Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2010

Trung Quốc: Đập Tam Hiệp đẩy dân vào sợ hãi, hiểm nguy




1
Photo
null
Trung Quốc: Đập Tam Hiệp đẩy dân vào sợ hãi, hiểm nguy
,

Đập Tam Hiệp quá lớn, quá rộng và không còn thứ gì có thể đứng vững trên đường đi của nó. Không các thành phố cổ của thung lũng Dương Tử, không di tích của hàng ngàn năm lịch sử. Không những vùng đất nông nghiệp phì nhiêu, không làng mạc, không chùa chiền đền đài dọc hai bờ sông uốn lượn duyên dáng.

Lời than van, chỉ trích, khuyến cáo của các nhà học và hơn một triệu người dân phải rời khỏi mảnh đất tổ tiên để lại chỉ rơi vào hư không.

Khi mực nước dâng cao hàng trăm mét vào năm ngoái, nhấn chìm mọi thứ, con đập là biểu tượng thắng lợi của các kỹ sư thuỷ lợi hàng đầu của Trung Quốc.

Đập Tam Hiệp (Ảnh chinahighlights)
Nước chảy qua các cửa xả của công trình thủy điện Tam Hiệp.
Ảnh: China Highlights

6 tháng qua, có không ít “điềm gở” xảy ra từ con đập trên hồ chứa hơn 600km với Trùng Khánh. Một số cơn địa chấn khác thường, quy mô nhỏ đã được ghi nhận tại các trạm đo đạc và thông báo trên những phương tiện truyền thông của Trung Quốc.

Những con đường với các vết nứt bí ẩn, vết nứt còn xuất hiện ở các toà nhà trường học, cư dân tại nhiều thị trấn mới xây hay các khu làng dọc theo bờ sông.

Chính quyền địa phương giờ đây cho biết, 300.000 người sẽ phải di chuyển vì một con đường 1,4m cho đập. Hơn 50.000 người dân đã tự mình rời đi để tránh những vấn đề địa chất chưa từng được dự báo khi người ta tiến hành xây dựng đập Tam Hiệp.

Nếu dùng thuyền đi dọc theo bờ sông, sẽ nhìn thấy rõ bức tranh của những trận lở đất, có trận yếu, trận mạnh, và nhuộm nước Dương Tử bằng màu của khoáng chất hay trầm tích.

Tại huyện Ba Động (mất khoảng nửa ngày qua Tam Hiệp), người dân lo lắng khi cảm giác về “điềm gở”. Hơn 3.000 trẻ em tham dự trường học ở mỗi ngày tại một toà nhà cũ kỹ mà các quan chức biết rõ nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào. Không ai đưa họ tới nơi khác, vì thiếu ngân quỹ.

Sân chơi đầy những vết nứt bí ẩn, một vết rạn sâu tới sát các lớp học. “Chính quyền nhất trí rằng chúng tôi sẽ phải rời đi”, một giáo viên lo lắng nói. “Nhưng tất cả mới chỉ ở lời nói”.

Ngoài lớp học đầy nguy cơ trên, còn có toà nhà của những công nhân thất nghiệp đang sinh sống cũng đầy vết rạn nứt. “Nhà của tôi giống như một ao cá mỗi khi trời mưa”, bà Vương, 72 tuổi nói. “Tôi không lo cho mình vì tôi đã già, nhưng lo cho cháu tôi, nó mới 10 tuổi và sống ở đây”.

Ba Động là một trong rất nhiều nơi có đất và nước “tương tác” với nhau theo dự đoán của số ít nhà khoa học trước khi công trình đập được xây dựng. Tuần trước, một phương tiện truyền thông của nhà nước đã thừa nhận, khu vực Tam Hiệp đang đối mặt với tình hình “dữ dội”. Các quan chức ghi lại được 97 trận lở đất chỉ riêng trong năm nay. Họ lo lắng về sự gia tăng hoạt động địa chấn.

Khi nước dâng, nó sẽ thấm vào các vết nứt, làm rộng thêm những kẽ hở, làm nhão đất hai bên bờ sông, và cuối cùng cuốn đi đất đá. Lở đất làm suy yếu địa chất trong khu vực, và dần dần tạo ra những cơn địa chấn.

Một ví dụ sửng sốt nhất có thể chứng kiến ngay trên sông là tại một điểm neo đậu thuyền tam bản của Trung Quốc. Hàng trăm công nhân di cư sống trong những cửa hiệu và những ngôi nhà nhỏ bỏ hoang dọc theo “nơi một bước lên tới trời cao” - chỉ một cầu thang đá mà công nhân vẫn chống thuyền, có những vết nứt lớn ở phần dốc. “Những người chủ thực sự đã ra đi vì họ sợ hãi, chúng tôi thuê lại nơi này với giá 10 nhân dân tệ/đêm để ngủ”, một người bán nước nói.

Gần đó, có hai toà nhà hoàn toàn bị bỏ không với dòng chữ cảnh báo: “Nguy hiểm, không được ở”.

Con đập được xây dựng với chi phí hơn 15 tỉ bảng, với mục tiêu kiểm soát lũ lụt, đảm bảo tưới tiêu và sản sinh ra hàng triệu kw điện với giá rẻ là thứ năng lượng sạch. Nhưng thực tế không phải như vậy.

Tại Nghi Xương, thành phố gần đập Tam Hiệp nhất, người dân rửa xe của mình trong nước, và mùi hôi thối bốc lên khắp nơi. “Nước không hề sạch", một người chở phà trên hồ chứa nói. “Tôi ở đây hơn 30 năm. Trước đây, dòng sông luôn luôn chảy, nó cuốn đi mọi thứ bẩn thỉu. Giờ đây, nó trở thành một chiếc hồ tù đọng, mọi rác rưởi chìm xuống đáy”.

Trước đây, dòng sông mang dáng vẻ thanh bình kỳ lạ, và những gì thấy ở Trùng Khánh bây giờ, là môt con sông ô nhiễm, xám xịt và tù đọng.

Quan chức Trung Quốc từng bác bỏ khi xảy ra những trận lở đất đầu tiên là do tác động của dự án đập khổng lồ. Bây giờ, họ không như thế. Tổng cộng 9.324 điểm có nguy cơ đã được nhận dạng. Các nhà địa chất đã phát hiện ra khoảng 700 điểm chỉ trong một thị trấn ở bờ phía bắc. Theo họ, lở đất sẽ tiếp tục diễn ra.

Những tổn thất sẽ khiến Trung Quốc phải chi hơn 5 bảng Anh để giải quyết. Chính quyền địa phương nhấn mạnh sẽ giảm ô nhiễm không khí và lượng khí thải nhà kính, bằng việc xây dựng 50 nhà máy xử lý nước thải để làm sạch hồ chứa.

Tuy nhiên, cả những nhà hoạch định chính sách lẫn giới khoa học đều bối rối vì con đập đã thất bại trong sứ mệnh giảm hạn hán ở các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, và Giang Tây ở khu vực hạ nguồn Dương Tử.

Có những điều hay và dở về con đập này”, Hoàng Lộ, 64 tuổi, một người bán hàng lưu động dọc theo con sông nói. “Nhưng những người già cả chúng tôi mất rất nhiều, nào ký ức, bạn bè, văn hóa. Giờ đây, tôi chỉ có thể nhìn thấy những điều xưa cũ trong giấc mơ”.

Siêu dự án và những cái giá phải trả

Xây đập ngăn nước trên sông Dương Tử là một trong những giấc mơ của Tôn Dật Tiên - người cha khai sáng ra nước Trung Quốc hiện đại. Chủ tịch Mao Trạch Đông đã ra lệnh tiến hành những nhát đào đầu tiên. Cả hai ông đều nhìn nhận đập nước là một cách để kiểm soát các trận lũ tàn phá dọc hạ lưu sông Dương Tử và tạo ra một cột trụ cho lưới điện quốc gia.

Đập Tam Hiệp có khả năng tạo ra 18.000 megawatt điện. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng đập, 1.350 làng bị nước nhấn chìm và 1,3 triệu người buộc phải di dời nhà cửa.

Đập Tam Hiệp không chỉ là dự án thủy điện lớn nhất mà còn đắt đỏ nhất từng được thực hiện trên thế giới. Khi dự án được thông qua vào năm 1992, chi phí cho nó đã ước tính vào khoảng 57 tỉ Nhân dân tệ (8,3 tỉ USD). Trong khi xây dựng, Chính phủ Trung Quốc ước tính chi phí của dự án tăng lên 27 tỉ USD.

Theo Asian Times

  • Thái An (Theo timesonline)

  • source
  • http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/201006/Trung-Quoc-Dap-Tam-Hiep-day-dan-vao-so-hai-hiem-nguy-914341/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét