Ngoài ra nó còn được trang bị các loại tên lửa hành trình, các loại bom Mark 82, Mark 84, bom GATOR, CBU-97. Đặc biệt, bắt đầu từ năm 2009, B-2 được trang bị thêm loại vũ khí có sức công phá khủng khiếp nhất, MOP (The Massive Ordnance Penetrator) là một quả bom với trọng lượng 14 tấn, dùng để phá hủy những bunker kiên cố nhất nắm dưới lòng đất, còn được mệnh danh là “Mẹ của tất cả các loại bom” -“The Mother of All Bombs” (MOAB). (hình trên góc phải)
Nhiệm vụ chính của B-2 là thả bom, bên cạnh đó tự tin với khả năng không thể bị phát hiện, B-2 không được trang bị bất kỳ lại vũ khí không đối không nào. Thậm trí nó cũng không có các hệ thống phòng thủ như pháo sáng đánh lạc hướng tên lửa. Tuy vậy, trong lịch sử chưa từng có chiếc B-2 nào bị bắn hạ.
Các cuộc chiến và tương lai
B-2 bắt đầu tham chiến trong Chiến tranh Kosovo năm 1999. Chiếc B-2 là máy bay đầu tiên sử dụng Vũ khí tấn công JDAM trong chiến tranh. Từ đó, chiếc máy bay này đã hoạt động tại Afghanistan trong “Chiến dịch Tự do vĩnh viễn” và tại Iraq trong “Chiến dịch Tự do Iraq”.
Sau khi ném bom các mục tiêu tại Afghanistan, chiếc máy bay hạ cánh tại Diego Garcia, tái nạp nhiên liệu và thay thế phi hành đoàn cho phi vụ tiếp theo. Trong chiến dịch tại Iraq nó còn phải bay xa hơn bởi B-2 đóng tại căn cứ Diego Garcia.
Những phi vụ sau này ở Iraq diễn ra từ Căn cứ không quân Whiteman ở Missouri . Điều này khiến nhiều phi vụ kéo dài hơn 30 giờ và một phi vụ đã kéo dài hơn 50 giờ. Chiếc B-2 có tính năng tự động cao, không như những máy bay chiến đấu một người lái, một thành viên đội bay có thể ngủ, sử dụng toilet hay chuẩn bị bữa ăn nóng trong khi người kia điều khiển máy bay.
B-2 cũng đã được Mỹ dùng trong cuộc chiến Lybia cùng Liên quân NATO ủng hộ lực lượng nổi dậy Lybia năm 2011. Mới đây nhất, ngày 28/3, Mỹ đã điều 2 máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 Spirit tham gia vào cuộc tập trận chung với Hàn Quốc. Hai chiếc B-2 Spirit đã bay thẳng từ căn cứ không quân Whiteman tại bang Missouri qua quãng đường hơn 10.460 km đến quốc gia Đông Nam Á này.
Văn phòng kiểm kê chính cho biết “đây là dự án phát triển máy bay ném bom có chi phí hoạt động cao nhất, tính trên mỗi chiếc máy bay xuất xưởng”. Mỗi chiếc B-2 cần 119 giờ bảo trì (so với mức 53 giờ của “pháo đài bay” B-52) và tốn 3,4 triệu USD/tháng tiền chi phí bảo trì. Sở dĩ B-2 có mức phí cũng như thời gian bảo trì cao là do yêu cầu cần có nhà chứa đủ rộng cho chiếc máy bay có sải cánh đến 52,4 m này. Không những thế, nhà chứa phải đảm bảo các yêu cầu về nhiệt độ để bảo vệ lớp vỏ “tàng hình” của B-2. Theo báo cáo của GAO, Government Accountability Office, tổng chi phí cho mỗi chiếc B-2 tại thời điểm năm 1997 là 929 triệu USD. Đến năm 2004, Mỹ đã chi tổng cộng 44,75 tỷ USD (trị giá quy đổi năm 1997) cho dự án B-2. Chi phí này bao gồm phát triển, sản xuất, cơ sở vật chất và linh kiện dự trữ.
Mặc dù vậy, Chính phủ Mỹ vẫn không tiếc tiền đổ vào việc nghiên cứu các công nghệ mới trên B-2. Mới đây, một hợp đồng trị giá 500 triệu USD đã được Chính phủ Mỹ duyệt để phát triển hệ thống cơ sở mạng, các thiết bị điện tử và hệ thống radar trên B-2.
B-2 Spirits và F-22 Raptor bay đội hình trên không phận Guam
Hãng Northrop Grumman của Mỹ tuyên bố vừa thử nghiệm thành công hệ thống thông tin vệ tinh chống nhiễu mới (satcom) cho máy bay ném bom tàng hình B-2 Sripit để có được khả năng chống lại các hệ thống gây nhiễu và tác chiến điện tử của đối phương.
Theo hãng tin quốc phòng Anh (Jane), việc trình diễn khả năng chống nhiễu vệ tinh cho máy bay ném bom B-2 đi kèm với chiến lược “chống tiếp cận/khu vực cấm” (A2/AD) trước các mối đe dọa ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Hệ thống thông tin tần số cao giống như mạng vệ tinh AEHF thường được xem là “an toàn” hơn do được ứng dụng những công nghệ vi mạch thế hệ mới, các thành phần nhu liệu (software) tinh vi, cương liệu (hardware) nhỏ gọn hơn, cũng như những chùm tia phát xạ tín hiệu hẹp hơn.
Hãng Northrop Grumman đã tiến hành một thử nghiệm hệ thống thông tin vệ tinh AEHF trên một máy bay ném bom B-2 vào ngày
18/4/2013vừa qua. Trước đó, hãng này cũng đã đánh giá khả năng truyền phát và nhận tín hiệu của hệ thống radar AESA ở những góc quét khác nhau trong phòng thí nghiệm, trước khi được lặp đặt và thử nghiệm hoạt động trên máy bay ném bom B-2.
Hệ thống radar AESA được hy vọng sẽ giúp B-2 nhận các thông tin chiến trường với tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn đáng kể so với những hệ thống liên lạc vệ tinh quân sự hiện tại được được sử dụng trong quân đội Mỹ.
Với hệ thống thông tin vệ tinh chống nhiễu mới, dự kiến trong tương lai, sự nguy hiểm của loại máy bay ném bom tàng hình duy nhất đang hoạt động trên thế giới hiện nay sẽ trở nên ngày càng nguy hiểm hơn. Khả năng tàng hình cùng các hệ thống phụ như AEHF sẽ giúp B-2 có thể dễ dàng xâm nhập vào khu vực phòng thủ của quốc gia đối địch như Trung Quốc, thả bom phá hủy và nhanh chóng trở về căn cứ.
Hệ thống satcom sẽ cho phép máy bay ném bom tàng hình B-2 có thể hoạt động kết nối với mạng lưới vệ tinh tần số siêu cao tối tân (AEHF) của Không quân Mỹ (USAF). Mục đích của AEHF là để thay thế hàng loạt cho những vệ tinh quân sự Milstar mà Quân đội Mỹ đã triển khai từ những năm 1990 trên toàn cầu, bảo đảm khả năng chống bức xạ và gây nhiễu cho hệ thống thông tin quân sự của Quân đội Mỹ.