trường, trong khi bên phía Gò Vấp vắng tanh.
Cái đang xây ta nghĩ là do lún, sụt, sập, mỏng manh, rút ruột... hay bất cứ thứ gì đó tương tự như vậy nên ngta quây nó lại để sửa chữa.

Cái phi trường TSN này quá nhỏ để làm theo ý của mi. Cả cái phi trường mà có 8 cái aerobridges mới ở Internationa Terminal thêm 4 cái của cái Domestic Terminal, tổng cộng có 12.

TSN cố lên tí nữa sẽ vào top 100 busiest airport đó :



Top 100:

White Bear no está en línea Reply With Quote
Old August 3rd, 2009, 11:39 AM #18
ryon
Registered User

Join Date: Mar 2007
Posts: 206
Bao giờ VN air nhà mình mua mấy con A380 bay chơi nhỉ. Bay từ Melbourne về SG toàn 777-200 mà không có màn hình cá nhân nữa
ryon no está en línea Reply With Quote
Old August 3rd, 2009, 12:20 PM #19
locbuuloc
I Love Vietnam

Join Date: Jun 2006
Posts: 236
Quote:
Originally Posted by White Bear View Post
check in counters nhìn giống cái chợ, có cả cân kí lô nữa :




Don't laugh just yet as here in Australia, they have the sane thing put in front of the counter. This scale is for passengers with hand luggage to carry on plane. If they are not sure whether their luggage is more or less than the limit, they just put the luggage on the scale and weight. This is to save time for other passengers as well.
source http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=644545
Old September 3rd, 2009, 11:36 AM #114
LamDai
Registered User

Join Date: Oct 2008
Posts: 343












__________________
Saigon Fantasy Photo

http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=983952