Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

China bullet train crash 'caused by design flaws'


China bullet train crash 'caused by design flaws'

Site of the bullet train crash in Wenzhou, China, 24 July 2011 China's cabinet has received the official report into the crash

Related Stories

A bullet train crash which killed 40 people in China in July was caused by design flaws and sloppy management, the Chinese government says.

Almost 200 people were injured in the crash near the south-eastern city of Wenzhou.

"Missteps" by 54 officials led to the disaster, the long-awaited official report says.

The crash led many Chinese to accuse the government of putting development and profit before safety.

It also triggered a wave of popular anger against officials who were accused of trying to cover up the seriousness, and causes, of the crash.

Lightning strike

After receiving the report, China's cabinet criticised the railways ministry for lax safety standards and poor handling of the crash, according to Reuters.

Premier Wen Jiabao was presented with the official investigation's conclusions at a cabinet meeting on Wednesday.

The accident occurred after one train stalled following a lightning strike, and then a second high-speed train ran into it. Four carriages were thrown off a viaduct.

The report found that serious design flaws in control equipment and improper handling of the lightning strike led to the crash.

More serious penalties could follow for some of the 54 officials criticised in the report.

Among the officials singled out was the former railways minister, Liu Zhijun, who was sacked before the crash, accused of corruption.

Liu "has the main leadership responsibility for the accident," the report says.

Following the accident, the authorities called a temporary halt to new high-speed rail projects and placed speed restrictions on trains.

High-speed ambitions

China had planned to lay 16,000km (10,000 miles) of high-speed track by 2015, which would make it the biggest high-speed rail network in the world.

It had hoped to make its rapidly developing railway technology an export success: Chinese train companies were aspiring to compete with Germany's Siemens and Canada's Bombardier by selling their technologies to foreign companies.

A Chinese bullet train (July 31, 2008) in Tianjin, China China aspires to export its high-speed rail technology

But after July's crash that looks less likely.

The railways ministry said on Friday that it planned to invest 400 billion yuan ($63bn; £40bn) in infrastructure construction in 2012, which is lower than the figure for this year.

The current minister, Sheng Guangzu, said that rapid railway development should be maintained, as it "plays an important role in the country's social and economic development, especially in boosting domestic demand," according to the Chinese government's website.

source

http://www.bbc.co.uk/news/world-asia-china-16345592

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

“Vạn lý trường thành ngầm” dài 5.000km của Trung Quốc



Sunday, 18 December 2011 11:17

TT - Công trình đường hầm quân sự bí mật “6501” từ lâu được thế giới biết đến với tên gọi “Vạn lý trường thành ngầm” đã trở thành mối lo ngại lớn đối với nhiều quốc gia. Mới đây, một nghiên cứu không chính thức của Mỹ cho rằng đây là nơi cất giấu vũ khí hạt nhân và tên lửa của Trung Quốc.

Washington Post ngày 29-11 dẫn báo cáo dài 363 trang của nhóm sinh viên Trường đại học Georgetown do giáo sư Phillip Karber, một quan chức của Bộ Quốc phòng Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh, dẫn đầu cho biết về một công trình mà giới quân sự Trung Quốc tự hào mô tả là “Vạn lý trường thành ngầm”. Đây là một hệ thống những đường hầm dài 5.000km, nơi đang lưu thông các đoàn tàu đặc biệt được trang bị các đầu đạn hạt nhân, tên lửa liên lục địa cùng các bệ phóng lưu động, nối liền với các căn cứ cũng nằm ngầm dưới lòng đất. Hệ thống này gây sửng sốt đến mức Lầu Năm Góc lần đầu tiên đã phải đưa vào báo cáo thường niên của mình.

Kho chứa vũ khí ngầm?

Trận động đất mạnh 7,8 độ Richter ở tỉnh Tứ Xuyên vào năm 2008 đã vô tình phơi bày một thế giới quân sự bí mật trên các bức ảnh chụp những đỉnh đồi bị sập. Dạo đó, truyền thông Trung Quốc đưa tin hàng ngàn kỹ thuật viên bức xạ đã được đưa đến vùng này, dấy lên những đồn đoán về một mạng lưới đường hầm rộng lớn cất giấu vũ khí hạt nhân. Tháng 12-2009 quân đội Trung Quốc đã buộc phải thừa nhận trên Đài truyền hình trung ương CCTV rằng Quân đoàn pháo số 2 đã và đang xây dựng một mạng lưới các đường hầm dài hơn 4.800km cùng các căn cứ nằm sâu hàng trăm mét dưới lòng đất, đủ sức đảm bảo an toàn trước các cuộc tấn công hạt nhân.

Công trình nghiên cứu kéo dài ba năm của giáo sư Karber và các sinh viên Đại học Georgetown được khởi động ngay sau trận động đất Tứ Xuyên. Các sinh viên đã tập hợp hàng tấn tài liệu khác nhau: từ các tạp chí quân sự, tin tức, hình ảnh đến các diễn đàn, các cuộc phỏng vấn... để đưa ra kết luận rằng hệ thống đường hầm này đang chứa các đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc, thậm chí họ còn thiết lập một bảng chỉ dẫn sơ bộ về vị trí của các đường hầm và các loại tên lửa được cất giấu bên trong cũng như giả định cả những cách vận chuyển tên lửa... Theo công trình nghiên cứu này, các sinh viên ước tính Trung Quốc hiện đang cất giấu đến 3.000 đầu đạn hạt nhân, gấp 10 lần con số từng được đưa ra trước đó. Washington Post cho biết kết quả nghiên cứu này đã được đưa ra Quốc hội Mỹ thảo luận và các tài liệu cũng đã được chuyển đến các quan chức cấp cao ở Lầu Năm Góc.

Đường hầm bí mật năm 1965

Theo các tài liệu của Trung Quốc, đường hầm bí mật này đã được Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng từ những nằm 1960. Cách đây 30 năm, truyền thông nước này đã đưa ra nhiều phỏng đoán về một kho vũ khí bí mật được cất giấu trong một công trình mang tên “6501” dài 17km được khởi công vào năm 1965 và đã bị bí mật đình chỉ vào năm 1973. “Vạn lý trường thành ngầm” mà Lầu Năm Góc đã nêu trong báo cáo của mình hẳn là phiên bản khổng lồ của công trình “6501” này.

Theo Tân Hoa xã, công trình ngầm “6501” giống như một mê cung gồm ba tầng thông nhau được đúc bằng bêtông cốt thép. Với chiều dài 17km và khoảng 25 hang động lớn nhỏ có diện tích lên đến hàng trăm mét vuông, “6501” đủ rộng để cho bốn xe ca dàn hàng ngang và cả xe lửa lưu thông. Các chuyên gia Trung Quốc còn cho biết 17 “giếng trời” trong đường hầm được thiết kế dành cho các tên lửa với chiều cao 80m, đường kính từ 10-20m. “Thật khó tưởng tượng với chiều dài 5.000km của phiên bản trường thành ngầm mới, Trung Quốc có thể chứa được những loại vũ khí gì”, Tân Hoa xã dẫn lời một học giả giấu tên cho biết.

Vẫn theo Tân Hoa xã, công trình đường hầm “6501” được xây dựng một cách bí mật để phục vụ mục đích quốc phòng. Ông Tăng Trung Dân, một công nhân xây dựng công trình “6501”, cho biết từ khi khởi công đến lúc bị đình chỉ xây dựng vào năm 1973, mọi thông tin đều được giữ bí mật, ngay cả chính quyền địa phương cũng không mảy may hay biết gì về đường hầm này. Ngay đến các công nhân đào hầm được điều đến cũng không biết mình đang ở đâu và xây dựng công trình nhằm mục đích gì. Cho đến nay, đường hầm này đã từng chứa những gì, lý do vì sao công trình bị đình chỉ vào năm 1973 vẫn còn là một câu hỏi không lời đáp đối với giới truyền thông Trung Quốc.

Báo Le Nouvel Observateur, Pháp, ngày 7-12, khi đề cập đến “Vạn lý trường thành ngầm” này đã kết luận: “Chắc chắn các vệ tinh do thám và các thiết bị nghe lén trên toàn trái đất sẽ dõi theo mọi động tịnh phát ra từ cái ổ chuột chũi khổng lồ này”.

ĐÔNG PHƯƠNG (Theo Washington Post, THX)

source

Calitoday

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Con đường chinh phục không gian phải đi qua mặt trăng


Thứ năm 11 Tháng Ba 2010


Phi hành gia Mỹ Neil A. Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng ngày 20/07/1969
Phi hành gia Mỹ Neil A. Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng ngày 20/07/1969
NASA-HQ-GRIN
Tú Anh

Mặt trăng có phải là tương lai của nhân loại hay không? Câu trả lời là CÓ theo như giải thích của các viên chức lãnh đạo cơ quan không gian thế giới và những công ty du hành phục vụ giới tỷ phú. Một số dự án thành lập trạm trung chuyển trên mặt trăng đã được loan báo. Lập luận của giới khoa học không kém phần thuyết phục về nhu cầu chiến lược, nhiên liệu, tài nguyên và thám hiểm vũ trụ

Từ mặt trăng, con người có thể quan sát các thiên thể xa xôi một cách dể dàng hơn, có thể sử dụng nhiên liệu dồi dào tại chổ mà trái đất không có nhiều như hélium 3 để có thể đi lên sao Hỏa, bước thứ hai trên đường chinh phục không gian, một ước mơ của nhân loại từ ngàn xưa mà nay hàm chứa nhiều tham vọng tranh giành ảnh hưởng giửa một số đại cường.

Trên thực tế, ngoại trừ một số kế hoạch « đơn lẻ » như phát hiện nước ở mặt trăng, chưa có một chương trình đại quy mô nào cho thấy người địa cầu sắp trở lại cung trăng cũng như không có một ngân sách quan trọng nào được tháo khoán. Tuy Hoa Kỳ chấp nhận tốn kém hàng ngàn tỷ đôla cho chiến trường Irak và Afghanistan, năm nay chính phủ Obama chỉ cho cơ quan NASA một ngân sách không tới 20 tỷ đôla . Hậu quả là chương trình « constellation » của người tiền nhiệm dự trù đưa trở lại mặt trăng vào năm 2020 các phi thuyền có phi hành đoàn, bước đầu thám hiểm sao Hỏa, bị hủy bỏ.

Con đường chinh phục không gian ngoài những khó khăn kỹ thuật đang bị cản trở vì giới lãnh đạo thiếu quyết tâm chính trị. Trong một tạp chí nhân ngày UNESCO kỷ niệm 400 năm lịch sử thám hiểm không gian của nhân loại, quý thính giả có dịp theo dõi bài tường thuật của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quang Riệu, giám đốc nghiên cứu CNRS của Pháp.

Hôm nay, RFI Việt ngữ mời giáo sư Nguyễn Quang Riệu phân tích về các nguyên nhân sâu xa buộc nhân loại, vì nhu cầu khám phá vũ trụ, phải trở lại hành tinh của trái đất mà cách nay 40 năm con người đã đặt bước chân đầu tiên qua chương trình Appolo.


Sau đây là toàn văn bài phỏng vấn:

RFI: Vì những nguyên nhân nào, những lý do sâu xa nào, khoa học kinh tế năng lượng mà con người phải trở lại cung trăng?

GS Nguyễn Quang Riệu: Đối với các quốc gia có kỹ thuật tiên tiến phóng tên lửa thì cung trăng là một mục tiêu vừa chiến lược, vừa kinh tế và khoa học. Chinh phục được không gian nói chung là để chiếm một vị trí có một tầm nhìn tổng quát từ trên cao về phía trái đất, nhằm đề phòng những hành động bất trắc của đối phương.

Không gian là nơi để phóng vệ tinh phục vụ những hệ thống viễn thông như Internet, hệ định vị GPS, điện thoại di động và truyền hình để bất cứ ở nơi hẻo lánh nào trên thế giới cũng sử dụng được. Việt Nam cũng đã phóng vệ tinh để phát triển phương tiện liên lạc viễn thông. Về mặt khoa học, mặt trăng là vệ tinh của trái đất, cả hai thiên thể đã có một quá trình tiến hóa liên quan tới nhau.

Mặt trăng có thể là một mảnh vỡ cuả trái đất do một vụ va chạm với một thiên thạch từ thời xa xưa. Với kỹ thuật đẩy tên lửa hiện nay, cuộc hành trình lên mặt trăng chỉ mất có khoảng 3 ngày, cho nên sự thám hiểm mặt trăng là rất khả thi đối với các quốc gia có kỹ thuật cao.

Tuy nhiên, cuộc hành trình đổ bộ người lên mặt trăng là một trở ngại lớn vì tốn rất nhiều kinh phí. Mặt trăng còn là một môi trường phong phú về mặt nguyên liệu. Nhân loại có triển vọng khai thác nguyên liệu trên mặt trăng phòng khi nguyên liệu trên trái đất bị cạn kiệt.

Nước là một yếu tố cần thiết cho sự sống. Tháng 10 năm 2009 vừa qua, Cơ quan Không gian Vũ trụ NASA cuả Mỹ đã phóng tên lửa để đâm trực diện vào một thung lũng trên mặt trăng và bới vật chất ở bên dưới bề mặt mặt trăng. Trong đám vật chất bắn tung ra ngoài, các nhà khoa học phát hiện là có nước. Nước trên mặt trăng không những là cần thiết để nuôi dưỡng sự sống mà còn được dùng để chế ra hydro và oxy làm nhiên liệu cho những con tàu vũ trụ thám hiểm các hành tinh lân cận.

Mặt trăng có thể là một vị trí tiền đồn để đặt bệ phóng vệ tinh thám hiểm những hành tinh trong hệ mặt trời và để đặt những kính thiên văn quan sát những thiên thể xa xôi trong vũ trụ. Bởi vì mặt trăng không có khí quyển nên không hấp thụ những bức xạ đến từ vũ trụ. Hơn nữa, mặt trăng tự quay và đồng thời quay xung quanh trái đất, nhưng vì có lực hấp dẫn cuả trái đất hoạt động như một cái phanh làm cho mặt trăng phải quay đồng bộ với trái đất. Cho nên, chỉ có một bán cầu cuả mặt trăng là luôn luôn hướng về phía trái đất. Còn bán cầu kia thì bị che khuất không bao giờ nhìn thấy từ trái đất.

Các nhà thiên văn có ý định đặt những chiếc kính thiên văn vô tuyến ở bán cầu bị che khuất của mặt trăng để kính thiên văn hướng thẳng vào vũ trụ mà không bị ảnh hưởng bởi những tín hiệu vô tuyến nhân tạo phát ra từ phía trái đất. Không gian vũ trụ còn là nơi để thực hiện những thí nghiệm trong một môi trường không có trọng lực.

Phóng tàu lên không gian cũng trở thành một dịch vụ thương mại, bởi vì thị trường sử dụng vệ tinh dân sự đang thịnh hành trên thế giới. Trong tương lai, mặt trăng cũng có thể là một điểm du lịch lý thú cho những nhà tỷ phú khao khát những cảm giác kỳ lạ.

RFI: Tại sao lại cần lên mặt trăng để khai thác helium 3 ?

GS Nguyễn Quang Riệu: Helium thường tồn tại dưới dạng helium 4 và được tạo ra từ vụ nổ Big Bang khai sinh ra vũ trụ. Helium 3 là nguyên tử đồng vị cuả helium 4, tức là có điện tích bằng helium 4, nhưng nhẹ hơn helium 4. Helium 3 có thể được dùng làm nhiên liệu để sản xuất ra rất nhiều năng lượng. Trong vũ trụ, helium 3 rất hiếm so với helium 4. Mặt trời thổi một luồng gió, gọi là gió mặt trời cuốn theo helium 3 thiên nhiên vào môi trường trong hệ mặt trời. Mặt trăng không có khí quyển nên bề mặt mặt trăng là nơi tập trung helium 3. Bán cầu bị che khuất của mặt trăng hướng về phía vũ trụ là nơi chứa tương đối nhiều helium 3, bởi vì bán cầu này không bị trái đất làm bình phong chắn gió mặt trời.

Những lò nguyên tử hiện có sử dụng phương pháp phân hạch, nghĩa là dùng những hạt neutron để phá vỡ hạt nhân cuả những nguyên tử nặng như uranium hay plutonium nhằm tạo ra năng lượng nguyên tử. Khuyết điểm của cơ chế phát ra năng lượng phân hạch là thải ra những chất phóng xạ độc hại có khả năng tồn tại rất lâu, ít nhất là hàng chục năm. Helium 3 không phải là chất phóng xạ, nhưng có khả năng tổng hợp với nhau để giải phóng nhiều năng lượng hơn cả những phản ứng phân rã uranium. Sự tổng hợp hạt nhân helium 3 còn có ưu điểm là không để lại chất thải phóng xạ, nên thân thiện với môi trường.

Vấn đề tích trữ và hủy chất thải phóng xạ cuả những nhà máy điện nguyên tử hiện nay là một mối lo đối với các nhà khoa học. Tài nguyên trên trái đất không phải là vô hạn, nên nếu nhân loại thực hiện được những phản ứng tổng hợp hạt nhân, thì trong tương lai họ sẽ giải quyết được nạn khủng hoảng nhiên liệu. Tuy nhiên, xây lò tổng hợp hạt nhân để sản xuất năng lượng trên quy mô lớn vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật.

Các nhà khoa học phải xây những cái lò chịu đựng được nhiệt độ cao hàng trăm triệu độ, một điều kiện cần thiết cho các hạt nhân helium tổng hợp với nhau. Thực hiện được mức nhiệt độ cao đến thế cũng không phải là công việc dễ dàng. Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới chỉ mới có một đề án xây một lò tổng hợp hạt nhân thí nghiệm có tên là ITER, sử dụng nhiên liệu deuterium và tritium, hai nguyên tử đồng vị cuả hydro. Dù nhân loại có khai thác được helium 3 trên cung trăng đi nữa, thì hiện nay vẫn chưa sử dụng được nó để sản xuất năng lượng. Khai thác tài nguyên trên mặt trăng để phục vụ ngành công nghiệp trên trái đất hãy còn là một triển vọng xa vời.

RFI: Vì sao cần một "trạm không gian, một căn cứ trung chuyể̉n" để lên Sao Hỏa? Thế thì tại sao có nhu cầu lên Sao Hỏa?

GS Nguyễn Quang Riệu: “Sao Hỏa” là một trong những hành tinh gần trái đất nhất. Ngay từ thế kỷ 19, các nhà thiên văn đã quan sát thấy là trên hành tinh Hỏa dường như có những cái hào và đoán là có người trên hành tinh Hỏa đào để dẫn nước. Kỳ thực đây là những khe thiên nhiên xưa kia có thể có nước đã từng chảy, nhưng nay đã khô cạn. Về mặt kỹ thuật, nếu quốc gia nào có khả năng phóng một con tàu chở người lên mặt trăng thì cũng có thể phóng một con tàu chở người lên hành tinh Hỏa.

Tuy nhiên, cuộc hành trình khứ hồi tới hành tinh Hỏa cũng phải mất khoảng 14 tháng và tốn ít nhất hàng chục tới hàng trăm tỷ dollar. Thời gian một con tàu phóng từ trái đất để lên tới mặt trăng chỉ là khoảng 3 ngày. Cuộc hành trình đến hành tinh Hỏa như thế là khá dài so với cuộc hành trình tới mặt trăng. Mặt trăng có thể được dùng làm một trạm trung chuyển thiết bị để thám hiểm các hành tinh trong hệ mặt trời, đặc biệt là hành tinh Hỏa.

Tạo được điều kiện sinh sống dài hạn trên mặt trăng cho các phi hành gia cũng là đặt tiền đề cho những bước tiếp theo trong cuộc chinh phục hệ mặt trời. Tuy nhiên thiết lập một trạm trung chuyển thiết bị trên cung trăng là một công việc rất phức tạp. Cơ quan NASA đã từng có một chương trình phóng phi hành gia lên mặt trăng vào năm 2020 và dùng mặt trăng làm căn cứ để đổ bộ lên hành tinh Hỏa vào năm 2037. Dự án này đã bị hoãn lại vì vấn đề kinh phí.

Mặc dù gặp những khó khăn kỹ thuật và tài chính, tại sao nhân loại vẫn cứ muốn thám hiểm hành tinh Hỏa ? Hành tinh này sinh ra cùng thời với trái đất và nằm ở ngoài rià của vùng có thể ở được trong hệ mặt trời. Có nghĩa là nhiệt độ và áp suất trên hành tinh Hỏa tương đối thấp, nhưng không quá ngột ngạt và nóng như thiêu như trên hành tinh Kim. Quan sát hành tinh Hỏa giúp các nhà khoa học hiểu thêm quá trình tiến hoá cuả trái đất.

Nước không tồn tại trên bề mặt hành tinh Hỏa và đã bốc thành hơi, bởi vì áp suất trên hành tinh Hỏa chỉ thấp bằng 1/40 áp suất trên trái đất. Tuy nhiên, ở vùng cực cuả hành tinh vẫn có một lớp nước đóng thành băng che phủ. Nước đóng băng cũng có thể tồn tại ở bên dưới bề mặt hành tinh. Sự hiện diện cuả nước trên hành tinh là một yếu tố để sự sống có thể nảy sinh, dù chỉ là dưới dạng vi sinh vật. Từ nửa thế kỷ nay, đã có nhiều trạm tự động được phóng và bay lượn xung quanh hành tinh Hỏa để quan sát.

Một cuộc hành trình tới hành tinh Hỏa có thể làm tổn thương đến sức khỏe cuả các phi hành gia, do tác động cuả những tia vũ trụ độc hại đối với cơ thể trong một thời gian khá lâu. Muốn thám hiểm hành tinh Hỏa thì cần phải có kỹ thuật đẩy tàu tiên tiến hơn để rút ngắn cuộc hành trình. Trong khi chờ đợi, phóng những trạm tự động không có người lên hành tinh Hỏa là phương tiện tiết kiệm và hợp lý nhất.

RFI: Trung Quốc thực sự có chương trình và đủ sức từ phương tiệ̣n đế́n nhân lực để lên mặt trăng không?

GS Nguyễn Quang Riệu: Tuy hãy còn là một nước chưa phát triển toàn diện về mặt khoa học so với nước Mỹ, nước Nga và các nước châu Âu, nhưng Trung Quốc đã chiếm được vị thế là một trong 3 cường quốc trên thế giới có đủ khả năng phóng tàu vũ trụ có người lái. Phóng thành công tàu vũ trụ có phi hành đoàn tức là tỏ ra khắc phục được những khó khăn kỹ thuật để đạt được độ an toàn cao.

Tuy nhiên, kỹ thuật phóng tàu vũ trụ của Trung Quốc hãy còn non trẻ so với những nước đã có kinh nghiệm phóng tàu trước đây. Hiện nay Trung Quốc còn đang ở trong giai đoạn thử nghiệm, đặc biệt là đối với sự hoạt động của tàu và những phản ứng của cơ thể các phi hành gia sống trong không gian xa Trái đất. Nhưng Trung Quốc đang có những bước tiến khá nhanh trong quá trình phóng tàu vũ trụ. Trung Quốc có tham vọng củng cố riêng cho mình một vị trí trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ.

Các chuyên gia Trung Quốc có dự kiến phóng tàu vũ trụ có phi hành gia để lắp ráp một trạm không gian và để đặt chân lên Mặt trăng trong tương lai, nhằm khai thác tài nguyên trên đó. Nhật Bản và Ấn Độ cũng có khả năng kỹ thuật để phóng tàu lên không gian và cũng là những quốc gia đang có tham vọng chinh phục vũ trụ.

RFI: Tương lai của trạm không gian quốc tế ISS sẽ ra sao?

GS Nguyễn Quang Riệu: Trạm không gian quốc tế ISS bắt đầu được xây từ hơn một chục năm nay, chủ yếu là với sự cộng tác cuả Mỹ, Nga, Cộng đồng Châu Âu và Nhật Bản. Đề án xây thêm khoang, gọi là ”môdun”, đã bị đình chỉ vì quá tốn kém. Công trình xây dựng trạm ISS đến đây dường như là chấm dứt. Trạm ISS hiện nay là một vật thể phóng lên không gian lớn nhất và đắt tiền nhất. Mục tiêu cuả trạm ISS là thực hiện những cuộc thí nghiệm trong một môi trường không có trọng lực và được dùng làm một trạm tiền đồn quan sát vũ trụ và chuẩn bị những chuyến bay thám hiểm các hành tinh.

RFI: Tây phương nói chung Mỹ, châu Âu, Nga, Nhật...sẽ phải hợp tác với nhau như thế nào?

GS Nguyễn Quang Riệu: Chương trình chinh phục không gian bằng vệ tinh cần nhiều kinh phí. Do đó, Mỹ đã phải bỏ dự án xây tàu con thoi thế hệ hai và tên lửa đủ mạnh để phóng tàu có phi hành gia lên mặt trăng và lên hành tinh Hỏa vào thập niên 2020. Trong nhiều năm, hai cường quốc Nga và Mỹ đã độc quyền trong sự chinh phục không gian.

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, sự chinh phục không gian vũ trụ có mục đích hoà bình và khoa học cần phải có sự cộng tác cuả toàn thể các quốc gia trên thế giới có khả năng kỹ thuật phóng tàu. Những nước như Trung Quốc và Ấn độ đang trên đà phát triển kinh tế và khoa học có thể là những thành viên đắc lực
source

RFI Vietnamese

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Cái từ ngữ nào là “đáng ghét nhất” nhất trong năm 2011?



Monday, 19 December 2011 17:01

Cali Today News - Năm tàn tháng hết, các phương tiện truyền thông bao giờ cũng tổng hợp lại “đủ thứ chuyện trên đời”, ở Hoa Kỳ cũng không nằm ngoài ngoại lệ.

Mới đây, Viện Marist College Institute for Public Opinion đã thống kê kết quả thăm dò ý kiến dân chúng Mỹ xem từ ngữ nào họ ghét nhất phải nghe khi nói chuyện với người khác.

Ảnh minh họa. Photo courtesy: Internet

Kết quả có gần 40% số người được hỏi nêu chữ “whatever”(sao cũng được). Điều hấp dẫn nhất là trong 3 năm liên tiếp, chữ “whatever” chiếm quán quân chức từ ngữ là người đối diện không ưa nhất.

Sau đó lần lượt là hai chữ “you know” (bạn biết mà) và “like”(như là) chiếm vị trí bị không thích hạng nhì và ba. Chỉ có khoảng 1/5 số người được hỏi đã không ưa hai từ ngữ này, kém từ ngữ “whatever” khá xa.

Kế đến các từ như “just sayin”( chỉ là muốn nói...thôi mà) và “seriously” (một cách nghiêm túc) cũng “không nhẹ nhàng cho lỗ tai” người đối diện nhiều.

Có 1,026 người lớn đã trả lời điện thoại cuộc phỏng vấn điều tra ngôn ngữ học của Viện Marist, với biên độ sai sót là 3%. Các nhà nghiên cứu có lời khuyên cho bạn khi nói tiếng Anh: “Muốn người kia cụt hứng, hết ham nói chuyện? Cứ phang tơí tấp “whatever” là thấy…hậu quả liền”

Đào Nguyên source Reuters

source

Calitoday

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Russia oil rig capsizes off Sakhalin, dozens missing



Russia oil rig capsizes off Sakhalin, dozens missing


The Kolskaya (image by permission of Arktikmorneftegazrazvedka) The Kolskaya was built in 1985

Related Stories

At least two people have died and more than 50 are missing after an oil drilling rig sank in freezing seas in the Russian far east.

The Kolskaya rig was being towed some 200km (125 miles) off Sakhalin island when it capsized in a fierce storm.

Fourteen people have been rescued but it is feared the rig overturned before the rest of the 67 people on board could escape on to life rafts.

Rescue efforts have been hampered by poor weather conditions.

Helicopters and a plane helped scour the area amid high winds and waves of up to 12ft (4m) but the search was halted as night fell.

Empty life rafts

"According to reports from the scene of the rescue operation, the Kolskaya platform has sunk completely," the regional head of the emergencies ministry, Taimuraz Kasayev, told a news briefing.

Map

The accident in temperatures of -17C at around 14:00 local time (0200 GMT) in the Sea of Okhotsk happened as the rig was being towed from the eastern peninsula of Kamchatka to Sakhalin.

An unnamed regional emergencies ministry spokesman told the AFP news agency that the portholes of the rig had been "damaged by ice and waves, and water began going into the vessel".

He said the crew had been waiting to be evacuated by helicopter but the platform capsized and sank before they could get to their rescue rafts.

Two out of the four life rafts were reportedly found with nobody on board.

The spokesman confirmed to AFP that 14 people had been rescued but were in a serious condition, and two bodies "without signs of life" had been spotted by rescue workers who are "trying to pull them out".

An investigation has been launched to decide whether any safety regulations were violated transporting the Kolskaya in bad weather.

The rig, operated by Russian exploration firm Arktikmorneftegazrazvedka, was not involved in any drilling work at the time, and there is no danger of any oil spill, Russian officials said.

source

http://www.bbc.co.uk/news/world-europe-16235095

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

NASA tìm thấy chứng cứ nước có một thời chảy trên Sao Hỏa


Thứ Năm, 08 tháng 12 2011



Xe thám hiểm Sao Hỏa
Hình: ASSOCIATED PRESS
Xe thám hiểm Sao Hỏa
Cơ quan Không gian Hoa Kỳ, NASA, thông báo robot thám hiểm hỏa tinh có tên Cơ hội đã phát hiện ra dấu vết các khoáng chất trên hành tinh, dường như do nước chảy hình thành cách đây đã lâu.

Mạch chứa khoáng chất được đặt tên là ‘Homestake’ có chiều rộng khoảng một ngón tay cái của con người và dài không đến một mét.

NASA cho biết các máy quay phim và các máy đo quang phổ của xe tự hành cho thấy khoáng chất trong mạch là sulfát vôi hay còn gọi thạch cao.

Trên trái đất, thạch cao được sử dụng để chế tạo ván bột và bột để trám tường, trần nhà.

Các nhà khoa học NASA tin rằng mạch khoáng chất đó được cấu thành do nước có thạch cao chảy qua một khe nứt của đá nằm sâu dưới đất và sau bị lộ ra ngoài mặt đất.

Tháng trước Cơ quan không gian Hoa Kỳ phóng robot thám hiểm không gian lớn hơn nhiều lên Hỏa tinh. Xe tự hành có tên là Tò mò sẽ bắt đầu thám hiểm phía trong một hố lớn khi đến Hành tinh Đỏ vào tháng 8 năm 2012.
source
VOA Vietnamese

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Cận cảnh sân bay Changi


Cận cảnh sân bay Changi (tiếp)

Khu vực nghỉ ngơi, thư giãn dành cho khách. Ngoài ra, sân bay Changi còn cung cấp khu vực xem TV, quầy bar, bàn làm việc cho hành khách chờ chuyến bay.
Công viên giải trí 4 tầng. Để sử dụng cầu trượt, khách hàng cần có hóa đơn mua hàng với giạ trị từ 8 USD trở lên. Nếu không có hóa đơn, khách chỉ có thể trượt ở 2 tầng dưới cùng.
Nhà ga số 3 cũng là nhà ga lớn nhất khai trương vào năm 2008 với những bức tường kính lớn và một bức tường bao phủ toàn cây xanh.
Bằng những cách thức khéo léo, Chengi đã khiến khách hàng chi tiền tại đây hơn nhiều so với các sân bay khác.
Chuyến xe bus miễn phí từ sân bay vào trung tâm Singapore.
Một khu vườn tại nhà ga 2.
Rạp chiếu phim với lối đi rộng để khách dễ dàng đặt hành lý trong khi xem phim tại nhà ga số 2 và 3
Không khí Giáng sinh tại sân bay Changi.

(Ảnh: Wall Street Journal)

source

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/12/can-canh-san-bay-tot-nhat-the-gioi/page_2.asp

Chủ nhật, 11/12/2011, 00:08 GMT+7

Cận cảnh sân bay Changi

Tại sân bay Changi, hành khách dễ dàng tìm thấy đủ tiện nghi như khoang dành riêng cho khách VIP của các hãng hàng không thế giới.
Cổng ngoài sân bay rộng lớn.
Bên trong sân bay.
Khu vườn bướm hai tầng đối diện cổng nhà để máy bay A380 của hãng Singapore Airlines.
Khu vườn này là nơi ở của hàng nghìn con bướm có nguồn gốc từ Singapore và Malaysia.
Phòng tắm sạch sẽ và tiện nghi ở sân bay. Gần bồn rửa mặt, có màn hình cảm ứng để khách hàng chấm điểm độ hài lòng.
Trạm xạc điện thoại dành cho khách hàng. Họ có thể cho điện thoại vào ngăn rồi khóa lại trong khi xạc.

(Xem tiếp ảnh)

source

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/12/can-canh-san-bay-tot-nhat-the-gioi/page_1.asp

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Mỹ 'phát hiện hầm hạt nhân bí mật ở Trung Quốc'



Một nhóm sinh viên Mỹ, dựa vào các tài liệu trên Internet, kết luận rằng họ đã tìm ra một đường hầm lớn và bí mật của Trung Quốc, nơi được cho là cất vũ khí hạt nhân. Nghiên cứu này thu hút sự chú ý của Lầu Năm Góc.

Trong 3 năm qua, một nhóm sinh viên say mê nghiên cứu của trường Đại học Georgetown đã coi việc nghiên cứu những tài liệu mật về đường hầm này như là làm bài tập ở nhà.

Dưới sự hướng dẫn của giáo sư, người từng là một quan chức của Lầu Năm góc, nhóm nghiên cứu đã dịch hàng trăm tài liệu, lọc các hình ảnh vệ tinh, lấy được những tài liệu quân sự bí mật của Trung Quốc, và tìm kiếm thông tin trong hàng trăm gigabyte dữ liệu trực tuyến.

Giáo sư Karber và các thành viên nhóm nghiên cứu. Ảnh: Washington Post.
Giáo sư Karber và các thành viên nhóm nghiên cứu. Ảnh: Washington Post.

Nỗ lực của họ đã mang lại kết quả thật bất ngờ. Đó chính là việc tìm ra một khối lượng thông tin khổng lồ về hệ thống đường hầm dài tới hàng ngàn dặm do Quân đoàn pháo binh số 2 của Trung Quốc phụ trách. Đây là đơn vị bí mật của quân đội Trung Quốc có nhiệm vụ bảo vệ và triển khai các tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân của nước này.

Nghiên cứu này chưa được công bố nhưng đã được đệ trình lên một buổi thảo luận của Quốc hội Mỹ, và các tài liệu được chuyển đến các quan chức cấp cao ở Lầu Năm Góc, bao gồm cả Phó Tổng tư lệnh không lực Mỹ. Bản nghiên cứu dài 363 trang.

“Nó không hẳn là một tin quá sốc. Tuy nhiên, những thông tin và ước tính này đang được kiểm chứng để xem liệu lâu nay những điều chúng ta tưởng là chúng ta biết dựa trên các tin tức tình báo có chính xác hay không,” một nhà hoạch định chiến lược Bộ Quốc phòng Mỹ nói.

Một số người tỏ ra hoài nghi về nghiên cứu dựa trên các thông tin từ Internet này. Các sinh viên trong nhóm đã lấy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: Google Earth, blogs, tạp chí quân đội và đáng đặt dấu hỏi nhất là nguồn tin từ những câu chuyện hư cấu của một bộ phim tâm lý lịch sử về những người lính pháo binh Trung Quốc.

Các chuyên gia về cấm phổ biến vũ khí hạt nhân chính là những người chỉ trích kịch liệt nhất. Họ lo ngại rằng, nghiên cứu này sẽ làm nóng lên các cuộc tranh cãi về việc duy trì vũ khí hạt nhân trong thời đại ngày nay khi mà các nỗ lực về giảm trừ việc tích trữ các loại vũ khí này trên thế giới kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc.

Giáo sư của nhóm sinh viên này, Phillip A. Karber, 65 tuổi từng là một nhà chiến lược hàng đầu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhân viên trực tiếp dưới quyền của Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Tổng tư lệnh liên quân. Nhưng, những thành tích thời kỳ ông mới gia nhập cơ quan này mới là cái làm nên danh tiếng của ông. Đó là khi ông được cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, lúc đó là cố vấn an ninh quốc gia, bổ nhiệm làm trưởng nhóm một nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà nghiên cứu hàng đầu điều tra về những điểm yếu trong quân đội Liên Xô.

Trong vai trò đó, Karber tự hào là đã tuyển dụng được những nhà phân tích tình báo giỏi nhất trong chính phủ.

Vào năm 2008, Kaber đã tình nguyện làm việc cho Ủy ban giảm thiểu đe dọa quốc phòng, một cơ quan của Lầu Năm góc về chống vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Sau trận động đất có sức tàn phá lớn xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên, chủ tịch Uỷ ban nơi Karber làm việc nhận thấy các bản tin trên các báo Trung Quốc đưa hàng ngàn kỹ thuật viên phóng xạ đổ xô đến khu vực bị động đất. Tiếp theo đó là những hình ảnh về sự sụp đổ một cách kỳ lạ của những quả đồi. Những hình ảnh này mang đến cho họ một suy đoán rằng có hệ thống đường hầm chứa vũ khí hạt nhân đã được xây dựng trong khu vực.

Ông đã đề nghị Karber tìm hiểu xem có bí mật gì đang diễn ra ở đó. Karber bắt tay vào nghiên cứu, công việc đầu tiên là tìm kiếm các nhà phân tích, lần này từ chính các sinh viên của Karber ở Georgetown.

Những thành viên đầu tiên của nhóm là từ các lớp học về kiểm soát vũ khí. Mỗi kỳ, ông dành thời gian một ngày cho sinh viên xem các video gợi những suy đoán của sinh viên và tài liệu ông thu thập được về đường hầm. Sau đó ông kết luận bằng một câu hỏi đơn giản: Bạn nhìn thấy cái gì?

Các sinh viên dịch các tài liệu quân sự trong ký túc xá. Họ bỏ các buổi tối xem phim để tập trung vào các clip về việc di chuyển tên lửa từ đường hầm này sang đường hầm khác. Trong khi bạn bè họ đọc Shakespeare thì họ tập trung trong thư viện để tập các trò chơi chiến đấu với kịch bản tồi tệ nhất là Trung Quốc dùng vũ khí hạt nhân tấn công Mỹ.

Đám mây hình nấm của một vụ nổ hạt nhân. Ảnh minh họa: Atomicarchive.com.

Ngoài một số các chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu về vũ khí hạt nhân biết đến sự tồn tại của đường hầm này còn hầu như không có tài liệu hay báo cáo công khai nào nói về nó. Vì thế các sinh viên chuyển hướng sang các nguồn thông tin mở đã được xuất bản bằng tiếng Trung Quốc. Đó là các tạp chí của quân đội, các tờ tin tức địa phương và những bức ảnh được các công dân Trung Quốc tải lên mạng. Dần dần, sau này quân đội Trung Quốc cũng bắt đầu công bố một số thông tin liên quan đến bí mật này, nhằm làm vừa lòng các lãnh đạo Trung Quốc muốn công bố về sự lớn mạnh của đất nước với người dân.

Internet cũng đóng một vai trò then chốt trong việc giúp họ thu thập thông tin: những diễn đàn quân sự mới, các trang blog và các bản tin không được chú ý của khán giả được tải lên Youtube. Các phương thức tìm kiếm cho phép các sinh viên truy cập vào một số trang web của quân đội và tải những tài liệu như giáo trình giảng dạy ở các học viện quân sự.

Một vài đột phá lớn nhất là các thành viên trong nhóm nghiên cứu của Karber đã dùng những kết nối cá nhân ở Trung Quốc và có được bản hướng dẫn dày 400 trang của Quân đoàn pháo binh số 2, vốn chỉ lưu hành trong các cơ quan quân sự Trung Quốc.

Tháng 12 năm 2009, thời điểm mà các sinh viên mới bắt đầu nghiên cứu, lần đầu tiên quân đội Trung Quốc thừa nhận rằng Binh đoàn số 2 đã và đang xây dựng một mạng lưới đường hầm. Theo một công bố của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, nước này có hơn 3.000 dặm đường hầm bao gồm các cơ sở nằm sâu dưới lòng đất có thể chống đỡ được các cuộc tấn công hạt nhân.

Tin tức này gây bất ngờ cho Karber và nhóm nghiên cứu của ông. Nó cũng khẳng định hướng nghiên cứu mà ông và các sinh viên đã và đang tiến hành là đúng. Điều này cũng cho thấy hệ thống đường hầm này không được chú ý nhiều bên ngoài Đông Á. Sự thiếu quan tâm, đặc biệt là trên truyền thông Mỹ, đã khẳng định vị trí độc đáo của Trung Quốc trong thế giới vũ khí hạt nhân.

Trong nhiều thập kỷ, sự tập trung chủ yếu hướng vào hai cường quốc vũ khí hạt nhân là Mỹ, với 5,000 đầu đạn hạt nhân, và Nga với 8,000 đầu đạn hạt nhân.

Nhưng trong số năm quốc gia vũ khí hạt nhân được Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân công nhận, Trung Quốc vẫn bí ẩn nhất. Trong khi Mỹ và Nga bị ràng buộc bởi quan hệ song phương yêu cầu giám sát tại chỗ, công khai thông tin về nguồn lực và cấm một số loại tên lửa nhất định thì Trung Quốc lại không chịu sự điều chỉnh này.

Trong những năm qua, người ta thường cho rằng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc tương đối nhỏ, chỉ có từ 80 đến 400 đầu đạn hạt nhân. Và Trung Quốc cũng để mặc các nước ước dự đoán như thế. Trung Quốc khẳng định rằng họ dự trữ một lượng vũ khí hạt nhân nhỏ chỉ với mục đích “phòng vệ tối thiểu.”

Kết thúc nghiên cứu này, Karber lập luận rằng, dựa vào số lượng những đường hầm mà Binh đoàn số 2 đang đào cùng với sự gia tăng triển khai tên lửa, số đầu đạn hạt nhân ở Trung Quốc lớn hơn nhiều.

Nhận xét về nghiên cứu này, Hans M. Kristensen thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho biết, “Nghiên cứu của họ rất có giá trị, nhưng nó cũng cho thấy sự nguy hiểm của Internet.”

“Một điều mà bản báo cáo này đã đạt được, tôi nghĩ, là nhấn mạnh vào việc chúng ta không chắc chắn là Trung Quốc có bao nhiêu vũ khí hạt nhân,” Mark Stokes, giám đốc điều hành dự án thuộc Viện 2049 và là một chuyên gia chiến lược, nói. “ Chúng ta chưa từng đặt câu hỏi vì sao Trung Quốc đã và đang đầu tư xây dựng các đường hầm. Để xem xét điều này, thì câu hỏi như vậy là rất có ý nghĩa.”

Năm nay, báo cáo thường niên của Bộ quốc phòng Mỹ về quân sự Trung Quốc lần đầu tiên nhấn mạnh tới công việc của Binh đoàn số 2 triển khai các đường hầm mới, mà theo các quan chức Lầu Năm góc, một phần dựa trên báo cáo của Karber. Vào mùa xuân năm nay, trước chuyến thăm Trung Quốc, một số quan chức của văn phòng bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert M. Gates đã được báo cáo về nghiên cứu này.

“Tôi cho rằng các quan chức cao cấp trong bộ đã nhận ra tầm quan trọng của bản báo cáo này,” một nhân viên giấu tên của Lầu Năm góc tiết lộ.

Đối với Karber, thu hút được quan tâm và tranh luận có nghĩa rằng ông và nhóm các sinh viên cử nhân của mình đã thành công.

Karber nói, “Tôi không biết Trung Quốc thật ra có bao nhiêu vũ khí hạt nhân. Đây là chuyện của Trung Quốc. Không ai biết được ngoại trừ họ.”

Cao Thu (theo Washington Post)

source

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/tu-lieu/2011/12/my-phat-hien-ham-hat-nhan-bi-mat-o-trung-quoc/