Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010

Những đường hầm nổi tiếng thế giới


Thứ sáu, 19/3/2010, 12:34 GMT+7

Đường hầm luôn được coi là đỉnh cao của kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng, chúng đưa con người xuyên qua lòng biển hay những dãy núi cao ngất, biến mơ ước của chúng ta thành hiện thực.

Những đường hầm dưới đây nổi tiếng không chỉ bởi các yếu tố lịch sử, quy mô mà còn vì những mục đích sử dụng đặc biệt, được đánh giá cao trên thế giới.

Đường hầm qua eo biển Manche

Đường hầm qua eo biển Manche. Ảnh:
Đường hầm qua eo biển Manche. Ảnh: paul-andreu.com.

Nằm bên dưới eo biển Manche, đây là đường hầm đường sắt dài thứ hai thế giới với tổng chiều dài 50,5 km (sau đường hầm Seikan của Nhật Bản). Nó cũng là tuyến đường hầm có tổng chiều dài phần chìm dưới biển lớn nhất thế giới (37,9 km). Điểm thấp nhất tại hầm có độ sâu 75 m. Được xây dựng vào năm 1988 và hoàn thành vào năm 1994, đường hầm qua eo biển Manche là cầu nối hai nước Anh và Pháp. Điểm khởi đầu là Folkestone, Kent của Anh và điểm kết thúc là ở Coquelles, Pas-de-Calais, Pháp. Sử dụng Eurostar là cách nhanh nhất để đi từ Anh sang Pháp. Hành khách chỉ mất vỏn vẹn 20 phút!

Đường hầm Seikan của Nhật Bản

Đường ray trong đường hầm Seikan. Ảnh:
Đường ray trong đường hầm Seikan. Ảnh: bing.com.

Đây là hầm đường sắt dài nhất thế giới với tổng chiều dài 53,85 km, trong đó phần chìm dưới biển có chiều dài 23,3 km. Nó nằm bên dưới eo biển Tsugaru nối liền hai đảo Honshu và Hokkaido - một phần của tuyến Kaikyo thuộc công ty đường sắt Hokkaido.

Hầm được xây dựng năm 1971 và hoàn thành năm 1988, thuộc sở hữu của Cục Công nghệ, Vận tải và Kỹ thuật đường sắt Nhật Bản và chịu sự điều hành của công ty đường sắt Hokkaido. Ban đầu, hầm chỉ có các rãnh đường ray hẹp. Nhưng sau khi dự án Hokkaido Shinkansen được khởi công vào năm 2005, nó đã được trang bị các rãnh kép và nối với hệ thống Shinkansen. Hầm có 52 km đường ray liên tục với hai nhà ga đầu tiên trên thế giới được xây dựng dưới biển.

Hiện nay, mặc dù đây là tuyến đường hầm giao thông dài nhất thế giới, nhưng sự phát triển của các phương tiện hàng không tốc độ cao và giá rẻ đã khiến hoạt động của hầm chỉ ở mức tương đối. Đến năm 2018, khi tuyến đường hầm Gotthard ở Thụy Sĩ hoàn thành, Seikan cũng sẽ không còn là hầm đường sắt dài nhất thế giới nữa.

Đường hầm Gotthard

Một phần bên trong đường hầm Gotthard. Ảnh:
Một phần bên trong đường hầm Gotthard. Ảnh: hochtief-construction.com.

Dù vẫn còn đang trong giai đoạn xây dựng, hầm Gotthard đã thu hút sự chú ý của cả thế giới. Được xây dựng ở Thụy Sĩ với tổng chiều dài lên tới 57 km, đây sẽ là hầm đường sắt dài nhất thế giới khi nó được hoàn thành vào năm 2018. Nhưng điều đặc biệt hơn là đường hầm này được đào xuyên qua dãy Alps -vốn được coi là rào cản giữa Bắc Âu và Nam Âu. Người ta sẽ xây một tuyến đường ray cao tốc nối liền thành phố Zurich của Thụy Sĩ và Milan của Italy. Toàn bộ tuyến này sẽ nằm trên cùng độ cao 500 m so với mực nước biển, cho phép tàu hoả đạt đến tốc độ 240 km/h, rút ngắn thời gian di chuyển từ Zurich đến Milan chỉ còn 2,5 giờ.

Đây là một công trình quy mô lớn với những con số khổng lồ: hơn 2.000 người làm việc 24h/ngày, 365 ngày/năm, chi phí tăng vọt từ 8 tỷ USD theo dự kiến ban đầu lên 15 tỷ USD và có lẽ phải đến năm 2018 mới hoàn thành.

Hệ thống đường hầm ma túy ở biên giới Mỹ - Mexico

Ảnh: AP.

Các cơ quan chức năng phát hiện hệ thống đường phục vụ mục đích buôn lậu ma túy qua biên giới Mỹ - Mexico vào cuối năm 2001. Đường hầm khiến tất cả những người tham quan cảm thấy bất ngờ về quy mô cũng như độ tinh vi của nó. Đường hầm được ngụy trang đằng sau các lò sưởi, nhà vệ sinh,…và được trang bị đầy đủ hệ thống chiếu sáng, cung cấp nước, thông gió cũng như thang máy. Cả trần và tường bao đều được bao bọc bởi gỗ.

Đường hầm qua vịnh Tokyo

Bắt đầu được xây dựng từ năm 1989 và hoàn thành vào năm 1997 với tổng chiều dài 15,1 km, đường hầm qua vịnh Tokyo được coi là đường hầm dưới biển dài nhất thế giới tại thời điểm đó. Đây là một công trình phức hợp gồm 9,5 km hầm, 4,4 km cầu và hai đảo nhân tạo. Độ sâu của đường hầm chỗ thấp nhất là 60 m. Công trình này được xây dựng để nối hai thành phố Kisazaru và Kawasaki của Nhật Bản. Trước đây, để di chuyển giữa hai thành phố này, người ta phải đi 100 km dọc theo vịnh Tokyo hoặc đi phà mất một giờ đồng hồ, nhưng nay chỉ cần 15 phút qua hầm. Điểm thú vị ở đây là trên hai hòn đảo nhân tạo có cả một bãi đỗ xe rộng lớn và khu nghỉ ngơi dành cho các du khách tham quan vịnh.

Cầu và hầm chìm trên vịnh Chesapeake, Mỹ

Cầu cao, cầu thấp và phần hầm chìm của hệ thống ở vịnh Chesapeake, nhìn từ trên cao. Ảnh: cbbt.com

Đường hầm này được hoàn thành vào năm 1964 với tổng chi phí là 2 triệu USD, nối vùng đông nam Virginia với bán đảo Delmarva. Toàn bộ công trình phức hợp gồm hai cầu cao, hai cầu thấp và hai hầm song song dài 28 km, phần lớn nổi ở trên mặt nước nhờ 5.000 trụ cầu. Tuy nhiên, để đảm bảo giao thông đường thủy, một phần công trình được dìm xuống nước, tạo thành đường hầm dài hơn 3 km.

Công trình còn có các đảo nhân tạo nhằm neo hai đường hầm. Trên đảo có các nhà nghỉ, quầy lưu niệm và chỗ đỗ xe để cho mọi người thư giãn và ngắm cảnh. Hệ thống cầu và hầm được coi như là “thành tựu xây dựng xuất sắc nhất nước Mỹ” năm 1965 và từng được chọn là “Một trong bảy kỳ quan xây dựng của thế giới hiện đại".

Hà Thu

source

http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/Tu-lieu/2010/03/3BA19D85/

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2010

Việt Nam hạn hán




Martha Ann OverlandDCVOnline lược dịch


HÀ NỘI ‒ Hàng năm, ngay lúc ở cao điểm mùa khô của Việt Nam, khi nước sông Hồng thấp nhất, những tài công có tay nghề ở Hà Nội đều có thể lái những những chiếc thuyền đáy bằng qua vùng nước cạn ở đây. Nhưng năm nay, mùa hạn hán đang xảy ra trên toàn cõi Việt Nam, và nước sông đang ở mức thấp kỷ lục, sông Hồng yên lặng một cách kỳ quái. Giòng sông bình thường là một con đường nước nhộn nhịp bỗng trở thành một con sông toàn cát. Người nông dân phụ thuộc vào giòng sông để dẫn nước vào ruộng, lo lắng - như những người lái đò - nhìn những bãi cát đang lớn dần. “Nếu không có nước trong những ngày sắp tới,” nông dân Vũ Thị La, 59 tuổi, vừa gieo hạt cho vụ mùa xuân nói, “tất cả sẽ chết.”


Lòng sông Hồng (gần cầu Long Biên) rạn nứt (1/12/2009)
Nguồn: Nguyen Huy Kham / Reuters

Trên khắp Việt Nam, nhiệt độ cao và những giòng sông khô cạn đang đánh tiếng chuông báo động cùng lúc cả nước đang vật vã với thiên tai đang có thể trở thành mùa khô nước tồi tệ nhất trong hơn 100 năm. 68 cm là mực nước thấp nhất của sông Hồng từ khi người ta bắt đầu ghi lại dữ liệu từ năm 1902. Với lượng mưa hầu như không có kể từ tháng Chín, rừng miền Bắc cháy và điều kiện khô rang đang đe doạ các khu rừng ở miền Nam. Nhiệt độ nóng bức ở miền Trung đã gây ra nạn dịch côn trùng ăn gạo, gây thiệt hại hàng ngàn hecta lúa. Nguyễn Lan Châu, Phó giám đốc Trung tâm Quốc gia Dự báo Khí tượng- Thủy văn, âu sầu tuyên bố, “Đó là bắt đầu của tất cả mọi chuyện” (Xem hình sau khi hạn hán ở Kenya.)

Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất — và cũng là khu vực có ảnh hưởng đến nhiều nhất — là bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Mực nước ở vựa lúa quốc gia đã xuống đến độ thấp nhất trong gần 20 năm, đe dọa trực tiếp đời sống của hàng chục triệu người phụ thuộc vào các lưu vực của giòng sông để làm nông, đánh bắt và vận tải. Vấn đề lớn nhất, tuy nhiên, không phải là nước. Đó là muối. Trong mùa khô, khi các kênh lạch khô cạn, nước biển có thể vào sâu trong nội địa trên 18 dặm (30 km). Việt Nam đã được cài đặt một loạt các cửa kinh đào để giữ lại mực nước cao, cũng như để kiểm soát lũ lụt hàng năm. Điều này đã cho phép nông dân chuyển đổi từ trồng lúa trong mùa mưa sang nuôi tôm trong vùng nước lợ vào mùa khô. Kết quả là việc sử dụng đất và năng suất cây trồng có hiệu quả cao hơn, và tăng gấp đôi thu nhập của nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1999.

Những ngày có cao năng suất có thể đã chấm dứt. Khi hạn hán tiếp tục hoành hành, ở một số nơi nước biển đã vào sâu trong đất liền đến gần 40 dặm (60 km), ông Đàm Hòa Bình, Phó Cục trưởng Cục Thuỷ lợi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở Hà Nội nói. Hầu hết vụ mùa đông xuân đã thu hoạch xong, nhưng nước biển đã vào đến những nơi chưa bao giờ đến trước đây, khiến vụ lúa hè thu rơi vào cảnh nguy hiểm, ông Bình cho hay. “Chúng tôi đang cố gắng tăng cường hệ thống tưới tiêu để ngăn nước không bị mặn hơn nữa,” ông nói thêm, nhưng điều kiện khắc nghiệt đang làm tình huống trở thành “một trong những khó khăn nhất trong một trăm năm nay.”

Các dự án thuỷ điện ở bên kia biên giới Việt‒Trung thường được xem là nguyên nhân của tình trạng thiếu nước ở hạ nguồn. Đúng thế, láng giềng phương Bắc của Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh chiến dịch dựng đập ở thượng nguồn sông Cửu Long, bắt nguồn trên cao nguyên Tây Tạng và đi qua năm quốc gia khác trước khi nó đổ vào biển Đông ở miền Nam Việt Nam. Theo Ủy Ban sông Mekong, một cơ quan tư vấn khu vực, Trung Quốc đã xây dựng hoặc đang có kế hoạch xây dựng tám đập nước dọc theo sông Mekong. Các đập nước thực sự làm tăng mối quan tâm lớn về sự đảo lộn dòng trầm tích và sự di chuyển của cá, nhưng chúng cũng có thể có tác động tích cực, theo Jeremy Bird, giám đốc điều hành của Uỷ ban sông Mekong. “Những đập nước này sẽ phân phối lại lưu lượng của nước, do đó sẽ có nhiều nước cung cấp cho mùa khô.” Nhưng tại thời điểm này, tại Trung Quốc cũng đang gặp hạn hán khắc nghiệt, vì thế không có đủ nước trữ ở đập để đưa xuống hạ nguồn.

Về phía bắc, Việt Nam cũng đang bận rộn xây đập thủy điện. Gần đây chính phủ đã phát đủ nước từ các đập nước này để giúp nông dân ở đồng bằng sông Hồng trồng vụ mùa xuân. Công ty điện lực quốc doanh cho biết không còn đủ khả năng ca&’p nước vì hồ chứa ở phía bắc đang ở mức thấp nguy kịch đồng thời nhu cầu nhu cầu điện lực dự kiến sẽ phá kỷ lục vì nhiệt độ nóng bức tăng vượt bực trong tháng này. Ngay cả được lượng nước ít oi, Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc sở nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, cũng không hy vọng có được. Khí hậu nóng và nước bốc hơi chính là kẻ thù. “Ngay cả nếu tất cả đi gánh hết nước để nuôi lúa,” ông Thắng sợ rằng một phần ba số lúa trong tỉnh của ông vẫn có thể bị mất.

Ông Ian Wilderspin, Cố vấn kỹ thuật của cơ quan Quản lý Rủi ro Thiên trong Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Hà Nội nói cuộc khủng hoảng hiện nay là tiếng chuông cảnh báo cho Việt Nam. Nạn hạn hán này đã được đoán trước, Wilderspin nói, đề cập đến dự đoán hồi cuối năm cho biết El Nino sẽ mang lại một mùa đông bất thường, ấm và khô. Tuy vậy theo thói quen Việt Nam thường chuẩn bị ngừa lũ lụt và mưa bão, có tính tàn phá thảm khốc hơn khi xảy ra. “Hạn hán là một thảm họa im lìm và chậm, nhưng về lâu dài lại có tác động sâu sắc hơn đến đời sống của mọi người,” ông nói.

Và khi nào thì mới có những cơn mưa cứu khổ? Chuyên viên Khí tượng dự báo mưa sẽ đến miền Bắc trong tháng này. Nhưng những vùng khác trên cả nước có thể không thấy bất kỳ hạt mưa nào cho đến tháng Tám; Khi đó sẽ quá muộn

source
© DCVOnline




Nguồn: Vietnam Feels the Heat of a 100-Year Drought, TIME.com, by Martha Ann Overland / Hanoi

Nước sông Mekong là ‘quyền lợi quốc gia’

Sông Mekong đoạn chảy qua tỉnh An Giang của Việt Nam

Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân kêu gọi Trung Quốc chia sẻ số liệu thủy văn của sông Lancang.

Một cựu đại biểu quốc hội coi chuyện Trung Quốc mời các nước thành viên Ủy ban sông Mekong thăm đập Tiểu Loan xây đầu nguồn chỉ là hành động đối phó với dư luận quốc tế.

Theo Giáo sư-TSKH Nguyễn Ngọc Trân, việc làm thực chất hơn là Trung Quốc cần chia sẻ số liệu thủy văn của sông Lancang (tên gọi sông Mekong trên lãnh thổ TQ), và chế độ vận hành các đập, để quốc gia hạ nguồn biết cách đối phó với tình trạng "mực nước thấp thất thường, dòng sông phơi đáy" thời gian gần đây.

Các nước hạ nguồn, theo ông Nguyễn Ngọc Trân hiện đang “mù tịt” về chế độ vận hành của bốn con đập dùng nước sông Mekong trên đất Trung Quốc.

Bài viết của Giáo sư-TSKH Nguyễn Ngọc Trân, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khóa XI, trên trang tuanvietnam.net ngày 14/3, nhấn mạnh đến nghĩa vụ của Trung Quốc, một quốc gia khai thác nước đầu nguồn sông Mekong.

“Trung Quốc cần cung cấp số liệu thủy văn trên sông Lancang và thông báo chế độ vận hành các đập chứ không phải mời sang tham quan một đập.

“Tình trạng mức nước sông Mekong tại các trạm thủy văn ở Lào, như ở Luang Prabang và Vientiane thấp đi rất nhiều so với trước đây đặt ra tính cấp thiết phải thông báo chế độ vận hành của 4 đập đã được xây dựng và đã đi vào hoạt động,” ông Trân, hiện là nhà nghiên cứu biến đổi khí hậu, viết.

Trung Quốc cần cung cấp số liệu thủy văn trên sông Lancang và thông báo chế độ vận hành các đập chứ không phải mời sang tham quan một đập

Giáo sư-TSKH Nguyễn Ngọc Trân

Và nhà khoa bảng có tiếng tại Việt Nam kêu gọi Trung Quốc nghĩ đến lợi ích của các nước hạ nguồn, trong đó có Việt Nam.

“Vì sông Mekong là một con sông quốc tế, nên mọi dự án trên lãnh thổ một nước thành viên phải được thông báo và bàn bạc trên cơ sở tôn trọng lợi ích, trước tiên là môi trường, của tất cả các quốc gia trong lưu vực, trước mắt và lâu dài.”

Chuyển nước

Theo Giáo sư-TSKH Nguyễn Ngọc Trân, Trung Quốc có kế hoạch “đồ sộ” chuyển nước sông từ Nam lên Bắc, đưa nhiều chục tỷ khối nước từ sông Trường Giang sang sông Hoàng Hà để đưa về Bắc Kinh và Thiên Tân.

Và rất có thể nước sông Lancang (tên gọi sông Mekong trên lãnh thổ TQ) được dùng trong dự án này. Trong bối cảnh như vậy, theo ông Nguyễn Ngọc Trân, các nước hạ lưu Mekong càng cần thông tin hơn về quốc gia sử dụng nước phần thượng nguồn.

Chuyện bất bình thường đang xảy ra, theo Giáo sư-TSKH Nguyễn Ngọc Trân, đó là Trung Quốc tìm cách chối bỏ mọi nghĩa vụ của một nước đang khai thác nguồn nước của sông Mekong.

“Trung Quốc chỉ tham gia họp hành nếu bàn về việc chia sẻ quyền lợi,” vị giáo sư cho hay.

Hành động yêu cầu nước thượng nguồn có trách nhiệm hơn khi sử dụng nước sông Mekong, theo Giáo sư-TSKH Nguyễn Ngọc Trân, chính là bảo vệ quyền lợi quốc gia của Việt Nam.

Ông coi đây là nhiệm vụ “hàng đầu” của Ủy ban quốc gia sông Mekong. Cạnh đó ông Nguyễn Ngọc Trân kêu gọi, nên có thêm điều tra, nghiên cứu, “dùng chúng như là công cụ mạnh để đàm phán, bảo vệ quyền lợi chính đáng của quốc gia.”

source

BBC Vietnamese

Khoa học - Môi trường

Thứ Tư, 17/03/2010, 08:34 (GMT+7)

Hạn và xâm nhập mặn còn kéo dài

TT (Hà Nội) - Theo bà Nguyễn Lan Châu - phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, sắp tới tình hình khô hạn, thiếu nước vẫn tiếp tục căng thẳng. Hiện nay, mực nước sông hồ trên cả nước đều đang ở mức thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc cùng kỳ.

Bà nói: “Theo quy luật, hằng năm đến giữa và cuối tháng 3 tình hình hạn hán được cải thiện, nhưng bây giờ mực nước sông hồ đang ở mức thấp nhất so với cùng kỳ trong khi nhu cầu sử dụng nước của con người nhiều hơn. Vì vậy, nếu có mưa bổ sung vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 cũng không thể bổ sung đủ lượng nước thiếu trong 6-7 tháng qua”.

Các em nhỏ người Ba Na bên vết nứt khô giữa lòng sông Krông PôKô (huyện Sa Thầy, Kon Tum) - Ảnh: Trần Thảo Nhi

Tại miền Bắc, lúc 7g sáng 16-3, mực nước sông Hồng tại Hà Nội chỉ ở mức 0,4m, trong khi bình thường trong tháng 3 mực nước của sông này là trên 1m. Bà Châu nhận định thời gian tới các cơn mưa xuất hiện sớm và mưa bổ sung cũng không đủ bù đắp lượng nước còn thiếu, chỉ làm ướt đất, hạn chế khô hạn chứ không tạo thành dòng chảy cung cấp nước cho sông suối.

Dự báo nước sông Hồng tại Hà Nội vẫn chỉ ở mức 1,5m xuống đến 0,4m. Vì vậy, phải tới giữa tháng 5 ở miền Bắc mới có thể cải thiện được tình hình thiếu nước. Còn tới thời điểm này, mực nước các hồ thủy điện ở miền Bắc vẫn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái hơn 2 tỉ m3 nước.

Trong khi đó, tình hình khô hạn tại Tây nguyên, Nam bộ và tình trạng xâm nhập mặn hiện chưa có dấu hiệu cải thiện sớm vì các khu vực này vẫn đang là mùa khô, tháng 4 là tháng nóng nhất của Nam bộ. Hiện có những nơi thuộc vùng cửa sông Tiền đã bị xâm nhập mặn vào sâu 60-70km. Theo bà Châu, phải sang tháng 5, tháng 6 khi vào mùa mưa thì tình hình thiếu nước và xâm nhập mặn ở Nam bộ mới được cải thiện.

Sông Lam đang khô cạn

Đến ngày 16-3, nhiều đoạn thượng nguồn sông Lam (Nghệ An) chảy qua các huyện Đô Lương, Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên đã xuống rất thấp khiến sông đang cạn dần. Đáy sông ở đoạn chảy qua huyện Thanh Chương xuất hiện bãi cát nhô cao. Tại hạ nguồn sông Lam đang bị nước mặn xâm nhập.

Sông Lam bị cạn khiến lưu thông trên sông khó khăn, tàu lớn mắc cạn hoặc không lưu thông được.

AN KHÁNH

T.PHÙNG

source

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=368561&ChannelID=17

Ngày 18.03.2010 Giờ 19:40

Thanh Hoá: sáu sà lan ngăn dòng sông Mã

Thanh Hoá phải dùng sáu chiếc sà lan để ngăn dòng sông Mã lấy nước tưới lúa

SGTT - Hiện nay, mực nước trên các sông chính ở Thanh Hoá là sông Mã, sông Chu, sông Bưởi, sông Cầu Chày đã xuống mức thấp lịch sử. Hàng chục trạm bơm ở ven các sông đã phải nối ống, đào sâu đường dẫn để bơm nước vào tưới cho đồng ruộng. Công ty thuỷ nông Nam Sông Mã phải triển khai phương án ngăn sông tại vị trí trạm bơm chính của công ty (đặt tại phố Kiểu, xã Yên Trường, huyện Yên Định), bằng việc đặt các bao tải chứa cát, kết hợp với thuê sáu sà lan (mỗi chiếc dài 40m) nối dài để ngăn ngang sông. Các khoang của sà lan chứa đầy cát để đáy sà lan chạm đáy sông… Ông Bùi Bảo Đảm, giám đốc công ty thuỷ nông Nam Sông Mã cho biết: “Nhiều ngày qua, mực nước sông Mã tại bể hút của trạm bơm này đã xuống dưới mức 3,2m (năm 1962, mực nước sông Mã ở trạm bơm này thấp ở mức lịch sử là 3,28m – PV). Nếu mực nước tại cửa bể hút của trạm bơm chính xuống dưới mức 3,2m thì trạm bơm phải dừng hoạt động. Do vậy, hiện công ty chỉ cho hai máy hoạt động, rồi thay phiên nhau, để tưới luân phiên cho hơn 13.000ha lúa chiêm xuân ở các huyện trọng điểm lúa của tỉnh là Yên Định, Thiệu Hoá, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân và Hà Trung.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá cho biết, tình trạng nhiễm mặn ở các huyện ven biển như Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá đang rất nghiêm trọng. Nước biển đang lấn sâu vào đất liền tới 20km, gần 3.000ha lúa chiêm xuân của các huyện này đang thiếu nước tưới trầm trọng. Năm nay, ngành nông nghiệp dự kiến sẽ chi khoảng 77 tỉ đồng cho việc chống hạn. Theo dự báo của ngành nông nghiệp Thanh Hoá, nếu thời tiết tiếp tục khô hạn kéo dài, nguồn nước tưới từ các dòng sông bị cạn kiệt, không thể bơm vào đồng ruộng được, thì vụ chiêm xuân năm 2010 này, toàn tỉnh sẽ bị mất trắng khoảng 30.000ha lúa.

tin ảnh An Bình

source

http://sgtt.com.vn/Detail29.aspx?ColumnId=29&newsid=64377&fld=HTMG/2010/0318/64377

Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2010

Đảo Phục Sinh và sự lụn bại của phát triển kinh tế dựa vào việc bóc lột tài nguyên



Ahu Tongariki near Rano Raraku, a 15-moai ahu excavated and restored in the 1990s
Hình: Wikipedia Commons

Đảo Phục Sinh (Easter Island, còn gọi là Rapa Nui) nằm ở đông nam Thái Bình Dương vốn nổi tiếng về các tác phẩm điêu khắc đá khổng lồ có tên là moai


Đảo Phục Sinh (Easter Island, còn gọi là Rapa Nui) nằm ở đông nam Thái Bình Dương vốn nổi tiếng về các tác phẩm điêu khắc đá khổng lồ có tên là moai. Đây là các pho tượng người với những chiếc đầu khổng lồ so với các phần còn lại của cơ thể. Trong số các pho tượng moai đã hoàn thành và có thể di chuyển được, pho lớn nhất nặng tới 80 tấn. Một pho tượng đang được tạc dở dang còn nặng tới 270 tấn. Các pho tượng moai này được đặt rải rác ở khắp nơi trên đảo – cách xa so với mỏ khai thác đá nơi chúng được chế tác.

Khi mới được phát hiện, các tác phẩm này là một bí ẩn đối với thế giới. Người Âu phát hiện ra Rapa Nui vào khoảng thế kỷ thứ 18, khi đó dân số ước tính trên đảo này chỉ vào khoảng 3000 người. Điều khiến thế giới kinh ngạc là thổ dân ở đây không hề có một nền văn hóa đủ tầm để tạo ra các pho tượng này (họ không có các nghệ sĩ tạc tượng).

Thêm nữa, các pho tượng này đã được di chuyển đi rất xa so với nơi chúng được tạc. Điều này khó hiểu bởi vì với dân số nhỏ như vậy thổ dân không thể di chuyển các pho tượng khổng lồ, ít ra là không thể di chuyển nếu thiếu các công cụ như đòn bẩy, dây kéo và cây lăn. Trong khi đó, trên đảo Rapa Nui hầu như không có cây cối gì, vì thế không thể tạo ra được các công cụ giúp di chuyển các tượng moai. Chính thổ dân bản địa khi đó cũng tin rằng các pho tượng này đã tự mình đi khỏi khu mỏ đá để đến đứng trên các bờ biển.

Gần đây, các nghiên cứu khảo cổ và địa chất đã dần giải mã được bí ẩn trên đảo Phục Sinh. Theo các khám phá này, đảo Phục Sinh từng được che phủ bởi các cánh rừng cọ dày đặc hồi năm 400 (theo công lịch) khi người Polynesian lần đầu đặt chân lên Rapa Nui.

Ngay sau khi tìm ra đảo này, người Polynesian đã bắt đầu khai thác nguồn tài nguyên quý giá nhất mà hòn đảo này có được – các rừng cọ. Gỗ được dùng để đóng thuyền đánh cá, để làm củi đốt, và chim muông trên đảo là nguồn thức ăn bổ sung ngoài cá. Các bằng chứng khảo cổ cho thấy trong thời kỳ đầu này, dân số trên đảo tăng rất nhanh do nguồn lương thực phong phú mà các cánh rừng đem lại. Việc kiếm ăn dễ dàng cũng khiến người dân có thời gian cho các hoạt động văn hóa, bao gồm cả điêu khắc và di chuyển các pho tượng moai khổng lồ.

Theo các bằng chứng khảo cổ, phần lớn các tượng moai được tạc trong thời gian từ 1100 và chấm dứt hẳn vào khoảng năm1500 (công lịch). Các cánh rừng cọ đã biến mất vào khoảng năm 1400 (công lịch). Dân số của Rapa Nui đạt mức cao nhất vào khoảng năm 1400 (với số dân xấp xỉ 10,000 người), sau đó giảm dần tới mức chỉ còn khoảng 3000 người vào thế kỷ 18 như đã nói ở trên.

Các nhà khảo cổ còn tìm thấy những bằng chứng về chiến tranh và nạn ăn thịt người trong thế kỷ 16. Đây là các kết quả của các cánh rừng bị đốn trụi, không còn gỗ để đóng thuyền đánh cá, đất nông nghiệp cũng bị xói mòn còn chim muông thì cũng biến mất hết. Nền văn hóa của Rapa Nui đi vào chỗ lụn bại, còn kinh tế thì kiệt quệ trong khi dân số tụt giảm dần do nạn đói và chiến tranh.

Người Polynesian đã phạm phải sai lầm gì? Về nguyên tắc, vì rừng cọ là một nguồn tài nguyên có khả năng tự tái tạo, người Polynesian có thể sống hòa thuận với thiên nhiên mà họ có. Khi dân số tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tài nguyên thì lượng tài nguyên thu hoạch được theo đầu người sẽ giảm, dẫn tới tốc độ tăng dân số giảm đi. Điều này lại làm giảm sức ép đối với tài nguyên và tạo cơ hội cho tài nguyên tiếp tục tái tạo. Mối quan hệ cân bằng này, về nguyên tắc, có thể làm cho đảo Phục Sinh duy trì được một quy mô dân số ổn định chứ không đi đến chỗ gần như tuyệt diệt như đã thấy trong lịch sử.

Thêm vào đó, nếu người Polynesian có thể đạt được những tiến bộ công nghệ thì họ sẽ có năng suất sản xuất tăng dần theo thời gian, điều này làm họ bớt lệ thuộc hơn vào tài nguyên. Và vì thế có thể giúp cho nền văn minh của họ phát triển và thịnh vượng.

Thế nhưng rõ ràng là không có tiến bộ khoa học kỹ thuật nào trên đảo Phục Sinh trong suốt hơn một ngàn năm. Bên cạnh đó, các rừng cọ trên đảo Phục Sinh lại thuộc loại cọ Jubea Chilensis – là loại cọ có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trên thế giới. Mỗi cây cọ này cần 40 tới 60 năm để trưởng thành (trong khi các loại cọ khác như Coconut Palm chỉ cần 7 tới 10 năm).

Theo hai kinh tế gia James Brander và Scott Taylor, tốc độ tăng trưởng quá chậm của nguồn tài nguyên tái tạo này (và việc không có tiến bộ công nghệ) đã dẫn tới chỗ các nguồn tài nguyên không thể điều chỉnh kịp với tốc độ tăng dân số và vì thế đã dẫn tới thảm họa văn minh trên đảo Phục Sinh.

Trường hợp đảo Phục Sinh là một sự thật lịch sử, vì thế nó là một bài học to lớn đối với các nền kinh tế phát triển dựa vào việc bóc lột tài nguyên, đặc biệt là các nguồn tài nguyên không thể tái tạo.

Những nước nghèo và lạc hậu như (...) buộc phải dựa vào việc bóc lột tài nguyên để tăng trưởng, tuy nhiên (...) phải hiểu rằng chúng ta chỉ có duy nhất một cơ hội để làm đúng. Nếu phung phí các nguồn tài nguyên không thể tái tạo vốn rất ít ỏi của dân tộc trong khi không thể đổi mới cơ cấu kinh tế và nâng cao năng suất lao động thì chúng ta sẽ đánh mất cơ hội duy nhất mà chúng ta có được để phát triển.

Những nhà lãnh đạo quốc gia có trọng trách ra các quyết sách về khai thác tài nguyên cần phải hiểu rằng họ đang gánh vác trách nhiệm lịch sử đối với tương lai lâu dài của cả dân tộc trong mỗi phán quyết của mình.

source

VOA Vietnamese

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2010

LHQ: Dân Bắc Triều Tiên bị nhiễm hóa chất độc hại là hậu quả của chính sách tự cô lập


Thế Giới Cập nhật Thứ Năm, 04 tháng 3 2010


Mấy chục năm sau khi phần lớn các nước ký vào những hiệp định toàn cầu cấm dùng các hóa chất quá độc hại, Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục sử dụng rộng rãi những chất này, gây nguy hiểm cho chính dân chúng trong nước và người dân các nước khác. Chính sách tự cô lập hóa của miền Bắc đã làm dân chúng tại đó bao nhiêu năm không hiểu gì về những hiểm họa họ phải đối mặt. Như tường trình của Thông tín viên Kurt Achin từ Seoul, Liên Hiệp Quốc đang cố gắng tìm một phương cách giải quyết vấn đề này.

Hóa chất

Nhũng hóa chất độc hại gây ô nhiễm cho không khí và nước


Các giới chức Liên Hiệp Quốc cho biết hàng mấy chục năm tự cô lập đã gây hệ quả là Bắc Triều Tiên không hiểu biết gì về một số hóa chất nguy hiểm nhất, và điều đó tác hại nặng nề đến người dân nước này.

Ông Craig Boljkovac, điều hành chương trình hóa chất và chất thải thuộc Viện Huấn Luyện và Nghiên Cứu Liên Hiệp Quốc, nói:

“Về những vấn đề liên quan tới môi trường hiện tồn tại ở Bắc Triều Tiên, tôi cần phải nói ngay, tôi nghĩ chúng nghiêm trọng hơn nhiều so với nhiều nước khác trên thế giới. “

Một đội ngũ các Đặc sứ Liên Hiệp Quốc do ông Boljkevac dẫn đầu đang có mặt tại Bình Nhưỡng trong tuần này, để giảng giải cho các giới chức tại đây về những loại hóa chất thế giới đã cấm dùng từ nhiều chục năm, và Bình Nhưỡng hoàn toàn không hay biết gì cho tới vài năm gần đây.

Liên Hiệp Quốc đặc biệt lo ngại về việc Bắc Triều Tiên sử dụng 2 loại hóa chất, gọi là DDT và PCB.

DDT là một hóa chất có thời được sử dụng rộng rãi để trừ sâu rầy . Binh sỹ Mỹ đã từng phun thuốc này trong nón sắt của họ để trừ chấy trong Thế Chiến Thứ 2.

Những tác dụng có hại cho sức khỏe đã khiến chất này đã bị cấm tại phần lớn các nước, nhưng Bắc Triều Tiên thì không.

Ông Boljkevac cho biết: “Cho nên hiện nay trên thế giới, DDT chỉ còn được phép sử dụng cho một việc, đó là diệt muỗi truyền bệnh sốt rét Nhưng Bắc Triều Tiên vẫn cứ giữ nguyên lề lối của 50 năm trước: họ sử dụng DDT cho tất cả mọi chuyện.

PCB là một chất làm nguội, một thời đã đóng vai trò rất quan trọng để giữ cho những mạch điện không trở nên quá nóng. Hiện nay các nước đã dùng những chất liệu thay thế khác an toàn hơn nhiều.

Nhưng Boljkevac cho biết đội ngũ của ông đã có những khám phá kinh hoàng tại Bắc Triều Tiên:

“Dường như hiện nay tại Bắc Triều Tiên có tới 40 ngàn tấn PCB. Và chỉ cần một vài phân tử lọt vào người là cũng có thể gây hại vĩnh viễn cho sức khỏe của bạn cũng như con cái bạn.”

Mãi tới năm 2005, Boljkevac và toán nhân viên của ông mới được phép thăm Bắc Triều Tiên. Ông đã sửng sốt vì sự thiếu sự hiểu biết thông thường tại đây về những hóa chất độc hại đó.

Ông Boljkevac nói phụ nữ đặc biệt bị các hóa chất độc gây tổn hại, vì những chất đó có thể tồn đọng trong những mô mỡ và sữa mẹ. Ông cũng nói những nguy hiểm do sử dụng hóa chất độc hại không giới hạn trong lãnh thổ Bắc Triều Tiên.

Ông Boljkevac cho biết: “Vấn nạn của Bắc Triều Tiên liên quan tới các hóa chất đó cũng là vấn đề của thế giới. Một khi chúng bị sử dụng và phát tán trong môi trường, chúng sẽ lan tỏa đi khắp thế giới. Người Bắc Triều Tiên không thể đi ra khỏi nước họ dễ dàng và thường xuyên, nhưng những hóa chất độc hại đó thì vẫn có thể, và chúng hàng ngày lan đi khắp nơi.

Ông Boljkevac cho biết chính quyền Bắc Triều Tiên đang hoàn toàn hợp tác với toán nhân viên của ông và họ được đi tới mọi nơi.

Ông nói công việc của ông được dễ dàng vì lý do không có một hóa chất nào mà ông tìm cách loại trừ dính dáng gì tới việc sản xuất vũ khí.

source

VOA Vietnamese

Thứ Ba, 2 tháng 3, 2010

Lắp đặt hầm Thủ Thiêm ra sao?


Thứ Tư, 03/03/2010, 09:04 (GMT+7)


TT - Câu hỏi này được nhiều người quan tâm, thắc mắc khi lần đầu tiên trong nước lắp đặt hầm lớn nhất Đông Nam Á có chiều dài 1.490m.

Đốt hầm Thủ Thiêm đầu tiên đang được kéo ra sông Lòng Tàu - Ảnh: T.T.D.
Kỹ thuật dìm hầm
Lai dắt đốt hầm
Bể đúc các đốt hầm
Đường lai dắt các đốt hầm từ bể đúc (Nhơn Trạch, Đồng Nai) về sông Sài Gòn - Đồ họa: Như Khanh

Hơn 700 kỹ sư và công nhân ở 16 đơn vị, cơ quan đang chuẩn bị cho công tác lai dắt và lắp đặt hầm Thủ Thiêm dưới đáy sông Sài Gòn từ ngày 7-3. Công việc này sẽ kéo dài trong bốn tháng.

Kịch bản lai dắt các đốt hầm

Chiều 2-3, Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP.HCM đã báo cáo UBND TP kịch bản công tác lai dắt và lắp đặt các đốt hầm (thuộc hạng mục xây dựng hầm vượt sông Sài Gòn, dự án đại lộ Đông - Tây). Theo đó, hầm số 1 sẽ được kéo về vị trí lắp đặt vào ngày 7-3 và dìm hầm ngày hôm sau. Tương tự, ba đốt hầm còn lại được lai dắt về vị trí lắp đặt vào tháng 4, 5 và 6. Để lai dắt mỗi đốt hầm nặng hàng chục ngàn tấn từ Nhơn Trạch (Đồng Nai) đến khu vực Thủ Thiêm với đoạn đường dài 22km là công việc không dễ dàng.

Kịch bản cho biết ngoài việc thuê bốn tàu kéo của Thái Lan để làm tàu kéo chính, còn một tàu kéo khác dự phòng và hai tàu đẩy cảnh giới, năm canô cao tốc hành trình cùng đoàn lai dắt từ vị trí bể đúc hầm đến vị trí dìm hầm làm nhiệm vụ dẫn đường, cảnh giới.

Sẽ diễn tập vào ngày 6-3

Chiều 2-3, sau khi nghe báo cáo kịch bản lai dắt và lắp đặt các đốt hầm Thủ Thiêm, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân nhấn mạnh: đây là hầm dưới đáy sông đầu tiên ở VN, phải huy động các lực lượng chuyên môn thực hiện sao cho đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình lai dắt, lắp đặt hầm.

Tại cuộc họp, một số đơn vị liên quan băn khoăn nếu sử dụng tàu kéo 3.200-3.500 mã lực sẽ không đảm bảo cho quá trình lai dắt các đốt hầm, nên chăng sử dụng tàu kéo từ 4.000 mã lực trở lên? Tuy nhiên, phía nhà thầu Obayashi (Nhật) cho rằng đơn vị này từng lai dắt thành công một số dự án với quy mô tương tự. Ông Lê Hoàng Quân đề nghị nhà thầu cam kết và chịu trách nhiệm về vấn đề này.

Dự kiến trước khi chính thức lai dắt các đốt hầm, ngày 6-3 các đơn vị liên quan sẽ có cuộc diễn tập công việc này.

Từ 7g ngày 7-3 tại bờ đê bể đúc, “lệnh xuất phát” được ban hành và bắt đầu lai dắt đốt hầm số 1 về vị trí lắp đặt với vận tốc 3,7-5,5km/giờ. Trong vòng khoảng sáu giờ sau, đốt hầm sẽ về đến vị trí cần lắp đặt. Sau đó nhà thầu xoay đốt hầm và neo đậu, chuẩn bị công tác dìm hầm vào sáng hôm sau.

Quá trình lắp đặt hầm kéo dài 10-13 giờ, bắt đầu lúc 9g ngày 8-3. Trước khi lắp đặt, mọi hoạt động lưu thông tàu biển và các phương tiện thủy nội địa khác quanh khu vực dìm hầm sẽ tạm ngưng lại trong 36 giờ. Công việc này sẽ kết thúc lúc 23g cùng ngày.

Từ thời điểm này đến trưa hôm sau là công việc bịt lối vào bên trong hầm trên mái, tháo dỡ các thiết bị phụ trợ, thu hồi các rùa neo... Lễ nối kết, thông đốt hầm số 1 với đường dẫn phía Thủ Thiêm dự kiến tổ chức sáng 10-3.

Một số tình huống sự cố và các phương án xử lý cũng được đặt ra, chẳng hạn như trong quá trình lai dắt đốt hầm có thể va phải vật chìm dưới đáy sông, đứt dây kéo đốt hầm, các tàu nhỏ mất điều khiển và trôi gần đến đốt hầm; hoặc tình huống tàu kéo bị tắt máy, vách ngăn đầu hầm bị thủng hoặc sự cố buộc phải đánh chìm đốt hầm tại chỗ khi bị nước rò rỉ vào bên trong không thể khắc phục được...

Lắp đặt các đốt hầm ở độ sâu 12-13m

Khu vực lắp đặt bốn đốt hầm Thủ Thiêm đã hoàn thành nạo vét 450.000m3 bùn dưới đáy sông Sài Gòn để đạt độ sâu âm 12-13m.

Để dìm hầm đúng vị trí dưới đáy sông, nhà thầu áp dụng định luật Archimedes bằng cách bơm nước vào hầm để đưa hầm đang nổi trên sông từ từ hạ xuống đáy sông và sử dụng hệ thống GPS (định vị toàn cầu) để xác định chính xác vị trí lắp đặt đốt hầm. Đồng thời mỗi đốt hầm được lắp đặt hai tháp định vị cao 26m để khi hầm dìm sâu dưới đáy sông thì tháp định vị vẫn còn nhô cao trên mặt nước vài mét. Theo đó, công nhân sẽ từ tháp định vị theo cầu thang xuống hầm dìm để làm việc.

Sau khi đặt hầm đúng vị trí, bên dưới đáy đốt hầm sẽ được bơm cát để đốt hầm nằm ổn định trên bệ cát và bên trên nóc đốt hầm dìm được phủ lớp cát dày 3m để an toàn cho đốt hầm dưới đáy sông, không bị phương tiện thủy bên trên va đập. Theo kế hoạch, đến cuối tháng 8-2010 hoàn thành lắp đặt toàn bộ bốn đốt hầm Thủ Thiêm...

Theo thiết kế, hầm Thủ Thiêm cho phép tất cả các loại xe lưu thông trong hầm, không hạn chế xe gắn máy. Tuy nhiên, việc cho phép loại xe nào lưu thông còn phải chờ Sở Giao thông vận tải TP xem xét và đề xuất UBND TP chấp thuận.

NGỌC ẨN - PHÚC HUY

source

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=366211&ChannelID=3

Xem kỹ thuật đặc biệt đánh chìm hầm dìm ở TP.HCM

- Lần đầu tiên, những hình ảnh về “hậu trường” việc đúc, lai dắt và nhấn chìm hầm dìm lớn nhất Đông Nam Á được tiết lộ với những tình tiết thú vị.

Các đốt hầm sẽ được tàu chuyên dụng lai dắt từ bãi đúc tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), cách vị trí nhấn chìm khoảng 22km theo thủy trình ra sông Nhà Bè, vào sông Sài Gòn và dừng lại tại ngã ba Đèn Đỏ (thuộc huyện Nhà Bè, TP.HCM).

Toàn cảnh "hậu trường" bể đúc các đốt hầm Thủ Thiêm. Ảnh: CTV

Hiếm có PV ảnh nào có thể chụp được những bức hình về công trường đúc hầm. Ảnh: CTV

Công nhân đang thực hiện giai đoạn lắp khung để chuẩn bị đổ bê tông. Ảnh: CTV

Bể đúc. Ảnh: CTV
Trước khi các đốt hầm được lai dắt ra vị trí đánh chìm, đơn vị thi công đã cho nạo vét lòng sông Sài Gòn, rà soát chướng ngại vật. Ảnh: CTV
Mô phỏng vị trí đánh chìm đốt hầm dìm Thủ Thiêm. Ảnh: CTV
Vị trí đánh chìm các đốt hầm. Ảnh: CTV
Sau khi đánh chìm, hầm Thủ Thiêm "yên vị" ở độ sâu 12m so với mặt nước hiện hữu sông Sài Gòn. Ảnh: CTV
Phối cảnh 3D khi hầm Thủ Thiêm được đưa vào sử dụng. Ảnh: CTV

Trước đó, đơn vị thi công đã vét sâu xuống lòng sông 9m chuẩn bị cho việc lai dắt. Hiện nay, thủy trình lai dắt đốt hầm dìm này được đội tuần tra liên tục dùng máy dò siêu âm để dò những chướng ngại vật dưới lòng sông.

“Ngày đẹp” được chọn để đánh chìm hầm dìm Thủ Thiêm đúng vào ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3). Đây quả là sự trùng hợp lý thú vì vào ngày này, dòng chảy trên đoạn sông đánh chìm hầm Thủ Thiêm đạt vận tốc thấp nhất.

Ông Vương Hồng Thanh, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP.HCM cho biết, đốt hầm sẽ được 4 tàu chuyên dụng móc vào 4 góc. Hai chiếc đầu có nhiệm vụ kéo, hai chiếc sau sẽ cố giữ cho hầm đi đúng hướng.

Thời gian lai dắt mỗi đốt hầm từ bể đúc (Nhơn Trạch, Đồng Nai) đến vị trí đánh chìm mất không dưới 8 giờ đồng hồ. Một lực lượng hùng hậu những người nhái chuyên thi công công trình dưới nước được huy động làm việc suốt 3 ngày đảm trách phần việc hỗ trợ đưa hầm dìm vào đúng vị trí.

Sau khi đánh chìm, hầm dìm Thủ Thiêm sẽ nằm ở độ sâu 12m so với đáy sông hiện hữu.

Với chiều dài 1.490m, trong đó phần hầm dìm dài 370m, công trình hầm Thủ Thiêm băng ngang sông Sài Gòn (nối bờ Q.1 và Q.2) hiện đang giữ kỷ lục là hầm dìm băng sông dài nhất Đông Nam Á.

Vy Anh
source
http://www.vietnamnet.vn/xahoi/201003/Hau-truong-danh-chim-ham-dim-dai-nhat-Dong-Nam-A-897236/

Xem kỹ thuật đặc biệt đánh chìm hầm dìm ở TP.HCM

Cập nhật lúc 07:25, Thứ Sáu, 05/03/2010 (GMT+7)

Chính trị - Xã hội

Thứ Hai, 08/03/2010, 10:17 (GMT+7)

Đốt hầm Thủ Thiêm đã xuống được 9 mét

TTO - Sáng nay (8-3), công tác dìm đốt hầm Thủ Thiêm đầu tiên đã được các kỹ sư nhà thầu Obayashi chuẩn bị ráo riết. Tại hiện trường, phóng viên Ngọc Ẩn cho biết, lúc 9g20, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đã đến tận công trường nơi dìm đốt hầm Thủ Thiêm để động viên các cán bộ, chuyên gia tham gia ê kíp thực hiện công việc dìm hầm. Mời bạn đọc theo dõi thông tin cập nhập liên tục trên Tuổi Trẻ Online.

>> Video clip: Hành trình lai dắt đốt hầm Thủ Thiêm

Đốt hầm tại vị trí khớp với đường dẫn phía Thủ Thiêm (Ảnh chụp lúc 9g50 ngày 8-3) - Ảnh: TTD

Cho tới khoảng 11g30 hôm nay, các kỹ sư của nhà thầu thi công tiếp tục quan trắc để cân chỉnh độ nghiêng của đốt hầm. Theo kỹ sư Hà Thanh Hải - kỹ sư chính phụ trách đoạn đầu hầm Thủ Thiêm, đơn vị thi công đang tiến hành bơm nước vào trong đốt hầm để điều chỉnh độ cân bằng của đốt hầm.

Dự kiến đến 14g chiều nay sẽ kết nối đốt hầm với đầu hầm Thủ Thiêm. Tốc độ dìm hiện nay là 0,31m/phút.

Đến 11g40, đốt hầm Thủ Thiêm đầu tiên đã xuống dưới mặt nước 9m. Theo đại diện nhà thầu Obayashi, đốt hầm Thủ Thiêm sẽ được thả xuống đáy sông Sài Gòn, cách mặt nước 24m. Khi đạt đến độ sâu này thì tháp định vị chỉ còn nổi trên mặt nước khoảng 11m (tháp định vị cao 26m, đốt hầm cao 9m).

Cho đến nay, việc dìm đốt hầm vẫn diễn ra bình thường.

Theo đại diện nhà thầu Obayashi, công tác chuẩn bị đã được thực hiện ngay từ 6g sáng nay và cho đến thời điểm này đã hạ đốt hầm xuống sâu được 3m nước, sau đó cân chỉnh và tiếp tục hạ đốt hầm thêm 3 m nữa.

Hiện nay, khoảng cách giữa đốt hầm và hầm dẫn còn 4m. Theo dự kiến, 14g chiều nay đốt hầm sẽ tiếp cận hầm dẫn. Sau đó, các kỹ sư và người nhái sẽ vào trong đốt hầm để kiểm tra lần cuối.

Sau khi đặt đốt hầm vào đường dẫn, nhà thầu sẽ kích hoạt roăn cao su kết nối giữa đường dẫn và đốt hầm. Sau đó, các nhóm thợ lặn sẽ xuống nước kiểm tra cao độ lần cuối. Khi ổn định sẽ thực hiện việc bơm cát vào bên dưới đốt hầm và sẽ thực hiện kéo dài đến 16g cùng ngày.

Đại diện nhà tư vấn cho biết, sẽ yêu cầu cán bộ giám sát chặt chẽ từ khâu thiết kế, kiểm tra roăn cao su ráp nối đốt hầm với đường dẫn thật sạch. Sau đó, sang ngày 9-3 sẽ kiểm tra lần cuối cùng.

Ông Lê Hoàng Quân - Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, với 3 đốt hầm còn lại sẽ thực hiện lai dắt và dìm từ nay đến tháng 6-2010. Tại địa điểm dìm hầm phải được nạo vét thật kỹ. Ông cũng yêu cầu nhà thầu, tư vấn giám sát không được chủ quan vì vẫn còn phải lai dắt và dìm 3 đốt hầm còn lại. Ông Lê Hoàng Quân cũng yêu cầu đơn vị thi công phải đảm bảo hoàn thành an toàn công trình cho đến khi thông xe.

* Tiếp tục cập nhật

Những hình ảnh mới nhất về đốt hầm đang được dìm:

Các kỹ sư trắc địa đang tính toán độ chìm của đốt hầm. Tính đến 10g sáng 8-3 đốt hầm đã chìm âm 2m (-2m) - Ảnh: TTD

Đốt hầm đang được dìm xuống trong khu vực nối với đường dẫn phía quận 2 (Ảnh chụp lúc 10g ngày 8-3) - Ảnh: TTD

Đốt hầm đầu tiên đang được dìm xuống sông Sài Gòn (Ảnh chụp lúc 9g) - Ảnh: TTD

Đốt hầm đang được dìm xuống nước gần phân nửa tháp định vị (Ảnh chụp lúc 9g30) - Ảnh: TTD
Đốt hầm tại vị trí khớp với đường dẫn phía Thủ Thiêm (Ảnh chụp lúc 9g50) - Ảnh: TTD

Người dân ấp Cây Bàng, phưởng Thủ Thiêm, Quận 2, ngồi uống cà phê xem đốt hầm từ từ dìm xuống sông Sài Gòn (Ảnh chụp lúc 9g45) - Ảnh: TTD

TTO

source

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=367144&ChannelID=3


Cận cảnh đốt hầm Thủ Thiêm dưới sông Sài Gòn

Đốt hầm Thủ Thiêm sáng nay đã nối thông với đường dẫn phía bờ quận 2 ở độ sâu hơn 20 m dưới sông Sài Gòn. Toàn bộ mặt trong hẩm khô ráo, nhiều người đã chui qua đốt hầm trong niềm vui sướng.
> 'Hầm Thủ Thiêm không thể nứt tiếp khi nằm dưới sông'/ Đốt hầm Thủ Thiêm được dìm xuống sông Sài Gòn

Đường dẫn hầm Thủ Thiêm phía bờ quận 2.
Đốt hầm Thủ Thiêm đang nằm lơ lửng cách đáy sông 1 m, được bơm nước để giữ cho ổn định. Trên mặt sông còn nổi lên hai tháp định vị, công nhân có thể lên xuống hầm thông qua ống màu xanh để làm việc.
Mỗi bên vách hầm đều có hai lối thoát hiểm rộng 2 m, trong đốt hầm cũng tương tự.
Phía bên trong đường dẫn.
Cuối đường dẫn tới đốt hầm. Sau đoạn cuối này là đốt hầm Thủ Thiêm đang dưới đáy sông Sài Gòn.
Cánh cửa "lịch sử" nối thông đường dẫn với đốt hầm Thủ Thiêm. Để mở cánh cửa này, các kỹ sư đã mất hơn 2 giờ. Tiếng hò reo vang dội khi cửa hầm được mở vào lúc 11h khuya hôm 9/3.
Sau khi qua cửa hầm, nhiều người ngỡ ngàng không tin mình đang đứng trong đốt hầm đang ở dưới đáy sông Sài Gòn.
Ron cao su nối đường dẫn với đốt hầm (màu đen ở giữa) có tuổi thọ 100 năm. Để nối đốt hầm với đường dẫn là một công đoạn cực kỳ khó khăn. Có hai chốt giữa đường dẫn và đốt hầm, khi lắp đặt phải khớp với nhau. Điều chỉnh đốt hầm lơ lửng dưới nước ép chặt, chính xác vào vị trí mà sai số chỉ được tối đa 4 mm là công việc phức tạp. Một sai sót nhỏ xảy ra ngay lập tức khóa sẽ gãy.
Nhưng công việc lắp đặt đã thành công. Sáng 10/3, nhiều người vui mừng khi đi vào bên trong đốt hầm thứ nhất. Bề mặt tường khô ráo dù hầm đã được ngâm dưới nước hơn 2 ngày, cho thấy các vết nứt đã được sửa chữa triệt để và không có hiện tượng thấm.
Một lối thoát hiểm bên vách hầm.

Kiên Cường

source

http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/03/3BA1983D/

Thứ Ba, 09/03/2010, 18:20 (GMT+7)

Đốt hầm Thủ Thiêm đầu tiên đã nối kết với hầm dẫn

TTO - Ngày 9-3, theo ông Lương Minh Phúc - giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây và môi trường nước TP.HCM, sau khi kiểm tra chất lượng kết nối hầm dẫn phía Thủ Thiêm (Q.2) với đốt hầm số 1 dài 92 m, các cơ quan chức năng đã khẳng định chất lượng đạt đúng yêu cầu kỹ thuật.

>> Dìm xong đốt hầm Thủ Thiêm đầu tiên
>>
Sắp tạm biệt 80 năm đi phà Thủ Thiêm
>> “Hộ tống” hầm Thủ Thiêm về sông Sài Gòn
>> Diễn tập lai dắt đốt hầm Thủ Thiêm về sông Sài Gòn

Mô hình đốt hầm đã được hạ xuống đúng vị trí nối với hầm dẫn.

Như vậy, đến nay đã hoàn thành tổng chiều dài đường hầm Thủ Thiêm là 1.212m, bao gồm hầm dẫn ở hai đầu phía Q.1 và Q.2 và đốt hầm số 1, trong tổng chiều dài đường hầm là 1.490 m. Theo kế hoạch từ đầu tháng 4 đến tháng 6-2010 sẽ lai dắt và lắp đặt các đốt hầm số 2, 3 và 4 (mỗi đốt hầm dài 92m) và đến tháng 8-2010 hợp long hầm Thủ Thiêm.

Tiếp đó, nhà thầu thi công sẽ còn lắp đặt hệ thống điện, thông gió, chiếu sáng công cộng, thoát nước, hệ thống điều khiển… và dự kiến đến tháng 2-2011 sẽ thông xe kỹ thuật hầm Thủ Thiêm.

N.ẨN

source

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=367380&ChannelID=3

- Đốt hầm số 1, công trình hầm dìm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn vừa được nối thông với đường dẫn phía quận 2 sau quá trình lai dắt và dìm thành công suốt 3 ngày qua.

Tin liên quan:

> Đội người nhái giám sát đốt hầm dìm đầu tiên

> Xem trực thăng hộ tống lai dắt hầm dìm Thủ Thiêm

Sáng ngày 10/3, BQL dự án Đại lộ Đông Tây đã tổ chức lễ kết nối đốt hầm số 1 với đường dẫn Thủ Thiêm phía quận 2. Đúng 7h30 phút đốt hầm số 1 được mở cửa, thông với đường dẫn phía quận 2.

Đến khoảng 8h, từ lối đi bên trong đường dẫn, các công nhân bắt đầu ra vào đốt hầm làm việc, hoàn thiện các công đoạn còn lại. Nơi các công nhân đứng, làm việc trong lòng đốt hầm số 1 - dưới đáy sông Sài Gòn cách mặt đất khoảng 19m.

Ông Lương Minh Phúc, GĐ BQL dự án Đại lộ Đông Tây cho biết công tác lai dắt, dìm và nối kết đốt hầm số 1 với đường dẫn diễn ra đúng kế hoạch. Mọi công đoạn từ lai dắt, dìm hầm đến kết nối với đường dẫn đều được tiến hành kỹ lưỡng, tỉ mỉ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thành công của hầm dìm.

Lối đi bên trong đốt hầm số 1 sau khi đốt hầm được dìm xuống đáy sông, cách mặt đất khoảng 19m. Ảnh: Thái Phương

Trước đó, ngày 7/3 đốt hầm số 1 nặng 27.000 tấn bắt đầu được lai dắt từ bể đúc Nhơn Trạch, Đồng Nai về khu vực Thủ Thiêm quận 1 sau 6 tiếng đồng hồ trên đoạn đường dài 22km. Quá trình lai dắt thành công, đến khoảng 7h30 ngày 8/3, đốt hầm bắt đầu được dìm xuống sông Sài Gòn. Suốt 16 tiếng đồng hồ đơn vị thi công tiến hành dìm hầm, đốt hầm đã nằm đúng vị trí dưới sông Sài Gòn, cách mặt đáy sông -3m và chuẩn bị kết nối với hầm đường dẫn phía Thủ Thiêm, quận 2.

Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá việc dìm đốt hầm đầu tiên sẽ là tiền đề quan trọng khi thực hiện các đốt hầm tiếp theo. “BQL dự án, nhà thầu cùng các đơn vị liên quan cần chuẩn bị kỹ càng, lên mọi phương án đảm bảo cho việc lai dắt, dìm và kết nối 3 đốt hầm còn lại an toàn, nhất là trong điều kiện mùa mưa sắp đến” - ông Quân chỉ đạo.

Trong hầm đường dẫn phía bờ Thủ Thiêm, quận 2 đã kết nối với đốt hầm số 1. Ảnh: Thái Phương

Sau khi kết nối đốt hầm đầu tiên với đường dẫn phía Thủ Thiêm, nhà thầu sẽ tiếp tục kiểm tra, hoàn thiện các công đoạn như bịt lối vào bên trong hầm trên nóc (tháo dỡ tháp định vị), tháo các thiết bị phụ trợ, chỉnh sửa chốt trượt đứng trong khi vận hành bơm cát…

Dự kiến các đốt hầm còn lại sẽ được tiến hành lai dắt và dìm vào tháng 4,5,6 năm 2010. Đến khoảng tháng 2/2011, BQL dự án sẽ tiến hành thông xe kỹ thuật sau khi hoàn tất mọi công tác lắp đặt thiết bị hệ thống thông gió, chiếu sáng, thoát nước… Toàn bộ dự án sẽ hoàn thành vào tháng 4/2011.

Hầm dìm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn, thuộc dự án Đại lộ Đông Tây có tổng chiều dài 1.490m gồm 3 đoạn: phần hầm dẫn phía bờ Q.1 dài 585m, phần hầm dẫn phía bờ Thủ Thiêm, Q.2 dài 535m và 370m hầm dìm dưới đáy sông Sài Gòn. Phần hầm dìm dưới đáy sông gồm 6 làn xe là công đoạn quan trọng nhất của gói thầu này. Mỗi đốt hầm dài 96m, cao 9m, rộng 33m, nặng 25.000 tấn. Khi hoàn thành hầm dìm Thủ Thiêm sẽ là hầm vượt sông dài nhất Đông Nam Á.

Hành trình đốt hầm dìm Thủ Thiêm từ bể đúc Nhơn Trạch, lai dắt và dìm xuống đáy sông Sài Gòn:

Từ bốn đốt hầm nặng tổng cộng 100.000 tấn được đúc tại bể đúc Nhơn Trạch, Đồng Nai. Ảnh: Thái Phương

Sau đó được kéo ra khỏi bể đúc, neo đậu trên sông Lòng Tàu, Nhà Bè chuẩn bị quá trình lai dắt về vị trí dìm ở Thủ Thiêm. Ảnh: Thái Phương

Hành trình kéo đốt hầm nặng 27.000 tấn trên quãng đường 22km suốt 6 tiếng đồng hồ. Ảnh: Thái Phương

Và được dìm xuống sông Sài Gòn trong suốt 16 tiếng đồng hồ. Ảnh: Thái Phương

Hiện đốt hầm đầu tiên đã được kết nối với đường dẫn bờ Thủ Thiêm ở quận 2. Mỗi bên đường dẫn sẽ có nóc vào hầm tương tự như thế này. Ảnh: Thái Phương

Bên cạnh 2 đường dẫn phía quận 1 và 2 là hai tòa tháp thông gió giúp điều khiển thông gió cho toàn bộ hầm Thủ Thiêm và quan sát lưu lượng xe cộ bằng hệ thống camera. Ảnh: Thái Phương

Bên trong đường dẫn hiện đơn vị thi công đã hoàn tất mọi công đoạn, sau khi hoàn thành sẽ có 6 làn xe chạy với vận tốc thiết kế 60km/h. Ảnh: Thái Phương

Sau khi dìm thành công, nhà thầu đã mở cửa nối thông đốt hầm số 1 với đường dẫn vào lúc 7h30 phút sáng nay (10/3). Các công nhân có thể qua lại làm việc từ đường dẫn vào đốt hầm số 1, cách mặt đất 19m thay vì đi trên tháp định vị. Ảnh: Thái Phương

15.jpg 5.jpg

Tháp định vị giúp công nhân ra vào đốt hầm số 1 làm việc (bên trái) và nhìn từ phía trong đốt hầm (bên phải) sẽ được đổ bê tông bịt kín sau khi nối thông đốt hầm này với đường dẫn. Ảnh: Thái Phương

Trong lòng đốt hầm số 1, các công nhân bắt đầu ngày làm việc sau lễ kết nối để hoàn thiện các công đoạn còn lại. Ảnh: Thái Phương

Bên trong đốt hầm số 1 có các khoang khổng lồ chứa nước giúp hầm không bị lơ lửng trong lòng sông. Sau đó nhà thầu sẽ hút nước trong các khoang ra và bơm bê tông vào tạo độ cân bằng giúp hầm nằm im dưới đáy sông trong quá trình hoàn thiện. Ảnh: Thái Phương

Đường dẫn phía bờ Thủ Thiêm quận 2 dài 535m. Ảnh: Thái Phương

Sẽ được kết nối với đường dẫn quận 1 dài 585m bằng 4 đốt hầm dìm nặng 100.000 tấn băng sông Sài Gòn. Ảnh: Thái Phương

  • Thái Phương
  • source
  • TP.HCM: Lọt vào đường hầm Thủ Thiêm nằm sâu 19m

    Cập nhật lúc 14:27, Thứ Tư, 10/03/2010 (GMT+7)
  • http://www.vietnamnet.vn/xahoi/201003/Da-ket-noi-dot-ham-Thu-Thiem-voi-duong-dan-quan-2-898100/